TIN TỨC-SỰ KIỆN

12 nước và vùng lãnh thổ có chỉ đẫn địa lý thanh long Bình Thuận

Ngày đăng: 14 | 12 | 2016

Đến nay, 12 nước và vùng lãnh thổ đã đồng ý bảo hộ chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể như: Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan, Đức, Nhật Bản...

Ngày 13/12, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, Dự án Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận tổ chức tọa đàm “Đánh giá tiến độ triển khai Kế hoạch kiểm soát chất lượng, xác định những khó khăn và hướng ưu tiên phát triển chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận trong tương lai”.

Các đại biểu đã tập trung trao đổi một số vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận như: Tình trạng xây dựng và quản lý; những khó khăn trong việc phát triển bền vững chỉ dẫn địa lý thanh long…

Ông Văn Công Thới, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận cho biết: Trong những năm qua, xác định chỉ dẫn địa lý được bảo hộ có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển sản phẩm đặc sản của địa phương, Bình Thuận thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn để các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của cộng đồng; giúp các thành viên, các doanh nghiệp được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hiểu rõ chỉ dẫn địa lý nhằm phục vụ cho lợi ích doanh nghiệp, nhà sản xuất, góp phần giữ vững uy tín sản phẩm truyền thống của tỉnh.

Xác định chỉ dẫn địa lý được bảo hộ có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển sản phẩm đặc sản của địa phương. 

Toàn tỉnh hiện có 85 tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận với diện tích vườn trồng là hơn 2.300 ha. Đến nay, 12 nước và vùng lãnh thổ đã đồng ý bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể như: Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan, Đức, Nhật Bản…Hiệp hội thanh long Bình Thuận hỗ trợ kinh phí cho 6 doanh nghiệp dán 40 triệu tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận lên trái thanh long khi lưu thông trên thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên hiện nay nhận thức về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là chỉ dẫn địa lý của người sản xuất, kinh doanh thanh long còn nhiều hạn chế. Các đại biểu tại buổi tọa đàm cũng cho rằng, số lượng các tổ chức được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý còn quá ít so với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh.

Theo Hiệp hội thanh long Bình Thuận, hiện có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa với quy mô lớn, phân phối hàng hóa trực tiếp đến người bán lẻ mà không qua trung gian. Phần đông doanh nghiệp đều không có khả năng xuất khẩu trực tiếp mà phải bán cho nhà nhập khẩu ngay trong nước hoặc biên giới. Các nhà nhập khẩu nước ngoài sau khi thu mua đã thay đổi bao bì để mang thương hiệu của nhà nhập khẩu. Vì vậy thanh long mang chỉ dẫn địa lý Bình Thuận chưa được quảng bá nhiều trên thị trường.

Để đảm bảo cho chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận phát triển trong tương lai, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị ngành nghề truyền thống của địa phương, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp như: Hoạt động nâng cao nhận thức về chỉ dẫn địa lý cần được thiết kế phù hợp và hướng tới từng nhóm đối tượng cụ thể là nhà sản xuất, thương nhân hay doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với hoạt động tiếp thị và phát triển chỉ dẫn địa lý, các ý kiến cho rằng cần xây dựng chiến lược thương mại hóa chỉ dẫn địa lý ở thị trường trong nước và các thị trường tiềm năng. Chiến lược này cần phải được dự báo theo các kênh thương mại chính thức và ổn định để thương mại hóa sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Ngoài ra, Bình Thuận cần xây dựng chuỗi giá trị sản xuất thanh long. Các cơ quan quản lý tại địa phương cần đảm bảo rằng chỉ các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được chứng nhận mới được gắn dấu hiệu chỉ dẫn địa lý và đưa ra thị trường; đồng thời có trách nhiệm giám sát toàn bộ sản phẩm khi đưa ra thị trường là sản phẩm đã được xác nhận…

Bình Thuận hiện có 26.500 ha thanh long với sản lượng 500.000 tấn/năm. Hiện nay, 80% thanh long Bình Thuận được xuất khẩu, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm 80% còn lại là các nước Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc…

Theo TTXVN

 

NỘI DUNG KHÁC

Trên 42.300 ha lúa ở phía Bắc sản xuất theo “cánh đồng lớn”

14-12-2016

Không chỉ với cây lúa, nhiều loại cây trồng khác như ngô, rau đậu các loại cũng được sản xuất theo cánh đồng lớn.

Đầu tư 50 triệu USD xây dựng “Thung lũng thực phẩm an toàn”

13-12-2016

Dự án “Thung lũng thực phẩm an toàn” được xây dựng nhằm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu thực phẩm sạch, an toàn và có truy xuất nguồn gốc theo dạng chăn nuôi khép kín từ giai đoạn con giống cho đến thành phẩm.

Trợ giá lưu giữ, sản xuất giống gốc giống thủy sản

15-12-2016

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định số 130/2013/NĐ-CP quyết định mức trợ giá, trợ cấp cho lưu giữ, sản xuất, cung ứng giống gốc giống thủy sản theo đúng thẩm quyền.

Người trồng cà phê tiếp tục “nuốt đắng”

15-12-2016

Ông Lương Văn Tự - Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) nhận định, sản lượng cà phê Việt Nam đã giảm trong vụ 2015-2016 và dự báo sẽ còn giảm đến 20% trong niên vụ 2016 - 2017 sắp tới, chỉ đạt khoảng 1,3 triệu tấn.

Xuất khẩu gạo giảm kỷ lục vì coi thường người tiêu dùng?

14-12-2016

Lần đầu tiên trong 10 năm qua, xuất khẩu gạo cả nước giảm xuống mức thấp kỷ lục. Có doanh nghiệp (DN) cả năm không xuất khẩu được hạt gạo nào.

Cà phê sẽ giảm giá sâu vào năm 2017?

15-12-2016

Theo Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp (Bộ NNPTNT), thị trường cà phê thế giới biến động giảm nhẹ trong tuần qua. So với cuối tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1.2017 giảm 6 USD/tấn xuống còn 2.026 USD/tấn.

Ngành cà phê Việt Nam đặt mục tiêu tăng 200% giá trị sản lượng vào năm 2030

13-12-2016

Hiện nay, cà phê Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu nhưng sản lượng chỉ bằng một nửa Brazil, quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê.

Nông - lâm - thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao

12-12-2016

Thị trường Trung Quốc rất “đỏng đảnh” với những chính sách khó hiểu, đã và đang gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Tạo đột phá từ ứng dụng khoa học công nghệ

10-12-2016

“Muốn tái cơ cấu nông nghiệp thành công phải thực hiện tốt 2 vấn đề quan trọng là khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất. Đồng thời, liên kết doanh nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, nói.

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô (Dự án VnSat)

9-11-2016

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô (Dự án VnSat)

Doanh nghiệp đồng hành cùng sản xuất nông nghiệp

14-12-2016

Để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp đòi hỏi phải có sự liên kết giữa nông dân và nông dân, nông dân và doanh nghiệp, phát triển chuỗi sản xuất nông sản với mối liên kết “bốn nhà”.

Đừng để doanh nghiệp tự bơi

9-12-2016

Với quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, lấy người dân và doanh nghiệp (DN) là đối tượng phục vụ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo toàn hệ thống chính trị triển khai quyết liệt nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho DN. Thực hiện chủ trương này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai nhiều nhóm giải pháp để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhiều DN, tập đoàn lớn đã tìm đến nông nghiệp, nhưng để mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân gắn bó chặt chẽ, cùng thắng thì còn nhiều việc phải làm.