TIN TỨC-SỰ KIỆN

Dành gần 400.000 tỷ đồng vốn tín dụng cho ĐBSCL

Ngày đăng: 13 | 07 | 2016

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến 31/6/2016, tổng dư nợ tín dụng toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt gần 398.000 tỷ đồng, tăng 3,39% so với cuối 2015; chiếm 8,2% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế.

Trong đó, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 tăng 10,1% so với cuối năm 2015, chiếm tỷ trọng gần 22% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn toàn quốc và chiếm gần 48% tổng dư nợ cho vay của khu vực.

Cùng với tín dụng thương mại, tín dụng chính sách cũng đã góp phần quan trọng tạo sinh kế, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân khu vực ĐBSCL. Đến nay đã có hơn 2 triệu khách hàng đang được vay vốn theo các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, với dư nợ vay đạt gần 26.000 tỷ đồng, tăng 2,87% so với cuối năm 2015.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã huy động được trên 350.000 tỷ đồng, tăng 9,93% so với cuối 2015.

Những số liệu trên được công bố tại hội thảo: “Hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL”, diễn ra chiều 12/7, trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long – MDEC Hậu Giang 2016.

Tại hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định quyết tâm của ngành ngân hàng cùng các cấp chính quyền địa phương trong khu vực triển khai chính sách tín dụng nhằm khai thác tối đa những tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Hội thảo tập trung thảo luận và trao đổi xoay quanh các vấn đề: Đánh giá chính sách tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL; Vấn đề quy hoạch vùng, liên kết vùng, miền, địa phương gắn với phân bổ nguồn lực, cơ cấu đầu tư tín dụng cho vùng ĐBSCL; Đánh giá nhu cầu tín dụng cho các chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL nhằm đối phó với tình trạng hạn hán, xâm ngập mặn gia tăng; Liên kết sản xuất trong nông nghiệp và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam; Kiến nghị cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh dòng vốn tín dụng ngân hàng khuyến khích đầu tư, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cải thiện an sinh xã hội tại các tỉnh ĐBSCL.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, ngành ngân hàng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện các chính sách nhằm phục vụ tốt hơn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực ĐBSCL.

Tại hội thảo đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp để đầu tư cho 73 dự án thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL với tổng số tiền cam kết cho vay gần 28.500 tỷ đồng.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu gạo Việt Nam gặp khó khăn

18-7-2016

Xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn do bị cạnh tranh gay gắt từ gạo giá rẻ từ xả gạo tồn kho của Thái Lan.

Nông nghiệp an toàn - Giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp

15-7-2016

Sáng này 15/7/2016, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Nông nghiệp an toàn - Giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp” do Thời báo Kinh tế Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Tổ chức FAO và Ngân hàng AGRIBANK phối hợp tổ chức.

Vấn đề hôm nay: Nông nghiệp lần đầu tăng trưởng âm

14-7-2016

Trong những tháng cuối năm, dự báo toàn ngành nông nghiệp sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai và cả sự cạnh tranh từ quốc tế. Không chỉ phục hồi sản lượng mà còn nâng cao thương hiệu hàng hóa để gia tăng giá trị sản xuất.

Tọa đàm chính sách PPP cho một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững tại Việt Nam

12-7-2016

Nhằm trình bày kết quả nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các giải pháp nhằm cải thiện khung chính sách PPP và cơ chế nhân rộng các mô hình PPP trong nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT phối hợp với Grow Asia tổ chức hội thảo “Tọa đàm chính sách PPP cho một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững tại Việt Nam.”

Chương trình Nông thôn mới tại Việt Nam và các bài học kinh nghiệm thực tế từ phát triển phong trào Làng mới ở Hàn Quốc

7-7-2016

Từ ngày 5-8/7/2016, đoàn công tác của các chuyên gia Tập đoàn Phát triển Cộng đồng Nông thôn Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Nông thôn Hàn Quốc có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, nhân dịp này Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Chương trình Nông thôn mới tại Việt Nam và các bài học kinh nghiệm thực tế từ phát triển phong trào Làng mới ở Hàn Quốc”.

Áp lực cạnh tranh nông nghiệp Cần giải pháp chống các cú “sốc” từ thị trường thế giới

28-5-2016

Nhiều yếu tố bất lợi như: giá xuất khẩu (XK) thấp, bất lợi kép tỷ giá, chênh lệch giá thành và năng suất giữa nông nghiệp Việt Nam và đối thủ cạnh tranh thu hẹp… đang khiến sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam yếu đi. Theo nhiều chuyên gia, để phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững, mấu chốt phải là tăng chất lượng nông sản, đồng thời khẩn cấp có những đối sách để chống các cú “sốc” từ thị trường thế giới.

THƯ MỜI BÁO GIÁ

6-5-2016

Về việc: Cung cấp dịch vụ tổ chức Hội nghị Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016

THƯ MỜI TUYỂN DỤNG

1-6-2016

Trung tâm Thông tin PTNNNT- Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT muốn tìm nhóm 02 chuyên gia có kinh nghiệm phiên dịch trực tiếp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thư mời báo giá

18-4-2016

V/v tham gia chào giá cạnh tranh sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt điều hòa.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ

1-6-2016

Thiết kế và thi công backdrop, giá cuốn, băng rôn, sơ đồ phục vụ hoạt động “Diễn đàn đất đai khu vực sông Mê Kông năm 2016

Hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin – Trường hợp ngành hàng Gà

30-6-2016

Ngày 30/06/2016, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Nâng cao VSATTP, GTGT và BVMT trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ ở Việt Nam bằng hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin – Trường hợp ngành hàng Gà”.

Thiết kế và thực thi các tiếp cận chính sách vì người nghèo nông thôn

1-7-2016

Dự án đã kiên trì thực hiện các nghiên cứu đánh giá rủi ro và dễ bị tổn thương của người sản xuất nhỏ và người nghèo nhằm xây dựng những chính sách hỗ trợ họ trong việc quản lý, đối phó với rủi ro.