TIN TỨC-SỰ KIỆN

Định hướng giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Ngày đăng: 07 | 03 | 2017

Nhằm thu thập ý kiến của các doanh nghiệp để đề xuất thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại Việt Nam, ngày 06/3 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) phối hợp với Câu Lạc Bộ Nông nghiệp Công nghệ cao (DAA) tổ chức hội thảo “Định hướng giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam”.

Quang cảnh Hội thảo (ảnh: AGROINFO)

Sau 5 năm triển khai Đề án Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao theo Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012, đến nay cả nước có 29 khu NNCNC đã đi vào hoạt động như mô hình rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh tại TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Lâm Đồng; sản xuất nấm tại Vĩnh Phúc; trồng chè tại Thái Nguyên...

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư rất khiêm tốn trên tổng số hàng nghìn DN nông nghiệp. Một trong những nguyên nhân chính là các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn để đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, trong khi nguồn vốn ưu đãi lại rất khó tiếp cận và NNCNC lại là lĩnh vực cần nhiều vốn và thời gian thu hồi lâu. 

TS Nguyễn Anh Phong (AGROINFO) trình bày tại Hội thảo (ảnh: AGROINFO)

Trong khuôn khổ Hội thảo, nhiều vấn đề và ý kiến đến từ các doanh nghiệp, khối ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước đã được tiếp nhận và tổng hợp về thực trạng phát triển NNCNC tại Việt Nam hiện nay đã được đưa ra như: Tín dụng và lãi suất vay vốn đầu tư dự án NNCNC; Xác định quy chuẩn và tiêu chí của doanh nghiệp NNCNC; Đất đai cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao; Các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư ứng dụng vào NNCNC…

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong Thông báo số 08/TB -VPCP ngày 06/01/2017 về các kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Xây dựng nền Công nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, cũng như trong phát biểu khởi động xây dựng khu NNCNC tại tỉnh Hà Nam vừa qua, đã nhấn mạnh dành gói tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho đâu tư NNCNC và giao Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế, bố trí ngân sách thực hiện.

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Mở rộng hạn điền: Bước tiến dài trong đổi mới

20-3-2017

Quyết định mở rộng hạn điền, tháo bỏ tư duy bình quân đất đai trên mỗi nhân khẩu là một bước tiến dài, là tư duy tiến bộ theo đúng tinh thần đổi mới đất nước.

Mở rộng hạn điền: Gỡ những nút thắt ở chuyện “nới diện tích"

17-3-2017

Mở rộng hạn điền là một chủ trương đúng hướng nhằm khơi thông con đường lúa gạo Việt Nam. Nhưng cần đưa vào luật “cấm” tích tụ đất để phát canh thu tô, hoặc đầu cơ mua đất bảo toàn vốn.

Cuộc cách mạng mới của nông nghiệp Việt Nam (P2): Mở rộng hạn điền: Khởi động cuộc đổi mới đất đai lần thứ tư

29-3-2017

Người nông dân có lúc bơ vơ trên chính thửa ruộng của mình nhưng khi đẩy mạnh mô hình hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, người nông dân sẽ có cơ hội đổi mới chính mình. Mở rộng hạn điền lần này có thể coi là cuộc đổi mới đất đai lần thứ 4. Các diễn giả chia sẻ tại bàn tròn phần 2, chuyên mục Góc nhìn thẳng.

Cuộc cách mạng mới của nông nghiệp Việt Nam (P1): Mở rộng hạn điền: Hãy bước qua ám ảnh quá khứ

28-3-2017

Nhiều mô hình tích tụ đất đai đã thành công, doanh nghiệp có lợi nhuận cao, nông dân phấn khởi. Sự năng động đó đã gia tăng niềm tin vào chủ trương mở rộng hạn điền, đẩy lùi nỗi ám ảnh quá khứ về bần cùng hoá nông dân, hình thành địa chủ mới. Các diễn giả chia sẻ tại Góc nhìn thẳng.

Tích tụ ruộng đất nhưng không để nông dân chịu thiệt

25-3-2017

Mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất là hướng đi đúng giúp đổi mới phương thức sản xuất thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và thương hiệu. Thế nhưng, một số chuyên gia kinh tế đã lên tiếng cảnh báo, nếu làm không khéo rất có thể xảy ra tình trạng đất đai bị “đại gia” thao túng.

Nông dân làm lúa gạo không thể “tự bơi” trong cơ chế thị trường

27-3-2017

Người trồng lúa rất cần vai trò định hướng, dẫn dắt và thậm chí “cầm tay chỉ việc” của các cấp, các ngành trong cơ chế thị trường hiện nay.

Đào tạo nghề nông nghiệp sẽ gắn với thị trường

24-3-2017

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong thời gian tới sẽ gắn chặt với yếu tố thị trường, trong đó, một phần rất lớn trong công tác đào tạo nghề sẽ gắn với nông nghiệp công nghệ cao.

Gói 100.000 tỷ đồng: Mũi đột phá vào nông nghiệp, nông thôn

24-3-2017

Các bộ, ngành cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật về phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), coi đây là một đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Giữ đất lúa bao nhiêu?

23-3-2017

Theo tính toán của Bộ NN-PTNT, để đảm bảo an ninh lương thực đến năm 2030 diện tích đất lúa cả nước tối thiểu cần giữ là 3,2 triệu ha với diện tích gieo trồng 6 triệu ha và năng suất bình quân khoảng 6 tấn/ha.

“Chính sách đủ tốt thì nông nghiệp sẽ phát triển mạnh”

22-3-2017

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hồ Xuân Hùng nhìn nhận về ngành nông nghiệp khi hạn điền được nới rộng...

Nới rộng hạn điền, gỡ nút thắt lớn cho ngành nông nghiệp phát triển

15-3-2017

Sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi chính sách đất đai theo hướng tạo điều kiện cho tích tụ, mở rộng hạn điền, là rất kịp thời và đúng đắn. Nghị quyết này chắc chắn sẽ mở đường cho ngành nông nghiệp phát triển vượt bậc.

Tái phân bổ đất lâm trường: Cần có sự tham gia đầy đủ và thật sự của người dân

13-3-2017

Từng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành nông - lâm nghiệp (NLN) cũng như đảm bảo an ninh quốc gia nhưng trong quá trình chuyển đổi, do sự yếu kém về trình độ quản lý, tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường đã khiến các công ty NLN hoạt động kém hiệu quả, có nhiều đơn vị thua lỗ. Trong khi đó, người dân sống ở khu vực gần rừng do các công ty NLN quản lý lại đang thiếu đất sản xuất.