TIN TỨC-SỰ KIỆN

Áp lực cạnh tranh nông nghiệp Cần giải pháp chống các cú “sốc” từ thị trường thế giới

Ngày đăng: 28 | 05 | 2016

Nhiều yếu tố bất lợi như: giá xuất khẩu (XK) thấp, bất lợi kép tỷ giá, chênh lệch giá thành và năng suất giữa nông nghiệp Việt Nam và đối thủ cạnh tranh thu hẹp… đang khiến sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam yếu đi. Theo nhiều chuyên gia, để phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững, mấu chốt phải là tăng chất lượng nông sản, đồng thời khẩn cấp có những đối sách để chống các cú “sốc” từ thị trường thế giới.

Hội nghị “Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2016”- sự kiện thường niên do Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và Vụ Kinh tế của Văn phòng Quốc hội  tổ chức, đã diễn ra ngày 27/5 tại Hà Nội. Hội nghị gồm 4 phiên: một phiên chung trình bày bao quát về tình hình nông nghiệp thế giới và Việt Nam năm 2015, triển vọng năm 2016; đưa ra những dự đoán về triển vọng thị trường nông sản Việt Nam. Ba phiên sau trình bày về triển vọng thị trường đối với ba mặt hàng nông sản chính gồm lúa gạo, chăn nuôi và thủy sản.

Năm 2016: có nhiều biến động

TS Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cao cấp nhận định: “Kinh tế thế giới trong những năm qua rất khó khăn, đà phục hồi chậm và chững lại. Trong năm 2016, sự phục hồi kinh tế thế giới sẽ rất gập ghềnh, xu hướng mong manh, rủi ro bất định nhiều và cải cách khó khăn. ”. Tuy nhiên,  ông Thành cho rằng, nông nghiệp đang có nhiều cơ hội khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Cơ hội này sẽ chỉ có trong ngắn hạn, bởi chỉ 5 – 7 năm nữa thôi khi EU đàm phàn với Lào, Campuchia, ASEAN thì lợi thế này sẽ không chỉ là riêng của Việt Nam nữa. “Mặc dù Việt Nam là một trong những nước hàng đầu về XK nông sản, nhưng giá trị thu về còn khiêm tốn. Hiện Việt Nam mới đạt giá trị XK của ngành nông nghiệp khoảng 30 tỷ USD, trong khi doanh số của thế giới 15.000 tỷ USD/năm. Rõ ràng, tiềm năng phát triển nông nghiệp rất nhiều nhưng Việt Nam chưa tận dụng được”, ông Thành nói.

Quang cảnh Hội thảo

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Ipsard cho rằng: “Năm nay là năm rất đặc biệt với những biến động mạnh của kinh tế thế giới. Năm 2016, nhiều quốc gia có chính phủ mới, trong đó có Việt Nam, người dân kỳ vọng về sự thay đổi về chính sách. Có một vấn đề các doanh nghiệp rất lo lắng là rủi ro thị trường. Vì vậy, phân tích thị trường và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp rất quan trọng”.

TS Nguyễn Trung Kiên, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và ngành hàng của Ipsard trình bày báo cáo tổng quan thị trường nông nghiệp. Nhìn lại mấy năm gần đây, giá nội địa nhiều mặt hàng nông sản chủ lực trong xu hướng giảm khiến giảm động lực sản xuất. Năm 2015 XK nhiều mặt hàng chủ lực đã giảm, như: gạo, cà phê, cao su, thủy sản. Nguyên nhân chính của giảm giá hàng hóa trên thị trường nông sản thế giới, là do cung vượt cầu. Trong bối cảnh đó, các nước XK nông sản lớn đã tăng cường hỗ trợ nông dân trong sản xuất – XK, như: giảm diện tích, giảm sản lượng sản xuất lúa, cao su (Thái Lan, Indonesia, Malaysia); duy trì trợ cấp cao (gạo Ấn Độ, cao su Indonesia và Malaysia,…); hạ tiêu chuẩn chất lượng cà phê để duy trì XK (cà phê Colombia)…

Tại Việt Nam, đã có nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình hình như: Nhà nước khuyến khích tăng cung gạo khi tín hiệu thị trường tích cực; nỗ lực tái canh cà phê; điều chỉnh giảm thuế đối với doanh nghiệp cao su; tăng kiểm soát cung, giám sát chất lượng hồ tiêu; tiếp thu phản hồi; hỗ trợ tăng cường năng lực khai thác hải sản; tăng cường kiểm soát chất lượng thịt nhập khẩu, dịch bệnh; nỗ lực khơi thông thị trường xuất khẩu rau quả chất lượng cao.

Doanh nghiệp cũng đã chú ý nâng cao tiêu chuẩn chất lượng lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, bò sữa; tăng kết nối, phản hồi thông tin thị trường, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí; tích cực đấu tranh pháp lý trong thương mại quốc tế… Nông dân thì chuyển đổi sản xuất ứng phó với biến động thời tiết – môi trường; đa dạng hóa mô hình sản xuất… Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả thực tiễn vẫn chưa cao, áp lực với ngành nông nghiệp ngày càng tăng. Quý I/2016, nông nghiệp đã tăng trưởng âm.

Đối phó với những bất lợi

Theo dự báo của Ipsard, thị trường nông sản năm 2016 không mấy sáng sủa, đặc biệt trong bối cảnh ngành nông nghiệp đã chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán, xâm nhập mặn, làm sụt giảm sản lượng các mặt hàng như gạo, cao su, cà phê. Cho dù giá XK nông sản được dự báo tăng lên, việc tụt giảm sản lượng một số mặt hàng nông sản chính sẽ tác động xấu đến bức tranh chung về XK. Một yếu tố khác gây bất lợi cho XK nông sản của Việt Nam là việc đồng USD tăng giá khá mạnh so với các đồng tiền khác. Thêm nhiều thách thức không nhỏ khi các nước nhập khẩu lớn từ châu Âu cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong hồ tiêu; Indonesia yêu cầu về kiểm dịch thực vật; Trung Quốc quy định nghiêm ngặt hơn đối với mặt hàng cao su tự nhiên nhập khẩu, thay đổi công thức cao su hỗn hợp.

Nhận định về những ngành hàng gặp khó về XK trong năm nay, ông Kiên cho hay, năm 2016, giá gạo được dự báo giảm do lượng gạo tồn kho tại Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ  vẫn ở mức cao; sản xuất lúa gạo được dự đoán phục hồi trong nửa cuối năm do La Nina làm tăng lượng mưa tại Ấn Độ và Việt Nam. Với ngành hàng cà phê, XK có thể giảm 25% xuống còn 1 triệu tấn do El Nino gây hạn hán kéo dài; năng suất thấp ở những vườn cà phê già cỗi. Giá tôm và một số mặt hàng thủy sản dự báo sẽ có xu hướng đi ngang. Giá hồ tiêu có xu hướng đi xuống trong năm 2016, bởi lượng tồn kho hồ tiêu hiện còn rất lớn, trong khi diện tích sản xuất hồ tiêu những năm gần đây tăng ồ ạt, gây dư cung. Bên cạnh đó, nhiều nước châu Âu đã cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên hồ tiêu có thể khiến họ chuyển sang mua tiêu của Brazil.

Vẫn có những ngành hàng sáng sủa. Ông Nguyễn Trung Kiên nhận định, năm 2016 XK rau quả được dự báo tích cực, nhiều khả năng rau quả Việt Nam hưởng lợi từ căng thẳng trong quan hệ thương mại Trung Quốc - Phillipines khi Trung Quốc áp đặt lệnh trừng phạt. Còn rất nhiều dư địa cho tăng trưởng kim ngạch XK mặt hàng rau quả Việt Nam ở các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, NewZealand, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Chilê… Ngoài ra, giá cao su cũng đang có xu hướng tăng trong năm 2016 do giá dầu tăng.

Các chuyên gia của Ipsard khuyến nghị cần đẩy mạnh thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành; linh hoạt hơn trong các chính sách về tỷ giá; quy định doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sử dụng công nghệ cao, sản xuất gạo đặc sản, gạo chế biến; thắt chặt hơn quản lý về buôn lậu và gian lận thương mại, vệ sinh ATTP, chất lượng đầu ra. Ông Kiên cũng đề nghị cần đẩy mạnh đàm phán, đấu tranh về các vấn đề rào cản kỹ thuật để đảm bảo tiêu chuẩn ở mức độ hợp lý, tạo điều kiện phát triển thương mại công bằng; tiếp cận các tập đoàn đa quốc gia, chuỗi siêu thị lớn, hệ thống bán lẻ; đặc biệt chú trọng tuyên truyền thông tin về các rào cản kỹ thuật và điều khoản có lợi cho Việt Nam trong các hiệp định đã ký kết; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đã thâm nhập vào các thị trường lớn, phát triển: lúa gạo, thủy sản, rau quả, hồ tiêu, hạt điều; phát triển thị trường nội địa: rau quả, cà phê, cao su.

TS. Sergio René Araujo-Enciso, Chuyên gia của Tổ chức FAO tại Việt Nam khuyến cáo, Việt Nam nên chú ý lợi thế để phát triển trái cây nhiệt đới như thanh long, chôm chôm, vải quả… Đồng thời, cơ hội tăng giá trị xuất khẩu chè, cà phê và quả nhờ thương mại các sản phẩm chế biến từ chúng, mặc dù điều này bị hạn chế bởi rào cản thương mại và tiêu chuẩn chất lượng. TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, ngành nông nghiệp Việt Nam cần nỗ lực khắc phục và chống lại tác động tiêu cực của hạn hán, xâm nhập mặn. Từ nay đến cuối năm cần chỉ đạo sản xuất kịp thời từ Bộ Nông nghiệp – PTNT để bù đắp phần nào thiệt do hạn hán, xâm nhập mặn từ đầu năm gây ra. Về tiêu thụ và XK, cần khẩn cấp có những đối sách để chống các cú “sốc” từ thị trường thế giới. Cần bám sát các dự báo về nhu cầu thị trường thế giới để điều chỉnh nguồn cung sản phẩm cho phù hợp.

Theo Chu Khôi _ VnEconomy

NỘI DUNG KHÁC

THƯ MỜI BÁO GIÁ

6-5-2016

Về việc: Cung cấp dịch vụ tổ chức Hội nghị Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016

THƯ MỜI TUYỂN DỤNG

1-6-2016

Trung tâm Thông tin PTNNNT- Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT muốn tìm nhóm 02 chuyên gia có kinh nghiệm phiên dịch trực tiếp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thư mời báo giá

18-4-2016

V/v tham gia chào giá cạnh tranh sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt điều hòa.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ

1-6-2016

Thiết kế và thi công backdrop, giá cuốn, băng rôn, sơ đồ phục vụ hoạt động “Diễn đàn đất đai khu vực sông Mê Kông năm 2016

Hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin – Trường hợp ngành hàng Gà

30-6-2016

Ngày 30/06/2016, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Nâng cao VSATTP, GTGT và BVMT trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ ở Việt Nam bằng hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin – Trường hợp ngành hàng Gà”.

Thiết kế và thực thi các tiếp cận chính sách vì người nghèo nông thôn

1-7-2016

Dự án đã kiên trì thực hiện các nghiên cứu đánh giá rủi ro và dễ bị tổn thương của người sản xuất nhỏ và người nghèo nhằm xây dựng những chính sách hỗ trợ họ trong việc quản lý, đối phó với rủi ro.

Agribank ký kết Hợp đồng vay phụ Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

10-6-2016

Sáng ngày 09/6/2016, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(Agribank) tham gia Lễ ký kết Hợp đồng vay phụ đợt 1 Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) do Ngân hàng Thế giới tài trợ cùng 03 ngân hàng khác là Ngân hàng Hợp tác xã (Co-op Bank), Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng Phương Đông (OCB).

Phát triển Dịch vụ tài chính vi mô, Agribank góp phần vào thành công xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam

26-5-2016

Thực tế đã chứng minh rằng, tài chính vi mô là hoạt động có ý nghĩa xã hội sâu sắc và ngày càng lớn mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trải qua 30 năm đổi mới với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo. Trong những thành tựu quan trọng đó, hoạt động tài chính vi mô của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) có phần đóng góp tích cực.

Agribank - Điểm sáng triển khai dịch vụ Nộp thuế điện tử

14-5-2016

Chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Thuế về triển khai dịch vụ Nộp Thuế điện tử ngày 11/7/2014, đến nay, Agribank đã xây dựng được hệ thống nộp thuế điện tử tập trung, có tính sẵn sàng và hiệu năng cao, phục vụ nhu cầu nộp thuế 24/7 của các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu triển khai trong toàn hệ thống. Dữ liệu trao đổi hệ thống Nộp thuế điện tử của Agribank và Tổng cục Thuế được xác thực bằng chữ ký điện tử đảm bảo chính xác, an toàn và bảo mật.

Agribank - Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn

14-5-2016

Từ khi thành lập năm 1988 đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt thị trường tín dụng nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đổi mới kinh tế đất nước, khẳng định vai trò dẫn đầu trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam trên mọi phương diện.

Các nước khu vực sông Mekong chia sẻ kinh nghiệm quản trị đất đai

22-6-2016

Dự án Quản trị đất đai khu vực sông Mekong được xây dựng nhằm hỗ trợ các quốc gia trong khu vực sông Mekong đưa ra các giải pháp cho những khó khăn, thách thức mà các quốc gia này đang gặp phải.

Gỡ “nút thắt” nào để hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp?

22-6-2016

Lợi nhuận cho việc đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao là rất lớn, song doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn khi đầu tư vào lĩnh vực này…