TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thực phẩm bẩn, độc bủa vây người dân

Ngày đăng: 22 | 10 | 2012

Hoa quả, rau củ, thịt... bị nhiễm bẩn, nhiễm độc bởi bảo quản, chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc... gần đây lại xuất hiện tràn lan khiến người dân hoang mang, lo lắng.

La liệt thực phẩm nhiễm độc
Thông tin về nhiều loại hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc như: nho, lựu, mận...bị phát hiện đều chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt quá ngưỡng cho phép từ 1,5-5 lần được Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa công bố. Đây là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây, nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh, nguy hại đến sức khỏe con người.
Mặc dù công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đã được tăng cường, hoạt động nhập khẩu nông sản từ Trung Quốc tại các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai được siết chặt, tần suất lấy mẫu kiểm tra tăng lên, song, trên thị trường, các loại  rau quả, đặc biệt là hoa quả nhiễm độc nho, lựu vẫn xuất hiện tràn lan, ngày càng nhiều.
 
Tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), theo đại diện Ban quản lý chợ, thời gian này dù số lượng các loại quả trên giảm nhiều nhưng mỗi ngày, vẫn có hàng trăm tấn hoa quả, rau củ Trung Quốc được nhập về chợ. Cảnh buôn bán diễn ra tấp nập trước khi chuyển đi tới các chợ lẻ, về tận nông thôn.
Trên thị trường, từ chợ lớn nhỏ đến những ngõ hẻm, đâu đâu cũng thấy xuất hiện những hàng bán các loại hoa quả có trong danh sách hoa quả chứ chất độc hại, vượt quá ngưỡng cho phép với giá rẻ hơn nhiều lần so với hoa quả nội cũng như hoa quả nhập từ các nước khác. Người bán cũng vô tư tràn ra vỉa hè, lấn chiếm lòng đường.
Điều đáng lo ngại là, không chỉ có các loại nông sản nhiễm độc nhập khẩu từ Trung Quốc xuất hiện trên thị trường mà ngay cả những thực phẩm sản xuất trong nước bị phát hiện sử dụng chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc, đường hóa học... cũng nằm trong danh mục chất cấm ngày một nhiều hơn.
Với mặt hàng thực phẩm thịt, liên tiếp có những thông tin người chăn nuôi sử dụng các chất cấm không nằm trong danh sách các chất được sử dụng trong chăn nuôi, ảnh hưởng tới sức khỏe  người sử dụng thịt.
Cách đây vài tháng, nhiều mẫu thịt lợn tại một số tỉnh thành trên cả nước bị cơ quan chức năng phát hiện có sử dụng Beta agonists là nhóm hooc môn tăng trưởng có tác dụng làm giảm lượng mỡ tăng lượng lạc ở lợn. Người chăn nuôi cho lợn ăn chất này với mục đích tạo nạc cho lợn.
Sau vụ thịt lợn chứa chất tạo nạc, đầu tháng 10 này, một số cơ sở giết mổ tại TP.HCM bị phát hiện có sử dụng thuốc an thần tiêm để thịt lợn đẹp và dai hơn.
Theo một số nhà chuyên môn, thuốc an thần ngoài tác dụng chống động kinh và làm giảm đau trong mổ động vật thì còn có tác dụng làm thịt dẻo dai và tươi. Tuy nhiên, với bất cứ loại thuốc nào khi tiêm cho lợn phải sau 14 ngày mới đào thải hết, và sau thời gian đó mới được đi giết mổ còn nếu không lượng thuốc tồn dư trong thịt lợn sẽ xâm nhập vào cơ thể con người khi ăn thịt loại này.
Ngay cả đến những thực phẩm khác như giá đỗ, măng hay những thực phẩm chế biến như bò viên, mực... cũng liên tiếp bị phát hiện được ủ ướp bằng các chất độc hại. Mới đây nhất là vụ bắp luộc bị phát hiện có sử dụng hóa chất và pin luộc chung để giúp cho bắp ngon, và lâu ôi thiu.
Dân bất an
Không ít người dân sau khi nghe những thông tin về hoa quả, thực phẩm nhiễm độc đều cảm thấy bất an và không khỏi lo lắng khi cuộc sống bị bủa vây bởi những thực phẩm như vậy.
 
Bác Nguyễn Thị Lanh ở đường Tô Hiệu (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội), lo lắng: "Cái gì cũng bẩn và độc hại, bây giờ không biết ăn thứ gì để tránh. Bẩn còn tạm chấp nhận được chứ độc hại thì khó có thể lường trước được hậu quả". Thịt lợn suốt ngày nhiễm chất nọ chất kia, gà loại thải thì tràn ngập chợ lớn chợ bé. Trong khi đó, nông sản Trung Quốc bán khắp gõ xóm.
"Nhiều loại biết là độc hại nhưng vẫn khó tránh bởi đi chợ, người bán đâu có ghi rõ xuất xứ hàng hóa cho người mua biết. Mà với mắt thường, đâu phải mặt hàng nào người dân cũng có thể phân biệt được rõ. Còn nếu hỏi, họ nói hàng của Việt Nam hết. Chúng tôi lo lắm đấy nhưng chẳng biết làm thế nào", bác Lãnh chia sẻ.
Theo chị Lưu Thanh Hồng ở Kim Mã Thượng (Ba Đình, Hà Nội), thời gian gần đây báo chí liên tục thông tin nhiều loại thực phẩm, rau quả nhiễm độc làm chị cũng không khỏi hoang mang, lo lắng đến sự an toàn cho bữa cơm gia đình.
Chị Hồng cho biết, trước đi chợ thấy cái gì ngon là mua, song giờ phải cân nhắc bởi cứ nhìn thấy hàng hóa cái gì cũng bóng bẩy, ngon mắt cũng sợ. Hàng Trung Quốc nhập về qua các cửa khẩu nhiều vô kể nhưng về tới chợ thành nho Ninh Thuận, Nho Mỹ, thành cam Hà Giang, mận Lai Châu... Chẳng ai nói đó là hàng Trung Quốc. Có chăng chỉ vào các siêu thị mới biết được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
"Trước thì kêu tẩy chay hàng Trung Quốc vì nhiễm độc, nhưng giờ đâu chỉ có hàng Trung Quốc mà ngay cả hàng hóa, thực phẩm trong nước cũng có chất cấm, bày bán la liệt hỏi dân sao không hết lo chứ?", chị Nhung, ngõ 123 Xuân Thủy (Cầu Giấy) ngao ngán.
Nhiều người dân khi được hỏi về tình trạng thực phẩm, rau quả độc hại xuất hiện tràn lan trên thị trường gần đây đều tỏ ra bất an khi sự ăn toàn trong bữa ăn gia đình của họ đang bị đe dọa và đặt ra câu hỏi: Những mặt hàng thực phẩm, rau quả biết rồi có thể ít nhiều tránh hay hạn chế được, vậy còn những hàng chưa biết liệu có tránh được không?
Theo Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Nguồn:http://vef.vn/2012-10-19-thuc-pham-ban-doc-bua-vay-nguoi-dan

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển cà phê chè vùng Tây Bắc

22-10-2012

300 nông dân đại diện cho các hộ trồng cà phê chè ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên đã cùng các nhà quản lý, nhà khoa học, DN thảo luận sôi nổi tại diễn đàn “Liên kết phát triển cây cà phê chè bền vững vùng Tây Bắc" do Trung tâm Khuyến nông QG vừa tổ chức ở TP. Sơn La (tỉnh Sơn La).

An ninh lương thực thế giới: Tiềm ẩn nhiều rủi ro

22-10-2012

Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội nghị thường niên 2012 “Rủi ro trong ngành lúa gạo ở châu Á” được tổ chức tại TP.HCM ngày 17 và 18.10, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro...

Nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam

22-10-2012

Trong thời gian qua, các mặt hàng nông sản của Việt Nam liên tục “chinh phục đỉnh cao” trong xuất khẩu, lọt vào top đầu của khu vực và thế giới. Tuy vậy, sức cạnh tranh và tầm ảnh hưởng của hàng nông sản Việt Nam vẫn còn hạn chế.

Khó kiểm nạn nhập khẩu rau quả bẩn: Kiểm tra chất lượng, ngăn chặn rủi ro từ gốc

18-10-2012

Dư luận đang có rất lo lắng về nông sản NK từ TQ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ việc mất ATTP đối với rau quả nhập khẩu từ TQ như: cải thảo nhiễm phoocmaldehyt; lựu, nho, táo, mận bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Cuối tuần vừa qua, Viện Chiến lược chính sách nông nghiệp nông thôn (Ipsard) phối hợp với VECO tổ chức hội thảo: “An toàn thực phẩm (ATTP) đối với rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ)”.

Khó kiểm soát an toàn thực phẩm rau quả nhập khẩu

15-10-2012

Thị trường Việt Nam đang tràn ngập rau quả NK. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng dường như bị bỏ ngỏ.

Vụ đông ở miền Bắc đối mặt nhiều khó khăn

18-10-2012

Vụ đông xuân 2012 ở miền Bắc được kỳ vọng sẽ đạt giá trị trên 14.000 tỷ đồng. Song hiện nay, việc triển khai bước đầu đang gặp khó khăn do thời tiết, thiếu vốn…

5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam

18-10-2012

Tổ chức Oxfarm tại Việt Nam cho rằng, để “làm mới” được bộ mặt nông nghiệp của mình, Việt Nam cần áp dụng 5 chính sách.

Nông sản nội thua trên "sân nhà": Chịu thua hay quyết đấu?

18-10-2012

Muốn "thắng" được nông sản ngoại, nông dân, doanh nghiệp Việt không thể hy vọng làm được trong một sớm một chiều, càng khó thành công với kiểu sản xuất - kinh doanh "đơn thương độc mã".

Gỡ khó cho “Cánh đồng mẫu lớn”

18-10-2012

Mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" (CĐML) được triển khai tại ĐBSCL đến nay gần 2 năm với diện tích, số lượng nông dân, doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều. Bước đầu, kết quả rất khả quan: Nông dân giảm được giá thành sản xuất, năng suất cao; thu lợi nhuận tối đa; doanh nghiệp thu sản lượng lúa lớn, chất lượng cao, bán được giá... Tuy nhiên, thực tế triển khai càng đại trà, quy mô lớn tại ĐBSCL thì bất cập, vướng mắc phát sinh làm giảm hiệu quả của mô hình được xem là ưu việt nhất của nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo hiện nay...

Thu hút vốn FDI vào chăn nuôi, còn nhiều vướng mắc

17-10-2012

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong giai đoạn 1991-2010 có 478 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp, với tổng số vốn hơn 3 tỷ USD, giúp ngành phát triển nhanh chóng, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

Bức bối chất lượng rau quả nhập khẩu

15-10-2012

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ việc mất an toàn thực phẩm (ATTP) đối với rau quả nhập khẩu (NK) từ Trung Quốc, như: cải thảo nhiễm formaldehyde; lựu, nho, táo, mận bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép... Dư luận băn khoăn: tại sao trong khi rau quả Việt Nam muốn xuất khẩu (XK) sang các nước khác lại chịu sự kiểm tra hết sức nghiêm ngặt về vấn đề ATTP, thì rau quả ngoại lại mặc sức tung hoành trên thị trường nước ta mà không kiểm soát nổi chất lượng.

Giá và chi phí xã hội của việc thu hồi đất

8-10-2012

Những thảo luận chính thức về chính sách đất đai ở Việt Nam tiết lộ cách hiểu lẫn lộn về giá và giá thành (chi phí) xã hội của đất đai. Lẫn lộn này ảnh hưởng bất lợi tới phúc lợi của người nông dân.