TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khó kiểm soát an toàn thực phẩm rau quả nhập khẩu

Ngày đăng: 15 | 10 | 2012

Thị trường Việt Nam đang tràn ngập rau quả NK. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng dường như bị bỏ ngỏ.

Tại Hội thảo “Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) đối với rau quả NK của Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT (Ipsard) tổ chức cuối tuần qua, các chuyên gia cho rằng, ATTP đối với rau quả NK của Việt Nam, nhất là rau quả nhập từ Trung Quốc, đang là vấn đề rất khó kiểm soát đối với các cơ quan chức năng Việt Nam.
Theo đó, mới đây, cơ quan chức năng vừa công bố mẫu lựu NK từ Trung Quốc có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép cao, những chất này gây bệnh về tim, gan, thận, thậm chí ảnh hưởng đến thần kinh. Ngoài mẫu lựu, danh sách “đen” về trái cây nhập từ Trung Quốc còn có thêm nho và mận.
Đây không phải là lần đầu tiên hoa quả tươi NK bị “thổi còi” về chất lượng vệ sinh ATTP. Trước đó, khoảng tháng 7 – 8, Cục BVTV đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ NK từ Trung Quốc và một số nước khác để phân tích, phát hiện 3 mẫu nho và khoai có dư lượng difenoconazole và chlorpyrifos ethyl vượt 3 - 5 lần tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP của Việt Nam.
Khó kiểm soát chất lượng ATTP của rau quả NK
 
Điều đáng lo ngại là các hoạt chất nói trên vượt ngưỡng quy định sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và một số cơ quan nội tạng. Nếu tích lũy vào cơ thể con người theo thức ăn, đến ngưỡng nào đó sẽ gây ra các chứng bệnh về nội tạng và đau thần kinh bộc phát.
Theo điều tra của Ipsard, thị trường rau quả Việt Nam hiện nay trở thành mối quan tâm đặc biệt đối với không chỉ người tiêu dùng mà còn của cả các cơ quan chức năng và cơ sở kinh doanh NK, phân phối hàng rau quả tại Việt Nam. Đối với rau quả NK từ Trung Quốc, việc kiểm soát, kiểm dịch thực vật NK là rất khó khăn, trong khi trang thiết bị chưa đầy đủ.
 Với 3 phương thức kiểm dịch hiện nay là trên hồ sơ, xem xét ngoại quan và xét nghiệm một số tiêu chí thì việc tiến hành chưa chuyên nghiệp và chỉ bằng mắt thường; thậm chí ngay tại cửa khẩu cũng chưa được trang bị những phương tiện cần thiết. Do đó, nếu có nghi ngờ, phải lấy mẫu và gửi về phòng thí nghiệm tại Hà Nội và phải mất từ 5 – 7 ngày sau mới có kết quả, vì thế việc xác định lô hàng có đảm bảo vệ sinh ATTP hay không là rất chậm trễ và hoàn toàn bị động.
Trong khi đó, đối với người tiêu dùng, để nhận biết được đâu là rau bảo đảm ATTP gần như là không thể, trong khi thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm là rất “mù mờ”. Do đó, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP, cơ quan Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, các nhà khoa học, cơ quan báo chí và bản thân người tiêu dùng.
Theo ông Dương Ngọc Thí, Phó Viện trưởng Ipsard, một giải pháp hết sức quan trọng là phải tăng cường nguồn lực và năng lực để có thể kiểm soát rau quả nhập khẩu ngay tại biên giới; đồng thời xem xét lại một số chính sách khi khuyến khích cư dân biên giới tham gia nhập khẩu hàng hóa, song phải kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/101786/Kho-kiem-soat-an-toan-thuc-pham-rau-qua-nhap-khau.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Vụ đông ở miền Bắc đối mặt nhiều khó khăn

18-10-2012

Vụ đông xuân 2012 ở miền Bắc được kỳ vọng sẽ đạt giá trị trên 14.000 tỷ đồng. Song hiện nay, việc triển khai bước đầu đang gặp khó khăn do thời tiết, thiếu vốn…

5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam

18-10-2012

Tổ chức Oxfarm tại Việt Nam cho rằng, để “làm mới” được bộ mặt nông nghiệp của mình, Việt Nam cần áp dụng 5 chính sách.

Nông sản nội thua trên "sân nhà": Chịu thua hay quyết đấu?

18-10-2012

Muốn "thắng" được nông sản ngoại, nông dân, doanh nghiệp Việt không thể hy vọng làm được trong một sớm một chiều, càng khó thành công với kiểu sản xuất - kinh doanh "đơn thương độc mã".

Gỡ khó cho “Cánh đồng mẫu lớn”

18-10-2012

Mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" (CĐML) được triển khai tại ĐBSCL đến nay gần 2 năm với diện tích, số lượng nông dân, doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều. Bước đầu, kết quả rất khả quan: Nông dân giảm được giá thành sản xuất, năng suất cao; thu lợi nhuận tối đa; doanh nghiệp thu sản lượng lúa lớn, chất lượng cao, bán được giá... Tuy nhiên, thực tế triển khai càng đại trà, quy mô lớn tại ĐBSCL thì bất cập, vướng mắc phát sinh làm giảm hiệu quả của mô hình được xem là ưu việt nhất của nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo hiện nay...

Thu hút vốn FDI vào chăn nuôi, còn nhiều vướng mắc

17-10-2012

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong giai đoạn 1991-2010 có 478 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp, với tổng số vốn hơn 3 tỷ USD, giúp ngành phát triển nhanh chóng, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

Bức bối chất lượng rau quả nhập khẩu

15-10-2012

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ việc mất an toàn thực phẩm (ATTP) đối với rau quả nhập khẩu (NK) từ Trung Quốc, như: cải thảo nhiễm formaldehyde; lựu, nho, táo, mận bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép... Dư luận băn khoăn: tại sao trong khi rau quả Việt Nam muốn xuất khẩu (XK) sang các nước khác lại chịu sự kiểm tra hết sức nghiêm ngặt về vấn đề ATTP, thì rau quả ngoại lại mặc sức tung hoành trên thị trường nước ta mà không kiểm soát nổi chất lượng.

Giá và chi phí xã hội của việc thu hồi đất

8-10-2012

Những thảo luận chính thức về chính sách đất đai ở Việt Nam tiết lộ cách hiểu lẫn lộn về giá và giá thành (chi phí) xã hội của đất đai. Lẫn lộn này ảnh hưởng bất lợi tới phúc lợi của người nông dân.

Tập trung ruộng đất và vấn đề xử lý hệ quả

8-10-2012

Kinh nghiệm quốc tế xác nhận rằng hiện đại hóa nông nghiệp luôn đi kèm với việc tập trung ruộng đất một cách có hệ thống và tăng quy mô ruộng đất trung bình của nông hộ, và xu hướng này cũng sẽ diễn ra ở Việt Nam.

Khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng kinh tế Việt Nam, thực trạng và giải pháp

5-10-2012

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là căn dịch tài chính mà các quốc gia trên thế giới đều bị tác động. Việt Nam cũng không ngoài các quốc gia bị tác động về tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa, việc làm cho người lao động kể cả thu hút đầu tư…

“Cò” lúa- Nhìn từ chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo

4-10-2012

Sự xuất hiện của lực lượng chuyên làm dịch vụ môi giới cho chủ máy gặt và hàng xáo với tên gọi "cò" đã tạo nên những luồng dư luận khác nhau xung quanh lực lượng này. Tuy nhiên, dù có đồng tình hay phản đối, thì "cò" vẫn đã và đang tồn tại như một mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo hiện nay.

200 loại sản phẩm làng nghề: Chọn gì để quảng bá thế giới?

4-10-2012

Sản phẩm làng nghề tuy nhiều nhưng ít có sản phẩm nổi bật, hoặc một loại sản phẩm lại được sản xuất tại nhiều địa phương khác nhau...

Quyền lợi người dân ở đâu trong thu hồi đất?

4-10-2012

Quá trình thu hồi đất hiện nay chưa tạo cơ hội cho người nông dân được hưởng lợi từ giá trị của cải tạo ra khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.