TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin – Trường hợp ngành hàng Gà

Ngày đăng: 30 | 06 | 2016

Ngày 30/06/2016, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Nâng cao VSATTP, GTGT và BVMT trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ ở Việt Nam bằng hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin – Trường hợp ngành hàng Gà”.

Dự án “Nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm, giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ ở Việt Nam bằng hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin – Trường hợp ngành hàng Gà” được thực hiện bởi Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), hướng tới mục tiêu nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm, giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ ở Việt Nam bằng hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin.

Tại Hội thảo, bà Trương Thị Thu Trang - Quyền Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (thuộc IPSARD) đã đại diện nhóm nghiên cứu, trình bày báo cáo về “Nghiên cứu chuỗi giá trị và thị trường tiêu dùng”. Nghiên cứu được thực hiện trên 3 địa bàn chính là Hà Nội, Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả chính thu được từ nghiên cứu cho thấy tiềm năng phát triển tốt của ngành hàng gà, đặc biệt là sản phẩm có thể truy xuất được nguồn gốc do phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và xu hướng thị trường.

Bà Trương Thị Thu Trang trình bày Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị và thị trường

Công nghệ QR code được sử dụng trong hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin là điểm đặc biệt và được nhấn mạnh với điểm mạnh có thể chứa nhiều thông tin, dễ dàng truy xuất thông tin (bằng smartphone) nhưng do chưa phổ biến tại Việt Nam nên còn khá lạ lẫm với người tiêu dùng. Do vậy, cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp về công nghệ này đói với người tiêu dùng.

Ông Phan Van Dần - Chuyên gia IT (thuộc IPSARD) trình bày về Hệ thống truy xuất nguồn gốc

“Muốn ngành hàng gà nói riêng và các ngành hàng động vật nói chung phát triển tốt trong thời kỳ Hội nhập thì việc truy xuất được nguồn gốc là tất yếu. Tuy nhiên, muốn truy xuất được nguồn gốc thì tất các khâu trong chuỗi giá trị phải liên kết chặt chẽ với nhau, và tác nhân chính để duy trì chuỗi phải là doanh nghiệp. Ngoài ra, chính quyền, đặc biệt là chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tham gia tích cực vào quá trình kiểm soát chất lượng và nguồn cung động vật sống. Cần quy hoạch khu giết mổ tập trung và tuyệt đối cấm việc vận chuyển động vật sống trên địa bàn tỉnh, thành phố”. Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trường IPSARD tổng kết.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn tổng kết Hội thảo

Kết quả của dự án được đánh giá cao bởi các chuyên gia là kết quả khích lệ đối với nhóm nghiên cứu. Những tham luận của các chuyên gia tại Hội thảo sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp và đưa vào bản kiến nghị chính sách của dự án nhằm mục tiêu nhân rộng, phát triển mô hình của dự án.

NỘI DUNG KHÁC

Thiết kế và thực thi các tiếp cận chính sách vì người nghèo nông thôn

1-7-2016

Dự án đã kiên trì thực hiện các nghiên cứu đánh giá rủi ro và dễ bị tổn thương của người sản xuất nhỏ và người nghèo nhằm xây dựng những chính sách hỗ trợ họ trong việc quản lý, đối phó với rủi ro.

Agribank ký kết Hợp đồng vay phụ Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

10-6-2016

Sáng ngày 09/6/2016, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(Agribank) tham gia Lễ ký kết Hợp đồng vay phụ đợt 1 Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) do Ngân hàng Thế giới tài trợ cùng 03 ngân hàng khác là Ngân hàng Hợp tác xã (Co-op Bank), Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng Phương Đông (OCB).

Phát triển Dịch vụ tài chính vi mô, Agribank góp phần vào thành công xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam

26-5-2016

Thực tế đã chứng minh rằng, tài chính vi mô là hoạt động có ý nghĩa xã hội sâu sắc và ngày càng lớn mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trải qua 30 năm đổi mới với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo. Trong những thành tựu quan trọng đó, hoạt động tài chính vi mô của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) có phần đóng góp tích cực.

Agribank - Điểm sáng triển khai dịch vụ Nộp thuế điện tử

14-5-2016

Chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Thuế về triển khai dịch vụ Nộp Thuế điện tử ngày 11/7/2014, đến nay, Agribank đã xây dựng được hệ thống nộp thuế điện tử tập trung, có tính sẵn sàng và hiệu năng cao, phục vụ nhu cầu nộp thuế 24/7 của các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu triển khai trong toàn hệ thống. Dữ liệu trao đổi hệ thống Nộp thuế điện tử của Agribank và Tổng cục Thuế được xác thực bằng chữ ký điện tử đảm bảo chính xác, an toàn và bảo mật.

Agribank - Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn

14-5-2016

Từ khi thành lập năm 1988 đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt thị trường tín dụng nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đổi mới kinh tế đất nước, khẳng định vai trò dẫn đầu trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam trên mọi phương diện.

Các nước khu vực sông Mekong chia sẻ kinh nghiệm quản trị đất đai

22-6-2016

Dự án Quản trị đất đai khu vực sông Mekong được xây dựng nhằm hỗ trợ các quốc gia trong khu vực sông Mekong đưa ra các giải pháp cho những khó khăn, thách thức mà các quốc gia này đang gặp phải.

Gỡ “nút thắt” nào để hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp?

22-6-2016

Lợi nhuận cho việc đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao là rất lớn, song doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn khi đầu tư vào lĩnh vực này…

Xây dựng Nông thôn mới: Có nên "cán đích" bằng mọi giá?

26-5-2016

Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới đã đi được chặng đường hơn 5 năm. Có thể nói đây là chủ trương vô cùng đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đã và đang góp phần thay đổi diện mạo nhiều vùng quê.

Tái cơ cấu ngành Lúa gạo: Cơ hội tăng thu nhập cho nhà nông

8-6-2016

Đề án Tái cơ cấu ngành Lúa gạo đến năm 2020 và 2030 đặt ra mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa gạo, làm cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người trồng lúa..

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp điều hòa

18-4-2016

Thư mời tham gia chào giá cạnh tranh cung cấp điều hòa

Thư mời cung cấp dịch vụ tổ chức hội thảo

15-4-2016

Thư mời cung cấp dịch vụ tổ chức hội thảo

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách và cung cấp vé máy bay

15-12-2015

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách và cung cấp vé máy bay