TIN TỨC-SỰ KIỆN

Vấn đề hôm nay: Nông nghiệp lần đầu tăng trưởng âm

Ngày đăng: 14 | 07 | 2016

Trong những tháng cuối năm, dự báo toàn ngành nông nghiệp sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai và cả sự cạnh tranh từ quốc tế. Không chỉ phục hồi sản lượng mà còn nâng cao thương hiệu hàng hóa để gia tăng giá trị sản xuất.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT Cao Đức Phát mới đây đã nói rằng, bây giờ  giá trị của 1kg tôm bằng 20kg lúa thì chúng ta có nhất thiết cứ phải làm lúa hay không? Rõ ràng, bài toán tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị đang cần được ưu tiên trong ngành nông nghiệp để hỗ trợ nông dân và ổn định khu vực nông thôn.

Chương trình Vấn đề hôm nay trên kênh truyền hình VTV1 đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT về vấn đề Nông nghiệp lần đầu tăng trưởng âm.

PV: Hiện tượng nông dân di cư khỏi Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất cả nước vì không thể kiếm sống ngay trên mảnh đất quê hương. Lý do của hiện tượng này có phải do thiên tai, hạn mặn, môi trường ô nhiễm..? Theo ông, lý do mấu chốt ở đây là gì?

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn:

Tôi nghĩ đây là câu chuyện của tìm kiếm cơ hội kinh tế. Bình thường chúng ta vẫn thấy đã có những hiện tượng di cư như vậy. Nếu nông nghiệp sản xuất theo quy mô nhỏ, lãi ít, cơ hội kinh tế ít hơn so với các công việc khác nên nông dân di cư ra đô thị để tìm kiếm việc làm tại khu vực phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, thiên tai, thiệt hại trong nông nghiệp và không có phương tiện khác kiếm sống sẽ thúc đẩy việc di cư này.

Việc sụt giảm thu nhập một cách bất thường, di cư một cách ồ ạt bởi những cú sốc thiên tai nếu chúng ta không có cách định hướng, tổ chức quản lý cẩn thận rất dễ dẫn đến bất ổn xã hội.

PV: Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT Hồ Xuân Hùng nói: “Tổng nguồn lực xã hội đầu tư chỉ 6%, một con số rất nhỏ bé so với đóng góp của ngành nông nghiệp cho nền kinh tế (khoảng 20% GDP) và bản thân ngành nông nghiệp cần thay đổi cơ cấu đầu tư của ngành khi 80% nguồn lực đầu tư dành cho thủy lợi”. Việc đầu tư có phải là chìa khóa và yếu tố then chốt để chuyển hướng ngành nông nghiệp thành công, quan điểm của ông là gì?

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn:

Tôi nghĩ đây là một yếu tố mang tính then chốt, nền nông nghiệp nước ta từ trước tới nay tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, đất, nước, lao động giá rẻ. Trong khi tài nguyên không thể tự thêm được nữa, năm nay vấn đề nước không dồi dào… nên chúng ta cần hướng tới nên nông nghiệp thông dụng vốn, khoa học công nghệ , tri thức nhiều hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc cần có đầu tư.

Đầu tư trong nông nghiệp hiện nay còn thấp từ đầu tư Nhà nước đến đầu tư tư nhân.Trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chúng ta rất muốn kéo tư nhân, coi các doanh nghiệp là động lực để thành laajo chuỗi giá trị, kéo nông dân vào chuỗi giá trị đó tạo sản phẩm ra thị trường. Và Nhà nước đống vai trò “bà đỡ” rất quan trọng, đặc biệt với những hạ tầng và dịch vụ công cơ bản thì mới lôi kéo được khối tư nhân.

Câu chuyện đầu tư từ Nhà nước hiện nay vẫn là thiếu nguồn do nợ công, muốn tăng nguồn đầu tư phải làm thế nào? Với một giai đoạn đang phát triển như hiện nay tại Việt Nam, so với kinh nghiệm các nước phát triển khác thì họ đã đánh thuế khu vực công nghiệp đô thị để hỗ trợ bớt cho nông nghiệp. Ví dụ như ở Hàn Quốc là thuế đặc biệt cho phát triển nông thôn đánh vào ngành công nghiệp, đô thị để có một quỹ nhất định mặc dù tỷ lệ không cao nhưng đủ để trang trải cho khu vực nông nghiệp nông thôn.

Khi có thêm tiền thì cần xét lại cơ cấu đầu tư. Từ trước tới nay, chúng ta tập trung quá nhiều vào lúa, mặt hàng có giá trị thấp, sử dụng tốn nhiều nước nhất trong lúc hạn hán xuất hiện ngày càng nhiều. Nên phần đầu tư tăng thêm cần chuyển dần sang thủy sản, cây trồng trên cạn, tập trung đầu tư khoa học công nghệ, đầu tư sau thu hoạch, dịch vụ công… Đây chính là cú huých cùng với đầu tư cơ bản (hệ thống đường, điện, cung cấp nước) để kéo đầu tư tư nhân vào cùng với Nhà nước tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam.

PV: Người nông dân vẫn là đối tượng chính trong quá trình thay đổi và cũng chịu ảnh hưởng chính. Như vậy cơ chế đối với họ sẽ phải như thế nào thưa ông?

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn:

Người nông dân trong tương lai, trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phối hợp xây dựng Nông thôn mới.. họ phải có thu nhập tăng lên, đời sống tăng lên, tích lũy tốt hơn để họ đủ sức chống lại các cú sốc thì thiên tai, thị trường.

Với những nông dân giỏi, chúng ta cần giúp cho họ biến thành nông dân chuyên nghiệp, đào tạo bài bản, hỗ trợ tích tụ ruộng đất, hỗ trợ thành lập hợp tác xã, kết nối với doanh nghiệp để biến thành chuỗi giá trị hoàn hảo trên thị trường.

Với những nông dân chưa giỏi có nhu cầu tìm kiếm công ăn việc làm mới cần có các tổ chức đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm một cách bài bản trong việc di cư ra khu vực đô thị, có cơ chế bảo đảm quyền lợi của họ.

Việt Nam có dư địa rất tốt cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến, công nghệ hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn, vừa tạo ra giá trị mới cho khu vực nông nghiệp, vừa tạo ra rất nhiều việc làm cho khu vực nông thôn. Đồng thời, cần có cơ chế bảo hiểm, quản lý rủi ro cho người nông dân để họ ứng phó với các cú sốc có thể gặp phải.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long đã nói, trong tiêu chí Nông thôn mới tại ĐBSCL phải có tiêu chí ứng phó với biến đổi khí hậu.

PV: Xin trân trọng cám ơn ông./.

https://www.youtube.com/watch?v=Fa1sH2SjOQ8&feature=youtu.be

Theo VTV1

NỘI DUNG KHÁC

Tọa đàm chính sách PPP cho một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững tại Việt Nam

12-7-2016

Nhằm trình bày kết quả nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các giải pháp nhằm cải thiện khung chính sách PPP và cơ chế nhân rộng các mô hình PPP trong nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT phối hợp với Grow Asia tổ chức hội thảo “Tọa đàm chính sách PPP cho một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững tại Việt Nam.”

Chương trình Nông thôn mới tại Việt Nam và các bài học kinh nghiệm thực tế từ phát triển phong trào Làng mới ở Hàn Quốc

7-7-2016

Từ ngày 5-8/7/2016, đoàn công tác của các chuyên gia Tập đoàn Phát triển Cộng đồng Nông thôn Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Nông thôn Hàn Quốc có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, nhân dịp này Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Chương trình Nông thôn mới tại Việt Nam và các bài học kinh nghiệm thực tế từ phát triển phong trào Làng mới ở Hàn Quốc”.

Áp lực cạnh tranh nông nghiệp Cần giải pháp chống các cú “sốc” từ thị trường thế giới

28-5-2016

Nhiều yếu tố bất lợi như: giá xuất khẩu (XK) thấp, bất lợi kép tỷ giá, chênh lệch giá thành và năng suất giữa nông nghiệp Việt Nam và đối thủ cạnh tranh thu hẹp… đang khiến sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam yếu đi. Theo nhiều chuyên gia, để phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững, mấu chốt phải là tăng chất lượng nông sản, đồng thời khẩn cấp có những đối sách để chống các cú “sốc” từ thị trường thế giới.

THƯ MỜI BÁO GIÁ

6-5-2016

Về việc: Cung cấp dịch vụ tổ chức Hội nghị Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016

THƯ MỜI TUYỂN DỤNG

1-6-2016

Trung tâm Thông tin PTNNNT- Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT muốn tìm nhóm 02 chuyên gia có kinh nghiệm phiên dịch trực tiếp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thư mời báo giá

18-4-2016

V/v tham gia chào giá cạnh tranh sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt điều hòa.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ

1-6-2016

Thiết kế và thi công backdrop, giá cuốn, băng rôn, sơ đồ phục vụ hoạt động “Diễn đàn đất đai khu vực sông Mê Kông năm 2016

Hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin – Trường hợp ngành hàng Gà

30-6-2016

Ngày 30/06/2016, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Nâng cao VSATTP, GTGT và BVMT trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ ở Việt Nam bằng hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin – Trường hợp ngành hàng Gà”.

Thiết kế và thực thi các tiếp cận chính sách vì người nghèo nông thôn

1-7-2016

Dự án đã kiên trì thực hiện các nghiên cứu đánh giá rủi ro và dễ bị tổn thương của người sản xuất nhỏ và người nghèo nhằm xây dựng những chính sách hỗ trợ họ trong việc quản lý, đối phó với rủi ro.

Agribank ký kết Hợp đồng vay phụ Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

10-6-2016

Sáng ngày 09/6/2016, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(Agribank) tham gia Lễ ký kết Hợp đồng vay phụ đợt 1 Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) do Ngân hàng Thế giới tài trợ cùng 03 ngân hàng khác là Ngân hàng Hợp tác xã (Co-op Bank), Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng Phương Đông (OCB).

Phát triển Dịch vụ tài chính vi mô, Agribank góp phần vào thành công xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam

26-5-2016

Thực tế đã chứng minh rằng, tài chính vi mô là hoạt động có ý nghĩa xã hội sâu sắc và ngày càng lớn mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trải qua 30 năm đổi mới với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo. Trong những thành tựu quan trọng đó, hoạt động tài chính vi mô của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) có phần đóng góp tích cực.

Agribank - Điểm sáng triển khai dịch vụ Nộp thuế điện tử

14-5-2016

Chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Thuế về triển khai dịch vụ Nộp Thuế điện tử ngày 11/7/2014, đến nay, Agribank đã xây dựng được hệ thống nộp thuế điện tử tập trung, có tính sẵn sàng và hiệu năng cao, phục vụ nhu cầu nộp thuế 24/7 của các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu triển khai trong toàn hệ thống. Dữ liệu trao đổi hệ thống Nộp thuế điện tử của Agribank và Tổng cục Thuế được xác thực bằng chữ ký điện tử đảm bảo chính xác, an toàn và bảo mật.