TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xuất khẩu gạo giảm kỷ lục vì coi thường người tiêu dùng?

Ngày đăng: 14 | 12 | 2016

Lần đầu tiên trong 10 năm qua, xuất khẩu gạo cả nước giảm xuống mức thấp kỷ lục. Có doanh nghiệp (DN) cả năm không xuất khẩu được hạt gạo nào.

Cả năm không bán được hạt gạo nào

Ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công TNHH Việt Hưng cho biết, xuất khẩu gạo sang các thị trường chính đều sụt giảm, đặc biệt sụt giảm mạnh tại các thị trường truyền thống. Tại Philippines, các “đối thủ” xuất khẩu như Thái Lan, Campuchia cũng tham gia nên sức cạnh tranh ngày càng mạnh.

Thị trường Trung Quốc đang có chính sách thắt chặt kiểm soát chất lượng, đặc biệt đối với mặt hàng gạo hạt ngắn bị siết lại hạn ngạch nhập khẩu khiến các DN Trung Quốc dừng luôn việc mua hàng vì phải tốn nhiều chi phí mua hạn ngạch, xin thủ tục. Ngoài ra, Myanmar với thế mạnh về gạo giá rẻ đã từng bước cạnh tranh thị phần với gạo Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

Gạo Việt Nam xuất khẩu đã sụt giảm kỷ lục trong 10 năm qua.   

Ông Lâm Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát cho hay, từ đầu năm đến nay, DN này không bán nổi một hạt gạo nào trực tiếp sang các thị trường nước ngoài. Theo ông Tuấn, ngoài khó khăn về thị trường, nghịch lý giá gạo trong nước ở mức cao, giá xuất khẩu lại thấp khiến DN không bán được.

Trong khi đó, nguồn cung gạo thế giới đã vượt cầu, các đối thủ đều có những ưu thế vượt mặt gạo Việt như Myanmar, Pakistan thì giá rẻ, Thái Lan và Campuchia lại có gạo thơm chất lượng hơn.

Theo số liệu của Bộ NNPTNT, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 giảm kỷ lục trong gần 10 năm qua.  Cụ thể, tính đến hết tháng 11, xuất khẩu gạo của cả nước ước mới đạt 4,54 triệu tấn, giảm 25% về khối lượng và giảm hơn 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Đây là mức thấp nhất từ năm năm 2009 đến nay, và hầu hết DN xuất khẩu gạo đều không hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Từ đầu năm đến nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng đã phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất khẩu xuống còn 5,7 triệu tấn, tức giảm khoảng 800.000 tấn so với kế hoạch.

Giải pháp “đầu voi đuôi chuột”?

Trong khi cả người trồng lúa và các DN chế biến, xuất khẩu lúa gạo đang lo lắng vì sản lượng xuất khẩu giảm kỷ lục, nhiều ý kiến cho rằng, những giải pháp của các bộ, ngành vẫn theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”, hoặc không chạm được tới nhu cầu của DN và thị trường. 

Ông Phạm Thái Bình – Giám đốc Công ty TNHH Trung An (Cần Thơ), kể, trong nửa cuộc đời làm lúa gạo của ông, dự hàng trăm cuộc họp, hội nghị, hội thảo… tuy nhiên ông vẫn chưa hài lòng với nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp của cơ quan chức năng.

Mới đây, ông nhập khẩu 10 silo để dự trữ gạo từ Tây Ban Nha với giá rất ưu đãi, mỗi silo có công suất chứa 3.000 tấn. Khi tìm hiểu ra, ông Bình mới biết rằng, ở các nước châu Âu, DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được chính phủ hỗ trợ rất nhiều, tạo điều kiện để phát triển khoa học, kỹ thuật… từ đó, nâng cao giá trị sản phẩm.

Trong khi đó, tại Việt Nam, rất nhiều chính sách được tiếng là ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân, DN nhưng trên thực tế lại không hiệu quả, DN và nông dân không thể với tới ưu đãi hoặc hỗ trợ không đúng đối tượng. Như tại DN ông Bình, để chuyển từ dự trữ gạo sang dự trữ lúa sẽ phải tốn rất nhiều kinh phí đầu tư máy móc, thiết bị, song không được hưởng khoản hỗ trợ nào vì là… DN.

Theo ông Huỳnh Thế Năng – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thay vì phải chạy đôn chạy đáo tìm đường xuất khẩu, bất chấp giá cả, chất lượng… như hiện nay, Việt Nam cần định dạng lại sản lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu. Với định hướng trong ngắn hạn đến năm 2020, chỉ nên xuất khẩu ở mức 2 – 3 triệu tấn/năm thay vì 7 – 8 triệu tấn/năm như hiện nay.

Ngoài ra, Việt Nam cũng không nên chủ quan khi cho rằng thị trường Trung Quốc là thị trường dễ tính nên không quan tâm việc xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng chất lượng sản phẩm xuất khẩu… “Đây là điểm mấu chốt, rất dễ “chết người” nhất của DN trong tương lai. Nếu không xây dựng được vùng nguyên liệu với bộ tiêu chuẩn về chất lượng, ngay cả thị trường Trung Quốc cũng dễ dàng vụt mất trong tương lai”-ông Năng nhận định.

Cùng nhận định như vậy, tại hội thảo “Định hướng xuất khẩu gạo Việt Nam” tổ chức sáng 13.12 tại TP.HCM, ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, nếu DN còn coi thường người tiêu dùng, vẫn sản xuất chế biến trên nền nhà bẩn thỉu, silo thì có vấn đề, quạt thông gió không chạy... như hiện nay, thì ngành gạo khó mà phát triển xa hơn được.

Ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, nếu DN còn coi thường người tiêu dùng, vẫn sản xuất chế biến trên nền nhà bẩn thỉu, silo thì có vấn đề, quạt thông gió không chạy... như hiện nay, thì ngành gạo khó mà phát triển xa hơn được.

Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Cà phê sẽ giảm giá sâu vào năm 2017?

15-12-2016

Theo Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp (Bộ NNPTNT), thị trường cà phê thế giới biến động giảm nhẹ trong tuần qua. So với cuối tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1.2017 giảm 6 USD/tấn xuống còn 2.026 USD/tấn.

Ngành cà phê Việt Nam đặt mục tiêu tăng 200% giá trị sản lượng vào năm 2030

13-12-2016

Hiện nay, cà phê Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu nhưng sản lượng chỉ bằng một nửa Brazil, quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê.

Nông - lâm - thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao

12-12-2016

Thị trường Trung Quốc rất “đỏng đảnh” với những chính sách khó hiểu, đã và đang gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Tạo đột phá từ ứng dụng khoa học công nghệ

10-12-2016

“Muốn tái cơ cấu nông nghiệp thành công phải thực hiện tốt 2 vấn đề quan trọng là khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất. Đồng thời, liên kết doanh nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, nói.

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô (Dự án VnSat)

9-11-2016

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô (Dự án VnSat)

Doanh nghiệp đồng hành cùng sản xuất nông nghiệp

14-12-2016

Để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp đòi hỏi phải có sự liên kết giữa nông dân và nông dân, nông dân và doanh nghiệp, phát triển chuỗi sản xuất nông sản với mối liên kết “bốn nhà”.

Đừng để doanh nghiệp tự bơi

9-12-2016

Với quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, lấy người dân và doanh nghiệp (DN) là đối tượng phục vụ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo toàn hệ thống chính trị triển khai quyết liệt nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho DN. Thực hiện chủ trương này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai nhiều nhóm giải pháp để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhiều DN, tập đoàn lớn đã tìm đến nông nghiệp, nhưng để mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân gắn bó chặt chẽ, cùng thắng thì còn nhiều việc phải làm.

Giữa tháng 12, người Sài Gòn sẽ dùng điện thoại mua thịt heo

9-12-2016

Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 16/12 tới đây người dân tại TP.HCM sẽ chính thức sử dụng smartphone để truy xuất nguồn gốc thịt heo khi đi chợ.

Phát triển kinh tế nông nghiệp – Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam

9-12-2016

Chiều 08/12, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phát triển Kinh tế Nông nghiệp – Giải pháp cho DN Việt Nam” tại tòa nhà VCCI, Hà Nội.

“Lờ” cơ chế ưu đãi doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp nông thôn

9-12-2016

Chia sẻ với DĐDN, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn (NN – NT) cho rằng, việc thực hiện các chính sách ưu đãi cho DN nông lâm thủy sản “nửa mùa” đang là một trong những hạn chế đáng quan ngại.

Cần hơn 1 tỷ USD phục hồi cho 18 tỉnh bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu

8-12-2016

Hội nghị toàn thể ISG năm nay diễn ra với chủ đề “Hợp tác quốc tế vì tăng trưởng nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan”.

Đừng quá “mở lòng” với doanh nghiệp FDI?

2-12-2016

Nhiều chuyên gia nhận định, DN FDI không thể là động lực phát triển nền kinh tế của VN trong thời gian tới mà thành phần kinh tế tư nhân, DNNVV mới đóng vai trò động lực chính phát triển nền kinh tế.