HỘI THẢO

Hải Phòng: Bỏ hoang hơn 250ha ruộng

Ngày đăng: 13 | 08 | 2013

Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.

Khi nói về tình trạng này, ông Trần Quốc Văn - Trưởng thôn 6 và cũng là thôn bỏ ruộng nhiều nhất xã lắc đầu ngao ngán: “Dân ở đây bỏ ruộng gần hết rồi, dù có nhiệt tình đi vận động bà con về với ruộng nhưng không còn mấy ai mặn mà nữa. Toàn thôn có 89.420m2 đất bỏ không sản xuất của 165 hộ, chiếm hơn 50% số hộ của thôn”.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Đỗ Tác Đề - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tú Sơn cho biết: “Ngoài thôn 6, nhiều thôn khác trên địa bàn xã cũng đang xảy ra tình trạng nông dân bỏ ruộng, không sản xuất. Nguyên nhân có rất nhiều, trước hết do ở xã có một số khu đồng bị ô nhiễm nghiêm trọng do hệ thống thủy lợi bị phá vỡ. Hai là, nông dân không thiết tha với sản xuất do lãi ít, phải đầu tư nhiều nên đã đi làm việc khác. Thứ ba là do bà con ở Tú Sơn vẫn có tập quán 1 năm chỉ cấy 1 vụ, ăn 2 vụ nên thường xuyên có diện tích bị bỏ không trong vụ mùa. Việc bỏ ruộng không sản xuất lác đác từ năm 2008, còn từ 2010 đến nay thì người dân bỏ hàng loạt”.
Hàng trăm ha ruộng trơ gốc rạ vì nông dân bỏ hoang.
 
Cũng giống như nông dân Tú Sơn, vì không điều chế được nguồn nước vào cánh đồng Bà Chèo nên 5 năm nay, người dân xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên chỉ cấy được 1 vụ chiêm, còn vụ mùa bỏ trắng 15ha ruộng. Anh Vũ Đức Đào, ở xóm Bến có 2 sào ruộng bỏ hẳn không cấy vụ nào. Chia sẻ vớiNTNN, anh Đào nói: “Cấy có ăn thua gì đâu, mà có cấy thì lỗ thêm thôi. Tôi để mặc ruộng đầm đấy, ai thích cấy thì cấy nhưng cũng chẳng có ai buồn xin cấy cả”. 
Theo khảo sát của phóng viên NTNN, tình trạng nông dân bỏ ruộng cũng diễn ra ở một số xã khác của huyện Thủy Nguyên như Tam Hưng, An Lư, Gia Minh… Hiện nay, huyện Thủy Nguyên còn có 60ha ruộng kẹt giữa các dự án không thể cấy trồng vì ô nhiễm, vì khó khăn nguồn nước tưới và vì nông dân không thấy lợi ích từ cây lúa.
Theo theo thống kê của Sở NNPTNT Hải Phòng, hiện nay diện tích ruộng nông dân bỏ không canh tác trên toàn thành phố là gần 250ha, trong đó đất không canh tác do thiếu nước, kẹt giữa các dự án khoảng hơn 150ha... 
Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Bí quyết xây dựng NTM của Mỹ Thịnh: Thành lập tổ dịch vụ nông nghiệp

13-8-2013

Dồn điền đổi thửa (DĐĐT), thành lập tổ dịch vụ, đẩy mạnh dạy nghề tạo việc làm tại chỗ cho người dân..., đó là cách xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Mỹ Thịnh (Mỹ Lộc, Nam Định).

“Lấy dân làm gốc”, Dương Huy thành công

14-6-2013

Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cán bộ và đại diện các hộ dân tham gia vào bản dự thảo đồ án quy hoạch phát triển một cách dân chủ, công khai là bí quyết giúp Dương Huy (TP. Cẩm Phả - Quảng Ninh) gặt hái được nhiều thành công trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Xã Hòa Bình: Đồng lòng, hợp sức XDNTM

14-6-2013

Là xã miền núi với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao nên trong quá trình triển khai XDNTM, Hòa Bình (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ nhân dân đồng lòng, hợp sức, phong trào XDNTM ở Hòa Bình đã đạt những kết quả đáng khích lệ.

XDNTM ở Lương Sơn: Khó nhiều mặt

14-6-2013

Tuy giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, nhưng với đặc thù là huyện miền núi nên trong quá trình triển khai XDNTM, một số xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) không tránh khỏi những khó khăn nhất định khi thực hiện một số tiêu chí.

Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng: Mục tiêu chính ở Vĩnh Thành

14-6-2013

Là một trong những xã điểm XDNTM của huyện Châu Thành (An Giang), ngay từ khi bắt tay vào triển khai, Ban chấp hành Đảng bộ xã Vĩnh Thành đã xác định đây là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, vì thế xã đã nhanh chóng thành lập Ban quản lý XDNTM do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Phó chủ tịch UBND xã làm phó ban, thành viên là các trưởng ban, ngành đoàn thể, nông dân tiêu biểu, có uy tín trong xã.

Xây dựng liên minh sản xuất là cơ sở để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững

14-6-2013

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều chương trình, dự án sản xuất an toàn để từng bước nâng cao chất lượng các loại nông sản. Đến nay, Bình Thuận là địa phương có diện tích cây ăn trái sản xuất theo quy trình VietGAP lớn nhất nước. Trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này, ông Huỳnh Thanh Cảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận cho biết:

Thu hút hội viên bằng hoạt động thiết thực

7-5-2013

Ngày 7 và 8.5, Hội Nông dân TP.Hải Phòng tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013-2018 với khẩu hiệu “Đoàn kết - đổi mới - chủ động - hội nhập - phát triển bền vững”.

Đánh giá kết quả Chương trình 02-CTr/TU quý I/2013: Còn nhiều bất cập

7-5-2013

Triển khai Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, XDNTM, từng bước nâng cao đời sống người dân, nhiều huyện, thị xã đã chủ động tổ chức xây dựng, thực hiện chương trình, xác định nội dung trọng tâm đột phá và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nảy sinh một số bất cập, hạn chế từ cơ chế chính sách đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, người dân...

Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ở Hà Nội: Nhiều nội dung chậm vào thực tiễn

7-5-2013

Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội quy định về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố giai đoạn 2012-2016 chính thức triển khai từ tháng 7/2012, nhưng sau gần một năm thực hiện, nhiều nội dung trong Quyết định vẫn chưa đi vào thực tiễn.

Phú Yên: Nông dân “mếu máo” vì lúa ngập úng

15-4-2013

Mấy ngày qua, tỉnh Phú Yên bị ảnh hưởng không khí lạnh, gây mưa to kéo dài, làm cho hàng trăm hecta lúa vụ đông xuân 2012-2013 chưa kịp thu hoạch đã bị ngập úng. Một số nơi lúa bị ngâm nước lâu ngày, mọc mầm ngay trên cây, có nguy cơ mất trắng khiến người dân gặp nhiều khó khăn.

Lay lắt ruộng đồng

28-2-2013

Tây Nguyên đang là cao điểm của mùa khô. Năm nay, mùa khô Tây Nguyên khốc liệt hơn mọi năm: Đồng ruộng không có nước để tưới; người và gia súc không có nước để uống, để sinh hoạt. “Bức tranh khô hạn” đang diễn ra gay gắt trên toàn vùng Tây Nguyên.

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết- cây xóa đói, giảm nghèo bền vững trên vùng đất dốc

28-2-2013

Na Hang là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu là đất đối núi dốc, rất khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện thành công dự án dự án trồng rừng phòng hộ bằng cây chè Shan tuyết trên vùng đồi núi dốc đã và đang mở ra hướng xóa đói, giảm nghèo mới bền vững cho đồng bào các dân tộc nơi đây.