TIN TỨC-SỰ KIỆN

Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi gặp khó vì cơ quan quản lý phân biệt đối xử

Ngày đăng: 12 | 12 | 2016

DN thức ăn chăn nuôi VN không thua kém các DN nước ngoài cả về công nghệ lẫn chiến lược thị trường mà cái kém của họ chính là việc khó tiếp cận với các chính sách ưu đãi của nhà nước trong lĩnh vực này.

Thức ăn chăn nuôi chiếm phần lớn tỉ trọng cấu thành giá thành sản phẩm cá tra. 

tổng số gần 200 DN sản xuất thức ăn nhưng DN Việt chỉ sở hữu các nhà máy có sản lượng nhỏ, dưới 50.000 tấn/năm. Thế nhưng, dù chỉ có 15 DN FDI và liên doanh, nhưng những đơn vị này sở hữu tới 44 nhà máy, sản xuất trên 7,15 triệu tấn thức ăn hỗn hợp quy đổi và chiếm tới 56,2% thị phần cả nước. DN nội chật vật xin giấy phép

Là một DN có quy mô và thâm niên trong ngành chăn nuôi, nhưng ông Nguyễn Quang Minh – Giám đốc Cty CP Quang Minh đang tỏ ra nản trí bởi những chính sách thiếu nhất quán và có sự phân biệt đối xử giữa DN nội và ngoại của cơ quan quản lý nhà nước.

Ông Minh đơn cử, trong việc xin giấy phép kinh doanh, mặc dù, đến nay, nhà máy đã xây xong 6 tháng nhưng DN ông vẫn “chật vật” chưa xin được giấy phép kinh doanh. Hay trong lĩnh vực xin cấp phép cho dòng sản phẩm mới cũng vậy, Quang Minh phải tốn rất nhiều thời gian và tâm lực mới được cấp phép. Trong khi đó, đối với DN ngoại, dường như họ được ưu ái quá nhiều trong lĩnh vực này từ việc xin giấy phép đầu tư đến việc sản xuất các dòng sản phẩm.

Trên thực tế, tất cả các nước đều đưa mặt hàng thức ăn chăn nuôi vào dạng có điều kiện quản lý nghiêm ngặt.”

Khó khăn về việc xin giấy phép có lẽ chỉ là một trong số nhiều những khó khăn mà DN đang gặp phải. Tiếp nối câu chuyện, ông Minh cũng cho rằng, DN ông cũng thường xuyên phải đón tiếp các đoàn thanh kiểm tra về vấn đề môi trường. Đơn cử DN thay đổi công suất nồi hơi từ 2 tấn lên 3 tấn chưa kịp xin phép đã bị cơ quan quản lý nhà nước “sờ gáy” với mức dự thảo phạt lên tới 200 triệu. Như vậy, “một trang trại nuôi nhỏ mà dự thảo mức phạt luôn tính tới tiền trăm thậm chí tiền tỷ, vậy, DN có lời lãi đầu để tái đầu tư sản xuất” – ông Minh đặt câu hỏi.

Còn theo ông Nguyễn Hữu Dũng – Giám đốc Cty TNHH Dịch vụ Thủy sản VPS, thông thường Cty C.P VN (một DN FDI), chính sách của họ là bán chịu thức ăn chăn nuôi cá cho người nông dân từ 3-5% giá trị thức ăn, tích lũy sang mùa sau. Sau 10 mùa như vậy thì họ mới đòi, lúc đó tiền nợ gối đầu của nông dân dồn lên mức cao, không ít nông dân chỉ còn nước đưa ao nuôi và cá cho họ. Như vậy, nông dân từ ông chủ thành người làm thuê. Những chuyện này không ai nói đến và cũng không có cơ quan nào can thiệp?.

Cũng theo ông Dũng, thực tế, C.P đã có khoảng vài trăm ha nuôi cá tra theo hình thức như trên. Còn nếu tính cả diện tích họ bán thức ăn cho dân nuôi thì không thể thống kê hết được. Bên cạnh đó, các DN FDI này do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý, Bộ NN – PTNT chỉ quản lý về mặt chất lượng theo đăng ký về thành phần các chất trong TACN. Đơn cử, về tỷ lệ đạm, nếu kiểm tra thì vẫn đúng như đăng ký nhưng đạm đó là đạm gì và cá có hấp thụ được hay không thì không ai biết. Nếu là đạm vô cơ thì rẻ hơn rất nhiều so với đạm thực phẩm. Hậu quả là người nông dân chịu thiệt. Nếu quản lý chặt chẽ thì phải dùng thức ăn đó nuôi trên mẫu thí nghiệm và so sánh với nhau. “Rõ ràng, chính sách quản lý đối với DN FDI trong ngành TACN đang quá ưu ái cho họ” – ông Dũng khẳng định.

Theo Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN – PTNT, ông Nguyễn Xuân Dương, trên thực tế, tất cả các nước đều đưa mặt hàng thức ăn chăn nuôi vào dạng có điều kiện quản lý nghiêm ngặt và ở VN. Theo quy định thức ăn chăn nuôi cũng thuộc danh mục sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Trong khi đó, đến nay, thị trường thức ăn chăn nuôi của chúng ta gần như buông lỏng với hàng ngàn dòng sản phẩm, trong đó, xuất hiện nhiều DNVVN thiếu tiềm lực tài chính và khoa học công nghệ. Vì vậy, thời gian tới, chính sách quản lý thức ăn chăn nuôi cần siết chặt để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư chân chính – ông Dương nhấn mạnh.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

NỘI DUNG KHÁC

12 nước và vùng lãnh thổ có chỉ đẫn địa lý thanh long Bình Thuận

14-12-2016

Đến nay, 12 nước và vùng lãnh thổ đã đồng ý bảo hộ chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể như: Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan, Đức, Nhật Bản...

Trên 42.300 ha lúa ở phía Bắc sản xuất theo “cánh đồng lớn”

14-12-2016

Không chỉ với cây lúa, nhiều loại cây trồng khác như ngô, rau đậu các loại cũng được sản xuất theo cánh đồng lớn.

Đầu tư 50 triệu USD xây dựng “Thung lũng thực phẩm an toàn”

13-12-2016

Dự án “Thung lũng thực phẩm an toàn” được xây dựng nhằm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu thực phẩm sạch, an toàn và có truy xuất nguồn gốc theo dạng chăn nuôi khép kín từ giai đoạn con giống cho đến thành phẩm.

Trợ giá lưu giữ, sản xuất giống gốc giống thủy sản

15-12-2016

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định số 130/2013/NĐ-CP quyết định mức trợ giá, trợ cấp cho lưu giữ, sản xuất, cung ứng giống gốc giống thủy sản theo đúng thẩm quyền.

Người trồng cà phê tiếp tục “nuốt đắng”

15-12-2016

Ông Lương Văn Tự - Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) nhận định, sản lượng cà phê Việt Nam đã giảm trong vụ 2015-2016 và dự báo sẽ còn giảm đến 20% trong niên vụ 2016 - 2017 sắp tới, chỉ đạt khoảng 1,3 triệu tấn.

Xuất khẩu gạo giảm kỷ lục vì coi thường người tiêu dùng?

14-12-2016

Lần đầu tiên trong 10 năm qua, xuất khẩu gạo cả nước giảm xuống mức thấp kỷ lục. Có doanh nghiệp (DN) cả năm không xuất khẩu được hạt gạo nào.

Cà phê sẽ giảm giá sâu vào năm 2017?

15-12-2016

Theo Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp (Bộ NNPTNT), thị trường cà phê thế giới biến động giảm nhẹ trong tuần qua. So với cuối tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1.2017 giảm 6 USD/tấn xuống còn 2.026 USD/tấn.

Ngành cà phê Việt Nam đặt mục tiêu tăng 200% giá trị sản lượng vào năm 2030

13-12-2016

Hiện nay, cà phê Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu nhưng sản lượng chỉ bằng một nửa Brazil, quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê.

Nông - lâm - thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao

12-12-2016

Thị trường Trung Quốc rất “đỏng đảnh” với những chính sách khó hiểu, đã và đang gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Tạo đột phá từ ứng dụng khoa học công nghệ

10-12-2016

“Muốn tái cơ cấu nông nghiệp thành công phải thực hiện tốt 2 vấn đề quan trọng là khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất. Đồng thời, liên kết doanh nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, nói.

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô (Dự án VnSat)

9-11-2016

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô (Dự án VnSat)

Doanh nghiệp đồng hành cùng sản xuất nông nghiệp

14-12-2016

Để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp đòi hỏi phải có sự liên kết giữa nông dân và nông dân, nông dân và doanh nghiệp, phát triển chuỗi sản xuất nông sản với mối liên kết “bốn nhà”.