TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tọa đàm chính sách PPP cho một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững tại Việt Nam

Ngày đăng: 12 | 07 | 2016

Nhằm trình bày kết quả nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các giải pháp nhằm cải thiện khung chính sách PPP và cơ chế nhân rộng các mô hình PPP trong nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT phối hợp với Grow Asia tổ chức hội thảo “Tọa đàm chính sách PPP cho một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững tại Việt Nam.”

Mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là một mô hình đang được chính phủ VN cũng như các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm và thúc đẩy phát triển. Mô hình này đã được triển khai trong nhiều năm nay trong lĩnh vực xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư còn khá mới mẻ, mới chỉ thực sự được triển khai tích cực trong vài năm gần đây.

TS. Phùng Giang Hải (trái) và TS. Nguyễn Anh Phong (phải) chủ trì buổi Tọa đàm

Được sự tài trợ của Grow Asia, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tiến hành nghiên cứu “Đánh giá khung chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực kinhdoanh nông nghiệp”. Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu là đánh giá khuôn khổ chính sách và thể chế của hình thức đối tác công tư nhằm phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững tại Việt Nam. Các hoạt động chính của nghiên cứu bao gồm : (a) Rà soát và phân tích khuôn khổ chính sách và thể chế PPP trong nông nghiệp ; (b) Phân tích cơ hội và thách thức cho việc áp dụng PPP cho kinh doanh nông nghiệp toàn diện và bền vững tại Việt Nam; (c) Tiến hành 6 nghiên cứu trường hợp nhằm đánh giá mô hình đầu tư PPP cho nông nghiệp trên thực tế ; (d) Đề xuất các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy PPP trong nông nghiệp.

Đại diện Nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Anh Phong - Quyền Giám đốc Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO) đã trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá mô hình đầu tư PPP cho nông nghiệp trên thực tế như (1) PPP trong dịch vụ chuỗi giá trị của Công ty Pepsi Việt Nam với mô hình chuỗi khoai tây tại Lâm Đồng, mô hình chuỗi sản xuất lúa gạo của Tập đoàn Lộc trời tỉnh An Giang; (2) PPP trong hạ tầng phục vụ nông nghiệp tại Trạm bơm điện Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Châu huyện Châu Thành tỉnh An Giang và Công ty Cổ phần Nước sạch và Vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định; (3) PPP trong dịch vụ KHCN tại Trung tâm Đào tạo nông dân cà phê Lâm Đồng (FTC) và Mô hình nghiên cứu giống thanh long chất lượng cao tại Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI).

Quang cảnh buồi làm việc

Tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Quốc Việt – Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang đưa ra kiến nghị về vấn đề trạm bơm điện: “Bộ Nông nghiệp &PTNT chỉ đạo các tỉnh xúc tiến việc quy hoạch lại hệ thống trạm bơm điện của khu vực ĐBSCL theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời có chính sách hỗ trợ đối với những tổ chức, tư nhân đã tham gia hoạt động lĩnh vực bơm tưới tiêu nhỏ lẽ chuyển nghề, hoặc tham gia vào tổ chức hoạt động theo hình thức mới – bơm tưới tiêu với quy mô lớn hơn với các vùng từ 5.000 ha đến 10.000 ha, để thuận lợi trong việc chống lũ, ứng phó với Biến đổi khí hậu và từng bước hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, đảm bảo hoạt động tốt cho các mô hình Cánh đồng lớn.”

Đại diện Công ty Pepsi Việt Nam cho rằng, về mặt hỗ trợ công, Nhà nước cần khuyến khích nông dân bằng cách hỗ trợ về con giống, hạn tầng kỹ thuật và đảm bảo kho chứa cho sau thu hoạch. Mặt khác, cần có các hợp đồng bao tiêu sản phẩm để đảm bảo quyền lợi người nông dân và họ an tâm tham gia sản xuất.

NỘI DUNG KHÁC

Chương trình Nông thôn mới tại Việt Nam và các bài học kinh nghiệm thực tế từ phát triển phong trào Làng mới ở Hàn Quốc

7-7-2016

Từ ngày 5-8/7/2016, đoàn công tác của các chuyên gia Tập đoàn Phát triển Cộng đồng Nông thôn Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Nông thôn Hàn Quốc có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, nhân dịp này Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Chương trình Nông thôn mới tại Việt Nam và các bài học kinh nghiệm thực tế từ phát triển phong trào Làng mới ở Hàn Quốc”.

Áp lực cạnh tranh nông nghiệp Cần giải pháp chống các cú “sốc” từ thị trường thế giới

28-5-2016

Nhiều yếu tố bất lợi như: giá xuất khẩu (XK) thấp, bất lợi kép tỷ giá, chênh lệch giá thành và năng suất giữa nông nghiệp Việt Nam và đối thủ cạnh tranh thu hẹp… đang khiến sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam yếu đi. Theo nhiều chuyên gia, để phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững, mấu chốt phải là tăng chất lượng nông sản, đồng thời khẩn cấp có những đối sách để chống các cú “sốc” từ thị trường thế giới.

THƯ MỜI BÁO GIÁ

6-5-2016

Về việc: Cung cấp dịch vụ tổ chức Hội nghị Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016

THƯ MỜI TUYỂN DỤNG

1-6-2016

Trung tâm Thông tin PTNNNT- Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT muốn tìm nhóm 02 chuyên gia có kinh nghiệm phiên dịch trực tiếp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thư mời báo giá

18-4-2016

V/v tham gia chào giá cạnh tranh sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt điều hòa.

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ

1-6-2016

Thiết kế và thi công backdrop, giá cuốn, băng rôn, sơ đồ phục vụ hoạt động “Diễn đàn đất đai khu vực sông Mê Kông năm 2016

Hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin – Trường hợp ngành hàng Gà

30-6-2016

Ngày 30/06/2016, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Nâng cao VSATTP, GTGT và BVMT trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ ở Việt Nam bằng hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin – Trường hợp ngành hàng Gà”.

Thiết kế và thực thi các tiếp cận chính sách vì người nghèo nông thôn

1-7-2016

Dự án đã kiên trì thực hiện các nghiên cứu đánh giá rủi ro và dễ bị tổn thương của người sản xuất nhỏ và người nghèo nhằm xây dựng những chính sách hỗ trợ họ trong việc quản lý, đối phó với rủi ro.

Agribank ký kết Hợp đồng vay phụ Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

10-6-2016

Sáng ngày 09/6/2016, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(Agribank) tham gia Lễ ký kết Hợp đồng vay phụ đợt 1 Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) do Ngân hàng Thế giới tài trợ cùng 03 ngân hàng khác là Ngân hàng Hợp tác xã (Co-op Bank), Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng Phương Đông (OCB).

Phát triển Dịch vụ tài chính vi mô, Agribank góp phần vào thành công xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam

26-5-2016

Thực tế đã chứng minh rằng, tài chính vi mô là hoạt động có ý nghĩa xã hội sâu sắc và ngày càng lớn mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trải qua 30 năm đổi mới với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo. Trong những thành tựu quan trọng đó, hoạt động tài chính vi mô của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) có phần đóng góp tích cực.

Agribank - Điểm sáng triển khai dịch vụ Nộp thuế điện tử

14-5-2016

Chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Thuế về triển khai dịch vụ Nộp Thuế điện tử ngày 11/7/2014, đến nay, Agribank đã xây dựng được hệ thống nộp thuế điện tử tập trung, có tính sẵn sàng và hiệu năng cao, phục vụ nhu cầu nộp thuế 24/7 của các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu triển khai trong toàn hệ thống. Dữ liệu trao đổi hệ thống Nộp thuế điện tử của Agribank và Tổng cục Thuế được xác thực bằng chữ ký điện tử đảm bảo chính xác, an toàn và bảo mật.

Agribank - Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn

14-5-2016

Từ khi thành lập năm 1988 đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt thị trường tín dụng nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đổi mới kinh tế đất nước, khẳng định vai trò dẫn đầu trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam trên mọi phương diện.