TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đầu tư 50 triệu USD xây dựng “Thung lũng thực phẩm an toàn”

Ngày đăng: 13 | 12 | 2016

Dự án “Thung lũng thực phẩm an toàn” được xây dựng nhằm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu thực phẩm sạch, an toàn và có truy xuất nguồn gốc theo dạng chăn nuôi khép kín từ giai đoạn con giống cho đến thành phẩm.

Công ty TNHH Thương mại xuất khẩu tổng hợp và dịch vụ Hùng Nhơn, tỉnh Bình Phước và Công ty TNHH De Heus, tỉnh Bình Dương vừa ký kết hợp tác cùng xây dựng và phát triển dự án “Thung lũng thực phẩm an toàn” ở tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. Dự án này được xây dựng nhằm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu thực phẩm sạch, an toàn và có truy xuất nguồn gốc theo dạng chăn nuôi khép kín từ giai đoạn con giống cho đến thành phẩm. 

“Thung lung thực phẩm an toàn” sẽ cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu thực phẩm sạch, an toàn. 

Cụ thể, sẽ có 6 sản phẩm nông sản được xây dựng trong chuỗi dự án “Thung lung thực phẩm an toàn”, gồm thịt lợn, thịt gà, trứng gà, rau củ quả, một số loại trái cây và phân bón. Sản lượng dự kiến bao gồm 3 triệu con gà thịt và 1 triệu con gà đẻ, 1.600 con lợn nái và 15.000 con lợn thịt mỗi năm, sản xuất và cung cấp rau, củ, quả với sản lượng 900 tấn/năm. 

Phía Công ty De Heus sẽ đảm nhiệm vai trò làm việc với các đối tác cung cấp đầu vào cho chuỗi như gà giống, lợn giống, thức ăn…, tham gia quản lý chuỗi nhằm đảm bảo chuỗi thực phẩm này có được đầu vào đảm bảo chất lượng. Công ty này cũng sẽ bố trí đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm để hỗ trợ kịp thời cho Hùng Nhơn trong việc nuôi, trồng và quản lý chuỗi theo cam kết giữa hai bên.

Dự án này còn có sự tham gia và đồng hành của công ty chuyên tư vấn quản lý thực phẩm sạch là Fresh Studio Innovatuions Asia (Hà Lan) và nhà chuyên cung cấp con giống là Công ty TNHH Bel Gà (Vương quốc Bỉ). Dự kiến tổng giá trị đầu tư cho chương trình hợp tác là 50 triệu USD. 

Theo ông Gabour Fluit, Tổng giám đốc Công ty TNHH De Heus, việc đầu tư truy xuất nguồn gốc cho chăn nuôi tốn chi phí rất lớn, tuy nhiên đây là xu thế tất yếu và là yêu cầu của thị trường trong tương lai. Khi các trang trại đã đi vào hoạt động ổn định, đạt chứng nhận GlobalGAP thì việc phát triển sẽ bền vững, chi phí giảm và đảm bảo lợi nhuận cho các bên tham gia. 

Với dự án “Thung lũng thực phẩm an toàn”, các bên tham gia mong muốn không chỉ đáp ứng nguồn cung thực phẩm sạch, có truy xuất nguồn gốc cho thị trường nội địa mà còn có thể xuất khẩu được ức gà Việt Nam trong tương lai gần.

Theo TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

Trợ giá lưu giữ, sản xuất giống gốc giống thủy sản

15-12-2016

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định số 130/2013/NĐ-CP quyết định mức trợ giá, trợ cấp cho lưu giữ, sản xuất, cung ứng giống gốc giống thủy sản theo đúng thẩm quyền.

Người trồng cà phê tiếp tục “nuốt đắng”

15-12-2016

Ông Lương Văn Tự - Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) nhận định, sản lượng cà phê Việt Nam đã giảm trong vụ 2015-2016 và dự báo sẽ còn giảm đến 20% trong niên vụ 2016 - 2017 sắp tới, chỉ đạt khoảng 1,3 triệu tấn.

Xuất khẩu gạo giảm kỷ lục vì coi thường người tiêu dùng?

14-12-2016

Lần đầu tiên trong 10 năm qua, xuất khẩu gạo cả nước giảm xuống mức thấp kỷ lục. Có doanh nghiệp (DN) cả năm không xuất khẩu được hạt gạo nào.

Cà phê sẽ giảm giá sâu vào năm 2017?

15-12-2016

Theo Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp (Bộ NNPTNT), thị trường cà phê thế giới biến động giảm nhẹ trong tuần qua. So với cuối tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1.2017 giảm 6 USD/tấn xuống còn 2.026 USD/tấn.

Ngành cà phê Việt Nam đặt mục tiêu tăng 200% giá trị sản lượng vào năm 2030

13-12-2016

Hiện nay, cà phê Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu nhưng sản lượng chỉ bằng một nửa Brazil, quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê.

Nông - lâm - thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao

12-12-2016

Thị trường Trung Quốc rất “đỏng đảnh” với những chính sách khó hiểu, đã và đang gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Tạo đột phá từ ứng dụng khoa học công nghệ

10-12-2016

“Muốn tái cơ cấu nông nghiệp thành công phải thực hiện tốt 2 vấn đề quan trọng là khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất. Đồng thời, liên kết doanh nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, nói.

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô (Dự án VnSat)

9-11-2016

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô (Dự án VnSat)

Doanh nghiệp đồng hành cùng sản xuất nông nghiệp

14-12-2016

Để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp đòi hỏi phải có sự liên kết giữa nông dân và nông dân, nông dân và doanh nghiệp, phát triển chuỗi sản xuất nông sản với mối liên kết “bốn nhà”.

Đừng để doanh nghiệp tự bơi

9-12-2016

Với quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, lấy người dân và doanh nghiệp (DN) là đối tượng phục vụ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo toàn hệ thống chính trị triển khai quyết liệt nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho DN. Thực hiện chủ trương này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai nhiều nhóm giải pháp để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhiều DN, tập đoàn lớn đã tìm đến nông nghiệp, nhưng để mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân gắn bó chặt chẽ, cùng thắng thì còn nhiều việc phải làm.

Giữa tháng 12, người Sài Gòn sẽ dùng điện thoại mua thịt heo

9-12-2016

Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 16/12 tới đây người dân tại TP.HCM sẽ chính thức sử dụng smartphone để truy xuất nguồn gốc thịt heo khi đi chợ.

Phát triển kinh tế nông nghiệp – Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam

9-12-2016

Chiều 08/12, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phát triển Kinh tế Nông nghiệp – Giải pháp cho DN Việt Nam” tại tòa nhà VCCI, Hà Nội.