TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông - lâm - thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao

Ngày đăng: 12 | 12 | 2016

Thị trường Trung Quốc rất “đỏng đảnh” với những chính sách khó hiểu, đã và đang gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt.

Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu (NK) nông lâm thủy sản chính của Việt Nam, chiếm 20% giá trị xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản của toàn ngành. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc rất “đỏng đảnh” với những chính sách khó hiểu, đã và đang gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt.

Nông lâm thủy sản xuất sang Trung Quốc chịu nhiều rủi ro

Phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo Thị trường nông nghiệp và các hiệp hội ngành hàng diễn ra mới đây, ông Lê Văn Bảnh - Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối cho biết: Nhìn chung 10 tháng đầu năm 2016, XK của cả 3 nhóm hàng nông lâm thủy sản đều tăng so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam, chiếm 20% giá trị XK nông, lâm, thủy sản của toàn ngành. Đặc biệt các mặt hàng thủy sản sang Trung Quốc năm nay có sự gia tăng mạnh.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) - chia sẻ: Trong các mặt hàng thủy sản XK sang Trung Quốc, tăng mạnh nhất là tôm, đặc biệt là tôm sú. Hiện Trung Quốc đã vượt cả Hàn Quốc (đứng vị trí thứ 4) trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam.

Mặc dù Trung Quốc là thị trường NK nông lâm thủy sản chính của Việt Nam, nhưng tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng, thị phần của các sản phẩm chủ lực của Việt Nam tại thị trường này còn khá nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam và dung lượng thị trường. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn thực thi các chính sách thương mại nông sản đơn phương, duy trì thương mại nhà nước, bảo hộ cao đối với những mặt hàng nông sản kém cạnh tranh của nước này làm tăng rủi ro và chi phí cho các sản phẩm nông sản XK sang thị trường này.

Về thương mại biên giới, Trung Quốc thường xuyên áp dụng chính sách linh hoạt để điều chỉnh lượng hàng cũng như giá hàng XK của Việt Nam vào thị trường nước này nhằm hạn chế hay duy trì lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sao cho có lợi nhất cho phía Trung Quốc. Các biện pháp đó có thể là chỉ định và cấp phép cho doanh nghiệp (DN) nhập khẩu, ngừng giao dịch trong một khoảng thời gian hoặc chỉ cho thông quan một loại hàng hóa duy nhất tại một cửa khẩu.

Ông Nghiêm Minh Tiến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam chia sẻ, XK sắn sang thị trường Trung Quốc chiếm 85% thị trường XK, tuy nhiên, từ giữa tháng 6/2016 đến nay, Trung Quốc đã đóng nhiều cửa khẩu xuất tiểu ngạch. Trước đây, nếu chỉ tính XK qua cửa khẩu ở Lạng Sơn, chưa tính ở Hà Giang, Móng Cái… mỗi ngày trung bình Việt Nam xuất khoảng 6.000 tấn, nhưng nay chỉ còn 300-400 tấn. Với tình hình trên, dự báo XK sắn cả năm nay chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD, trong khi năm ngoái tới 1,3 tỷ USD.

Còn theo ông Nam, thời gian qua, cách Trung Quốc thu mua thủy sản gây nên sự rối loạn thị trường theo hướng tiêu cực. Cụ thể, đối với con cá tra, thời điểm tháng 4-6 năm nay, họ tập trung mua cá tra cỡ lớn 1,2-1,3 kg/con, nhưng loại này ở ta không có nhiều. Nhưng trong khi hai tháng lại đây, họ mua cá cỡ nhỏ chỉ 300 gram/con. Do đó, ông Nam cũng lưu ý các DN Việt Nam cần quan tâm đến cách mua hàng của DN Trung Quốc để tránh tác động về sau. Bên cạnh đó, ông Nam kiến nghị nhà nước cần có chính sách đánh thuế đối với các DN nước ngoài mua nông lâm thủy sản tại Việt Nam. Đồng thời, cần đưa ra yêu cầu kiểm soát hàng XK sang Trung Quốc để tránh tình trạng lợi dụng sự giao thương này để buôn bán hàng hóa không đạt chất lượng, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh với các DN làm ăn chân chính cũng như tránh những tác động tiêu cực ngược trở lại.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Trần Thanh Nam, Trung Quốc là thị trường rất lớn, đang tiêu thụ rất tốt, là cú hích cho các mặt hàng cá tra, tôm, lúa gạo… của Việt Nam thời gian qua. Trước những khó khăn, vướng mắc của DN, ngành hàng liên quan đến thị trường này, Thứ trưởng Trần Thanh Nam yêu cầu các hiệp hội ngành hàng cần theo dõi, nghiên cứu vấn đề cung - cầu của thị trường này để tham mưu thêm cho lãnh đạo Bộ. Cục Chế biến, nông lâm thủy sản và nghề muối cần phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương xúc tiến ký thỏa thuận XK gạo giữa hai Chính phủ năm 2017…

Ban chỉ đạo Thị trường nông nghiệp và các hiệp hội ngành hàng đề xuất tổ chức các đoàn công tác làm việc với các cơ quan chức năng Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy XK các mặt hàng nông lâm thủy sản như thịt lợn, sắn... vào thị trường Trung Quốc./.

Theo Báo Công thương

NỘI DUNG KHÁC

Tái cơ cấu nông nghiệp: Tạo đột phá từ ứng dụng khoa học công nghệ

10-12-2016

“Muốn tái cơ cấu nông nghiệp thành công phải thực hiện tốt 2 vấn đề quan trọng là khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất. Đồng thời, liên kết doanh nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, nói.

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô (Dự án VnSat)

9-11-2016

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô (Dự án VnSat)

Doanh nghiệp đồng hành cùng sản xuất nông nghiệp

14-12-2016

Để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp đòi hỏi phải có sự liên kết giữa nông dân và nông dân, nông dân và doanh nghiệp, phát triển chuỗi sản xuất nông sản với mối liên kết “bốn nhà”.

Đừng để doanh nghiệp tự bơi

9-12-2016

Với quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, lấy người dân và doanh nghiệp (DN) là đối tượng phục vụ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo toàn hệ thống chính trị triển khai quyết liệt nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho DN. Thực hiện chủ trương này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai nhiều nhóm giải pháp để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhiều DN, tập đoàn lớn đã tìm đến nông nghiệp, nhưng để mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân gắn bó chặt chẽ, cùng thắng thì còn nhiều việc phải làm.

Giữa tháng 12, người Sài Gòn sẽ dùng điện thoại mua thịt heo

9-12-2016

Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 16/12 tới đây người dân tại TP.HCM sẽ chính thức sử dụng smartphone để truy xuất nguồn gốc thịt heo khi đi chợ.

Phát triển kinh tế nông nghiệp – Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam

9-12-2016

Chiều 08/12, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phát triển Kinh tế Nông nghiệp – Giải pháp cho DN Việt Nam” tại tòa nhà VCCI, Hà Nội.

“Lờ” cơ chế ưu đãi doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp nông thôn

9-12-2016

Chia sẻ với DĐDN, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn (NN – NT) cho rằng, việc thực hiện các chính sách ưu đãi cho DN nông lâm thủy sản “nửa mùa” đang là một trong những hạn chế đáng quan ngại.

Cần hơn 1 tỷ USD phục hồi cho 18 tỉnh bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu

8-12-2016

Hội nghị toàn thể ISG năm nay diễn ra với chủ đề “Hợp tác quốc tế vì tăng trưởng nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan”.

Đừng quá “mở lòng” với doanh nghiệp FDI?

2-12-2016

Nhiều chuyên gia nhận định, DN FDI không thể là động lực phát triển nền kinh tế của VN trong thời gian tới mà thành phần kinh tế tư nhân, DNNVV mới đóng vai trò động lực chính phát triển nền kinh tế.

Chuyển giao công nghệ vùng nông thôn còn hạn chế

5-12-2016

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, vấn đề chuyển giao công nghệ vùng nông thôn, công nghệ sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi… được các đại biểu đặc biệt quan tâm. Khi góp ý cho Dự thảo luật Chuyển giao công nghệ, nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế, chính sách để khuyến khích chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao.

Xuất khẩu gạo Việt Nam: “Cao không tới, thấp không xong”!

2-12-2016

Đã từng là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu nhưng hiện gạo của Việt Nam đang gặp rất nhiều áp lực cạnh tranh, nhất là áp lực về giá. Đối với thị trường cấp thấp, gạo Việt Nam không cạnh tranh được về giá; với thị trường cao cấp, gạo Việt Nam không thể cạnh tranh được về chất lượng và khó mở rộng thị trường. Nguyên nhân vì đâu?

Thư mời Liên hệ cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tổ chức tập huấn về phòng cháy, chữa cháy

4-11-2016

Liên hệ cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tổ chức tập huấn về phòng cháy, chữa cháy