TIN TỨC-SỰ KIỆN

3 năm xây dựng nông thôn mới: Người dân mong chờ điều gì?

Ngày đăng: 13 | 06 | 2013

Theo dự kiến, một trong những nội dung mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội là vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) sau gần 3 năm triển khai thực hiện.

Trước phiên trả lời chất vấn này, NTNN ghi nhận một số ý kiến của người dân.
Ông Nguyễn Chí Dũng - Chủ tịch Hội ND xã Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội): Mong được hỗ trợ chuyển nghề
Hiện xã Tứ Hiệp đã hoàn thành 17/19 tiêu chí, còn 2 tiêu chí chưa hoàn thành là khu trung tâm văn hóa xã và thu nhập bình quân đầu người. Về chủ trương xây dựng NTM, người dân hoàn toàn ủng hộ, qua tuyên truyền đại đa số người dân đã hiểu, xây dựng NTM là xây dựng cho người dân, phục vụ đời sống của người dân, nên tham gia rất nhiệt tình.
Nhưng có điều, hiện nay người dân rất băn khoăn, bởi những năm gần đây, xã Tứ Hiệp là một trong những xã có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp cao, hiện đã bị thu hồi khoảng 50%, giờ chỉ còn 177ha. Trong đó 114ha là ao hồ nuôi trồng thủy sản, 50ha trồng rau và 13ha cấy lúa, dự kiến những năm tới sẽ tiếp tục thu hồi.
Tuy nhiên, có một điều người dân đang rất lo lắng là, vài năm nữa hết đất người dân sẽ làm gì để sinh sống. Mấy năm gần đây, Nhà nước cũng đã hỗ trợ dạy nghề cho người dân, nhưng đa số là những nghề đơn giản, ngắn hạn rất khó xin việc.
Một số gia đình có điều kiện họ đầu tư cho con em ăn học để thoát cảnh làm nông, còn lại vẫn phải bám lấy nông nghiệp để sống. Tôi mong muốn rằng, song song với xây dựng NTM, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa để hỗ trợ người dân chuyển đổi ngành nghề. Một khi đời sống của người dân được đảm bảo, thì việc xây dựng NTM mới có ý nghĩa.
Ông Nguyễn Thành Trí - Chủ tịch UBND xã Đại Mạch (Đông Anh, Hà Nội): Giảm gánh nặng cho xã
Theo cơ chế phân vốn để xây dựng NTM, Nhà nước 70%, người dân đóng góp 30%. Tuy nhiên, đến nay Đại Mạch vẫn chưa nhận được một đồng hỗ trợ nào từ Nhà nước, hiện xã chủ yếu phải cân đối ngân sách xã, hoặc vay vốn để làm các công trình.
Đại Mạch nằm trong tốp các xã xây dựng NTM 2015 – 2020, tuy nhiên hiện xã đã đạt 14/19 tiêu chí, chúng tôi phấn đấu năm 2017 sẽ đạt 19/19 tiêu chí. Là một xã khó khăn của huyện Đông Anh, chúng tôi rất mong muốn Nhà nước, thành phố, huyện sớm giải ngân vốn theo cơ chế, nhằm rút bớt gánh nặng cho xã.
Ông Phùng Xuân Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc): Cần tăng hỗ trợ làm đường
Bắc Bình là một xã còn nhiều khó khăn, đường giao thông, kênh mương thủy lợi dài, trong đó hầu hết chưa được bê tông hóa. Đây là những hạng mục ngốn rất nhiều vốn, trong khi đó ngân sách nhà nước có hạn, vận động người dân cũng đã hết sức.
Bên cạnh đó, theo cơ chế nhà nước hỗ trợ mỗi thôn xây nhà văn hóa chỉ 60 – 80 triệu đồng, trong khi đó, để xây nhà văn hóa đạt tiêu chuẩn NTM, mất khoảng 200 triệu... Tôi đề nghị Nhà nước tăng mức hỗ trợ làm đường giao thông, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa đối với các xã miền núi, khó khăn, có như vậy các xã mới có thể hoàn thành các tiêu chí NTM.
Ông Nguyễn Khắc Dùng - (xã Tân Thịnh, Nam Trực, Nam Định): Dân thành thị cũng phải đóng góp
Người dân thành thị phải có trách nhiệm đóng góp xây dựng NTM. Bởi ai cũng biết, người dân vùng nông thôn là khó khăn hơn cả, thu nhập thấp, bấp bênh, cơ sở hạ tầng, dịch vụ từ điện, nước, y tế đều kém hơn rất nhiều so với vùng thành thị.
Trong khi người dân thành thị thu nhập cao, 100% các công trình, dịch vụ đều do Nhà nước đầu tư, khi triển khai xây dựng NTM, thì lại chỉ có người dân nông thôn phải đóng góp. Tôi nghĩ, Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế hỗ trợ, trong đó nên đưa người dân thành thị vào đóng góp để xây dựng NTM.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/142225p1c24/3-nam-xay-dung-nong-thon-moi-nguoi-dan-mong-cho-dieu-gi.htm

NỘI DUNG KHÁC

Nông dân làm... không lãi

13-6-2013

Chăn nuôi không có lãi. Trồng lúa không có lãi. Hiện lúa chín đầy đồng, trái cây, lợn, gà, cá tra... rất nhiều nhưng tiêu thụ chậm...

Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu nông nghiệp

13-6-2013

Ngày 10.6, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao phúc lợi của người dân

12-6-2013

Nông nghiệp Việt Nam những năm qua đã có bước phát triển đột phá, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp và tính tôn nghiêm của pháp luật

12-6-2013

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự án sửa đổi điều 170 Luật doanh nghiệp, tính đến ngày 1/7/2011 là thời hạn cuối cùng thực hiện đăng ký lại, trong số 6.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì còn khoảng 3.000 doanh nghiệp không đăng ký lại. Các doanh nghiệp này có tổng số vốn đăng ký là 18,5 tỉ USD, số lao động sử dụng là 446.000 người.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Cần liên kết hỗ trợ lẫn nhau

12-6-2013

Nông nghiệp Việt Nam những năm qua đã có bước phát triển đột phá, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, tồn tại, cản trở sự phát triển của ngành như năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh sản phẩm chưa cao, thiếu tính bền vững và xu thế phát triển đang có phần chậm lại… Những tồn tại này đòi hỏi cần có giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Bất cập đất đai ngày càng đậm nét

3-6-2013

Trình bày trước Quốc hội ngày 29/5 về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, cả nước đang còn 2,46 triệu ha đất chưa sử dụng.

Sử dụng đất - quá bất cập

3-6-2013

Dư luận đang nóng lên việc góp ý sửa đổi Luật đất đai nhưng các ý kiến chỉ tập trung vào mục 4 chương 2 - Thu hồi đất mà chưa quan tâm đến mục 2 chương 2 - Quy hoạch sử dụng đất, mục mà việc thực thi luật còn nhiều bất cập, gây nên nhiều lãng phí “khủng”.

Nông dân còn gì?

3-6-2013

Khi người nông dân rời bỏ ruộng đồng, họ chỉ còn con đường bán mồ hôi để kiếm sống với mức giá không thể rẻ mạt hơn. Đó là con đường mà những thế hệ nông dân cha ông họ đã từ chối bằng cách vùng lên quá đà trong cuộc cải cách ruộng đất đầy đau thương hồi giữa thế kỷ trước.

Trả ruộng là hiện tượng không bình thường

3-6-2013

Sau khi NNVN đăng bài “Nằng nặc xin trả ruộng” (trong loạt bài “Mối lo làng quê”) phản ánh việc người dân xin trả ruộng 03 (ruộng phân theo khẩu cho nông dân, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) ở xã Lam Sơn (Thanh Miện, Hải Dương), Đài Truyền hình Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ NN-PTNT), về vấn đề này. NNVN xin giới thiệu ý kiến của TS. Đặng Kim Sơn.

Ai đứng ra tạm trữ lúa, gạo?

3-6-2013

Có thể nói thị trường lúa gạo hiện nay đang gặp khó khăn ở hai mặt tiêu thụ lúa trong dân và vấn đề tạm trữ của Hiệp hội Lương thực VN (VFA). Đi tìm tiếng nói trong việc tạm trữ lúa gạo như thế nào?

Loay hoay điện mía

3-6-2013

Có tiềm năng lớn, có ý nghĩa quan trọng cho phát triển ngành mía đường nói riêng và phát triển nông thôn nói chung, và đã được rục rịch khởi động từ lâu, nhưng đến nay, số nhà máy phát điện từ bã mía vẫn còn đếm trên đầu ngón tay, với công suất khá khiêm tốn. Nguyên nhân chính vẫn ở chuyện giá bán điện cho Tập đoàn Điện lực VN (EVN).

IPhone hay “Ai lúa”?

13-5-2013

TS. Đặng Kim Sơn: "Nhìn vào thắng lợi của nông nghiệp, lại càng thấy đau thêm cho bà con nông dân"... Người Mỹ chỉ cần bán một chiếc điện thoại iPhone cũng đủ mua một tấn gạo của nông dân Việt Nam. Nước ta nên tập trung đầu tư vào công nghiệp hay nông nghiệp?