TIN TỨC-SỰ KIỆN

Có 4 nút thắt trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ngày đăng: 17 | 02 | 2017

Ngày 16/02/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Long An – ông Trần Văn Cần chỉ đạo về việc thực hiện Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương chuẩn bị nội dung, báo cáo UBND tỉnh tổ chức Hội nghị vào cuối tháng 02/2017, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình, phân tích rõ nguyên nhân của những mặt làm được, chưa được và đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đảm bảo trong quý I/2017 các nội dung thực hiện Chương trình phải đến được người dân trong vùng dự án, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người dân đối với việc thực hiện Chương trình này gắn với việc đẩy mạnh hợp tác, liên kết 4 nhà nhằm phát huy tối ưu hiệu quả Chương trình.

Theo nhận định của TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện chiến lược Chính sách phát triển nông nghiệp, nhà đầu tư hiện không chỉ quan tâm tới chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho họ, mà còn quan tâm đến việc liệu chính sách có lâu dài và nằm trong quy hoạch rõ ràng ổn định hay không.

Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết, hiện nay nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn ít, ước tính chỉ chiếm khoảng 6% trên tổng vốn đầu tư của cả nền kinh tế. Qua kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy có đến 63% DN phản ánh khó khăn về tiếp cận đất đai và 46% DN còn lại phản ánh là rất khó khăn; 70% DN gặp khó khăn về tiếp cận tín dụng; 82,5% DN chưa tiếp cận được bảo hiểm trong nông nghiệp và 77% DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách về khoa học công nghệ…

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn đánh giá, có 4 nút thắt trong tiến trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đó là:

Thứ nhất, về đất đai trong SX nông nghiệp công nghệ cao cần diện tích lớn và thời hạn sử dụng đất lâu dài để thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo đồng bộ của sản phẩm trên diện rộng và nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay đất SX đang thuộc quyền sử dụng của người dân, mỗi hộ một diện tích nhỏ, manh mún và không đồng đều. Vì vậy, sẽ tạo cho DN nhiều cản trở trong việc tích tụ diện tích đất để SX lớn, còn người dân không muốn rời bỏ đất đai vốn là tài sản lớn nhất của mình và tập quán canh tác đã hình thành từ lâu đời.

Thứ hai , tuổi thọ chính sách. Điều quan trọng, theo giới chuyên gia nhà đầu tư không chỉ trông chờ vào những chính sách ưu đãi Nhà nước dành cho họ, mà còn quan tâm đến tuổi thọ của các chính sách có lâu dài và nằm trong quy hoạch rõ ràng, ổn định. Bởi lẽ, trên thực tế mặc dù Nhà nước đã ban hành không ít chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển nông nghiệp nhưng chính sách vừa được ban hành thì đã thay đổi, chính điều này khiến cho DN gặp không ít khó khăn.

Thứ ba là, về công nghệ, các DN muốn đầu tư vào nông nghiệp vì thấy có nhiều tiềm năng nhưng do không chủ động nắm bắt, triển khai và thích nghi được công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao cùng với những trang thiết bị liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao bởi đặc tính luôn thay đổi của công nghệ.

Thứ tư là, vấn đề liên kết giữa người SX với người nông dân. Hiện tại, mặc dù đã có một số mô hình DN liên kết, hợp tác với nông dân bao tiêu sản phẩm. Như mô hình liên kết của chuỗi hệ thống rau sạch Vineco, hay mô hình liên kết của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn… Tuy nhiên, mô hình thành công này mới chỉ "đếm trên đầu ngón tay".

Đáng chú ý là, một số DN chia sẻ, thời gian qua đã có nhiều chính sách ưu đãi tín dụng hay lãi suất dành cho DN và nông dân được ban hành nhưng thực tế, người cần vốn đã không thể tiếp cận được.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

NỘI DUNG KHÁC

Nông sản ế do thiếu chính sách đòn bẩy hỗ trợ nông dân?

27-2-2017

Trò chuyện với phóng viên Báo NTNN, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT) đã đề xuất một số giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng hàng nông sản cung cầu lệch pha, giá cả trồi sụt, nông sản ế ẩm thời gian qua.

Thể chế “trói chân” ngành nông nghiệp

3-4-2017

Một điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược phát PTNNNT (Ipsard) cho thấy, có đến 40% DN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trả lời rằng, việc “loại bỏ hoặc hạn chế thủ tục quan liêu” trong đối xử với DN là quan trọng nhất để giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh.

Nâng hạn điền có phải là chìa khóa vạn năng?

3-4-2017

Nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, việc nâng hạn điền, tích tụ ruộng đất phải làm rất thận trọng, nếu không sẽ khiến nông dân rơi vào cảnh bần cùng hóa.

Ông giáo bỏ nghề, lập công ty sản xuất 14 loại cà phê chất lượng

3-4-2017

Với việc tự tạo ra quy trình trồng - chế biến - phân phối khép kín, ông Ngô Tấn Giác ở Gia Lai đã đưa 14 loại cà phê ra thị trường trong và ngoài nước dưới thương hiệu Cà phê Thu Hà.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Chưa tương xứng tiềm năng

1-4-2017

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, con số dưới 1% đầu tư của doanh nghiệp (DN) vào nông nghiệp, nông thôn thể hiện sự hạn chế, thiếu ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng, cũng như nhu cầu phát triển của ngành.

Hà Lan và Việt Nam sẽ ký nghị định thư hợp tác về an toàn thực phẩm

24-3-2017

Hà Lan cũng đóng góp nhiều vào các hợp đồng cam kết vào việc xây dựng và quản trị chỉ số thủy sản. Trong đó, Hà Lan và Việt Nam sẽ ký một nghị định thư tăng cường hợp tác về an toàn thực phẩm.

Nông dân lo không có cơ hội “chạm tay” vào gói 100.000 tỷ

31-3-2017

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành ngân hàng (NH) dành gói tín dụng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nhiều NH đã nhanh chóng tuyên bố tham gia với những khoản cho vay hàng ngàn tỷ đồng. Dẫu vậy, nhiều nông dân đều cho rằng mình không có cơ hội “chạm tay vào vốn”.

Mở rộng hạn điền: Tích tụ không tước đoạt

30-3-2017

Bước qua ám ảnh quá khứ, mở rộng hạn điền làm dấy lên niềm tin về một cuộc đổi mới đất đai lần thứ tư. Nhưng bước qua không có nghĩa là quên. Trong công cuộc đó, người nông dân ở đâu? Làm sao để tích tụ đừng đi liền với tước đoạt?

Định hướng giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

7-3-2017

Nhằm thu thập ý kiến của các doanh nghiệp để đề xuất thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại Việt Nam, ngày 06/3 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) phối hợp với Câu Lạc Bộ Nông nghiệp Công nghệ cao (DAA) tổ chức hội thảo “Định hướng giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam”.

Mở rộng hạn điền: Bước tiến dài trong đổi mới

20-3-2017

Quyết định mở rộng hạn điền, tháo bỏ tư duy bình quân đất đai trên mỗi nhân khẩu là một bước tiến dài, là tư duy tiến bộ theo đúng tinh thần đổi mới đất nước.

Mở rộng hạn điền: Gỡ những nút thắt ở chuyện “nới diện tích"

17-3-2017

Mở rộng hạn điền là một chủ trương đúng hướng nhằm khơi thông con đường lúa gạo Việt Nam. Nhưng cần đưa vào luật “cấm” tích tụ đất để phát canh thu tô, hoặc đầu cơ mua đất bảo toàn vốn.

Cuộc cách mạng mới của nông nghiệp Việt Nam (P2): Mở rộng hạn điền: Khởi động cuộc đổi mới đất đai lần thứ tư

29-3-2017

Người nông dân có lúc bơ vơ trên chính thửa ruộng của mình nhưng khi đẩy mạnh mô hình hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, người nông dân sẽ có cơ hội đổi mới chính mình. Mở rộng hạn điền lần này có thể coi là cuộc đổi mới đất đai lần thứ 4. Các diễn giả chia sẻ tại bàn tròn phần 2, chuyên mục Góc nhìn thẳng.