TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hà Lan và Việt Nam sẽ ký nghị định thư hợp tác về an toàn thực phẩm

Ngày đăng: 24 | 03 | 2017

Hà Lan cũng đóng góp nhiều vào các hợp đồng cam kết vào việc xây dựng và quản trị chỉ số thủy sản. Trong đó, Hà Lan và Việt Nam sẽ ký một nghị định thư tăng cường hợp tác về an toàn thực phẩm.

Chiều 23/3, Bà Sonnema, Thứ trưởng Nông nghiệp Hà Lan cho biết, đã có 49 hợp đồng cam kết đã được ký kết tại hội nghị khu vực an ninh lương thực. Đây là kết quả sau 2 ngày làm việc tích cực của các đại biểu. 

Thứ trưởng Nông nghiệp Hà Lan, bà Sonnema phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thành Trung/BNEWS/TTXVN.

Theo bà Sonnema, Hà Lan cũng đóng góp nhiều vào các hợp đồng cam kết đã ký. Cụ thể, có 3 hợp đồng lớn như cam kết đầu tư 150.000 Euro vào việc xây dựng và quản trị chỉ số thủy sản, thông qua đó khuyến khích, hỗ trợ các công ty thủy sản lớn tại châu Á, hướng tới tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản. 

Hợp đồng thứ 2, sẽ thực hiện một dự án tại Việt Nam về giảm tổn thất sau thu hoạch. Và cuối cùng Hà Lan và Việt Nam sẽ ký một nghị định thư tăng cường hợp tác về an toàn thực phẩm. Bà Sonnema cũng hy vọng các bên sẽ đạt được mục tiêu của mình và triển khai tốt các hợp đồng cam kết đã ký. 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau 2 ngày làm việc tích cực, hội nghị đã bàn thảo nhiều vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để vượt qua các thách thức, cùng nhau hợp tác phát triển để tạo dựng một nền nông nghiệp bền vững tiến tới nền nông nghiệp thông minh, chất lượng cao, đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

“Tôi hiểu rằng đây là điểm khởi đầu tốt cho các hợp tác của chúng ta trong tưong lai. Bởi chỉ có sự hợp tác chặt chẽ, sự chia sẻ chân thành thì các mục tiêu của chúng ta đặt ra cho một nền nông nghiệp thông minh mới có thể đạt được kết quả tốt nhất. ” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng tin tưởng các kết quả đạt được của hội nghị cũng là căn cứ quan trọng để Việt Nam tham khảo, trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Việt Nam.

Theo TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

Nông dân lo không có cơ hội “chạm tay” vào gói 100.000 tỷ

31-3-2017

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành ngân hàng (NH) dành gói tín dụng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nhiều NH đã nhanh chóng tuyên bố tham gia với những khoản cho vay hàng ngàn tỷ đồng. Dẫu vậy, nhiều nông dân đều cho rằng mình không có cơ hội “chạm tay vào vốn”.

Mở rộng hạn điền: Tích tụ không tước đoạt

30-3-2017

Bước qua ám ảnh quá khứ, mở rộng hạn điền làm dấy lên niềm tin về một cuộc đổi mới đất đai lần thứ tư. Nhưng bước qua không có nghĩa là quên. Trong công cuộc đó, người nông dân ở đâu? Làm sao để tích tụ đừng đi liền với tước đoạt?

Định hướng giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

7-3-2017

Nhằm thu thập ý kiến của các doanh nghiệp để đề xuất thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại Việt Nam, ngày 06/3 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) phối hợp với Câu Lạc Bộ Nông nghiệp Công nghệ cao (DAA) tổ chức hội thảo “Định hướng giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam”.

Mở rộng hạn điền: Bước tiến dài trong đổi mới

20-3-2017

Quyết định mở rộng hạn điền, tháo bỏ tư duy bình quân đất đai trên mỗi nhân khẩu là một bước tiến dài, là tư duy tiến bộ theo đúng tinh thần đổi mới đất nước.

Mở rộng hạn điền: Gỡ những nút thắt ở chuyện “nới diện tích"

17-3-2017

Mở rộng hạn điền là một chủ trương đúng hướng nhằm khơi thông con đường lúa gạo Việt Nam. Nhưng cần đưa vào luật “cấm” tích tụ đất để phát canh thu tô, hoặc đầu cơ mua đất bảo toàn vốn.

Cuộc cách mạng mới của nông nghiệp Việt Nam (P2): Mở rộng hạn điền: Khởi động cuộc đổi mới đất đai lần thứ tư

29-3-2017

Người nông dân có lúc bơ vơ trên chính thửa ruộng của mình nhưng khi đẩy mạnh mô hình hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, người nông dân sẽ có cơ hội đổi mới chính mình. Mở rộng hạn điền lần này có thể coi là cuộc đổi mới đất đai lần thứ 4. Các diễn giả chia sẻ tại bàn tròn phần 2, chuyên mục Góc nhìn thẳng.

Cuộc cách mạng mới của nông nghiệp Việt Nam (P1): Mở rộng hạn điền: Hãy bước qua ám ảnh quá khứ

28-3-2017

Nhiều mô hình tích tụ đất đai đã thành công, doanh nghiệp có lợi nhuận cao, nông dân phấn khởi. Sự năng động đó đã gia tăng niềm tin vào chủ trương mở rộng hạn điền, đẩy lùi nỗi ám ảnh quá khứ về bần cùng hoá nông dân, hình thành địa chủ mới. Các diễn giả chia sẻ tại Góc nhìn thẳng.

Tích tụ ruộng đất nhưng không để nông dân chịu thiệt

25-3-2017

Mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất là hướng đi đúng giúp đổi mới phương thức sản xuất thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và thương hiệu. Thế nhưng, một số chuyên gia kinh tế đã lên tiếng cảnh báo, nếu làm không khéo rất có thể xảy ra tình trạng đất đai bị “đại gia” thao túng.

Nông dân làm lúa gạo không thể “tự bơi” trong cơ chế thị trường

27-3-2017

Người trồng lúa rất cần vai trò định hướng, dẫn dắt và thậm chí “cầm tay chỉ việc” của các cấp, các ngành trong cơ chế thị trường hiện nay.

Đào tạo nghề nông nghiệp sẽ gắn với thị trường

24-3-2017

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong thời gian tới sẽ gắn chặt với yếu tố thị trường, trong đó, một phần rất lớn trong công tác đào tạo nghề sẽ gắn với nông nghiệp công nghệ cao.

Gói 100.000 tỷ đồng: Mũi đột phá vào nông nghiệp, nông thôn

24-3-2017

Các bộ, ngành cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật về phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), coi đây là một đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Giữ đất lúa bao nhiêu?

23-3-2017

Theo tính toán của Bộ NN-PTNT, để đảm bảo an ninh lương thực đến năm 2030 diện tích đất lúa cả nước tối thiểu cần giữ là 3,2 triệu ha với diện tích gieo trồng 6 triệu ha và năng suất bình quân khoảng 6 tấn/ha.