TIN TỨC-SỰ KIỆN

Rộng cửa cho xuất khẩu gạo

Ngày đăng: 08 | 01 | 2017

Sau khi quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo, với những tiêu chí gây cản trở hoạt động XK gạo được Bộ Công thương bãi bỏ, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp (DN) kỳ vọng hoạt động XK gạo sẽ khởi sắc hơn.

Với việc bỏ quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, các chuyên gia và doanh nghiệp hi vọng xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới sẽ khởi sắc hơn... Trong ảnh: gạo được doanh nghiệp tư nhân thu gom để xuất khẩu tại tỉnh Sóc Trăng

Theo các chuyên gia, muốn nâng giá trị hạt gạo VN, các DN phải cải thiện chất lượng và xây dựng thương hiệu gạo.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Lê Thị Tú Anh, chủ tịch HĐQT Công ty CP nông nghiệp GAP - chuyên sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gạo hữu cơ mang thương hiệu Ngọc Trai, cho biết với việc “cởi trói” của Bộ Công thương, nhiều DN sản xuất và XK gạo như trút được gánh lo.

“Do không đáp ứng được các tiêu chí về quy mô, vùng trồng, cơ sở xay xát... nên trước đây chúng tôi phải XK qua công ty ủy thác khiến chi phí bị đội lên, chưa kể nguy cơ bị mất khách hàng do phải chia sẻ thông tin với DN được ủy thác, trong khi việc tìm được khách hàng tốt rất khó khăn”, bà Tú Anh nói.

Ông Trần Ngọc Trung, tổng giám đốc Công ty CP Vinh Phát (TP.HCM), thừa nhận do những điều kiện xuất khẩu gạo mà thời gian qua nhiều DN nhỏ phải XK gạo thông qua một DN khác, thậm chí không thể XK, làm ảnh hưởng đến hoạt động XK gạo nói chung. “Với việc cởi trói này, ngành gạo sẽ cạnh tranh hơn, các DN sẽ tích cực hơn trong việc tìm kiếm thị trường để XK gạo”, ông Trung khẳng định.

Theo ông Huỳnh Thế Năng, chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA), không những DN nhỏ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi mà chính các DN lớn cũng gặp khó với quy hoạch thương nhân XK gạo, do phải đầu tư nhiều hơn vào kho bãi, nhà máy xay xát và vùng nguyên liệu thay vì chỉ tập trung cho mở rộng thị trường. “Với tình hình XK gạo ngày càng khó khăn, việc mở cửa cho các DN có điều kiện tham gia XK là cần thiết”, ông Năng khẳng định.

Tuy nhiên, theo TS Trần Công Thắng, phó viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược NN&PTNT, việc bỏ quy hoạch thương nhân XK gạo chỉ mới tháo gỡ một phần các thủ tục hành chính gây khó cho DN, cần tiếp tục rà soát loại bỏ các điều kiện gây cản trở hoạt động XK gạo, đặc biệt là nghị định 109 về điều kiện kinh doanh XK gạo.

Cùng quan điểm, ông Huỳnh Thế Năng cho rằng cần loại bỏ một số quyền hạn của VFA (như cấp phép đăng ký XK gạo, ban hành giá sàn XK...), do hợp đồng Chính phủ đã giảm mạnh và xu hướng tự do hóa thương mại gạo giữa các quốc gia đang diễn ra mạnh mẽ.

Dù đánh giá cao việc bãi bỏ quy hoạch thương nhân XK gạo, nhưng GS Võ Tòng Xuân cho rằng đây chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa đủ, mà đòi hỏi các DN phải chú trọng hơn nữa chất lượng, tập trung đầu tư vào vùng nguyên liệu, nâng chất hạt gạo thay vì đi thu mua hàng chất lượng thấp, chèn ép giá với nông dân để có lời như trước đây.

Dẫn câu chuyện Campuchia thành lập cả một hội đồng quốc gia để phát triển thương hiệu gạo, GS Xuân cho rằng Campuchia làm thương hiệu gạo đồng bộ và bài bản từ khâu chọn giống lúa, lên kế hoạch gieo trồng, sản xuất, chế biến đến làm thị 
trường, quảng bá...

“Nông dân Campuchia chỉ gieo trồng một vụ/năm, sản lượng thấp hơn nhưng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay bón phân nên chất lượng cao, giá tốt hơn. Trong khi DN và nông dân tại VN mạnh ai nấy làm, thích trồng giống ngắn ngày, có năng suất cao, bón phân nhiều nên chỉ bán được cho mấy thị trường dễ tính với giá gạo thấp” - GS Xuân nói.

Bộ Công thương vừa ban hành quyết định bãi bỏ quy hoạch thương nhân kinh doanh XK gạo (theo quyết định số 6139/QĐ-BCT). Theo đó, các tiêu chí và điều kiện kinh doanh XK gạo như khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối XK gạo, các tiêu chí về kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo, thành tích xuất khẩu gạo... sẽ không còn giá trị.

Theo Bộ Công thương, việc bãi bỏ các tiêu chí, điều kiện này nhằm đảm bảo tính minh bạch của môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN yên tâm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh XK gạo, góp phần thúc đẩy XK gạo và tăng cường tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho nông dân.

Theo Tuổi trẻ

NỘI DUNG KHÁC

Có 4 nút thắt trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

17-2-2017

Ngày 16/02/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Long An – ông Trần Văn Cần chỉ đạo về việc thực hiện Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Nông sản ế do thiếu chính sách đòn bẩy hỗ trợ nông dân?

27-2-2017

Trò chuyện với phóng viên Báo NTNN, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT) đã đề xuất một số giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng hàng nông sản cung cầu lệch pha, giá cả trồi sụt, nông sản ế ẩm thời gian qua.

Thể chế “trói chân” ngành nông nghiệp

3-4-2017

Một điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược phát PTNNNT (Ipsard) cho thấy, có đến 40% DN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trả lời rằng, việc “loại bỏ hoặc hạn chế thủ tục quan liêu” trong đối xử với DN là quan trọng nhất để giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh.

Nâng hạn điền có phải là chìa khóa vạn năng?

3-4-2017

Nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, việc nâng hạn điền, tích tụ ruộng đất phải làm rất thận trọng, nếu không sẽ khiến nông dân rơi vào cảnh bần cùng hóa.

Ông giáo bỏ nghề, lập công ty sản xuất 14 loại cà phê chất lượng

3-4-2017

Với việc tự tạo ra quy trình trồng - chế biến - phân phối khép kín, ông Ngô Tấn Giác ở Gia Lai đã đưa 14 loại cà phê ra thị trường trong và ngoài nước dưới thương hiệu Cà phê Thu Hà.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Chưa tương xứng tiềm năng

1-4-2017

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, con số dưới 1% đầu tư của doanh nghiệp (DN) vào nông nghiệp, nông thôn thể hiện sự hạn chế, thiếu ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng, cũng như nhu cầu phát triển của ngành.

Hà Lan và Việt Nam sẽ ký nghị định thư hợp tác về an toàn thực phẩm

24-3-2017

Hà Lan cũng đóng góp nhiều vào các hợp đồng cam kết vào việc xây dựng và quản trị chỉ số thủy sản. Trong đó, Hà Lan và Việt Nam sẽ ký một nghị định thư tăng cường hợp tác về an toàn thực phẩm.

Nông dân lo không có cơ hội “chạm tay” vào gói 100.000 tỷ

31-3-2017

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành ngân hàng (NH) dành gói tín dụng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nhiều NH đã nhanh chóng tuyên bố tham gia với những khoản cho vay hàng ngàn tỷ đồng. Dẫu vậy, nhiều nông dân đều cho rằng mình không có cơ hội “chạm tay vào vốn”.

Mở rộng hạn điền: Tích tụ không tước đoạt

30-3-2017

Bước qua ám ảnh quá khứ, mở rộng hạn điền làm dấy lên niềm tin về một cuộc đổi mới đất đai lần thứ tư. Nhưng bước qua không có nghĩa là quên. Trong công cuộc đó, người nông dân ở đâu? Làm sao để tích tụ đừng đi liền với tước đoạt?

Định hướng giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

7-3-2017

Nhằm thu thập ý kiến của các doanh nghiệp để đề xuất thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại Việt Nam, ngày 06/3 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) phối hợp với Câu Lạc Bộ Nông nghiệp Công nghệ cao (DAA) tổ chức hội thảo “Định hướng giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam”.

Mở rộng hạn điền: Bước tiến dài trong đổi mới

20-3-2017

Quyết định mở rộng hạn điền, tháo bỏ tư duy bình quân đất đai trên mỗi nhân khẩu là một bước tiến dài, là tư duy tiến bộ theo đúng tinh thần đổi mới đất nước.

Mở rộng hạn điền: Gỡ những nút thắt ở chuyện “nới diện tích"

17-3-2017

Mở rộng hạn điền là một chủ trương đúng hướng nhằm khơi thông con đường lúa gạo Việt Nam. Nhưng cần đưa vào luật “cấm” tích tụ đất để phát canh thu tô, hoặc đầu cơ mua đất bảo toàn vốn.