TIN TỨC-SỰ KIỆN

5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam

Ngày đăng: 18 | 10 | 2012

Tổ chức Oxfarm tại Việt Nam cho rằng, để “làm mới” được bộ mặt nông nghiệp của mình, Việt Nam cần áp dụng 5 chính sách.

Gánh nặng cho nông hộ
Kết quả điều tra của Oxfarm cho thấy, Việt Nam hiện có 13 triệu hộ nông dân, thì có đến 9 triệu hộ được xếp vào dạng “nông hộ nhỏ. Đây chính là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và gánh nặng nhất hiện nay. Các hộ này đang phải đối mặt với hàng loạt các nguy cơ, đó là cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thiếu thốn đất đai, thời tiết khắc nghiệt, tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thu nhập gia đình thấp.
Trong sản xuất, những nông hộ nhỏ còn phải đương đầu với nhiều rủi ro như dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ngày càng phức tạp; rừng và tài nguyên bị tàn phá nặng nề, khiến họ dễ bị tổn thương bởi tình trạng hạn hán, lũ lụt.
Các nông hộ nhỏ hiện chỉ có khoảng 0,5ha đất/hộ.
 
Cũng theo kết quả điều tra của Oxfarm, hơn 9 triệu nông hộ nhỏ của Việt Nam hiện đang sở hữu bình quân chưa đến 0,5ha đất mỗi hộ và 85% số nông hộ sản xuất quy mô nhỏ của Việt Nam đang sống tập trung ở các tỉnh miền Bắc. Thậm chí, kể cả ở ĐBSCL, phần lớn các hộ nông dân chưa có đến 2ha đất/hộ. Tình trạng manh mún về đất đai là lý do chính khiến thu nhập của nông dân còn thấp.
TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn nhận định: “Từ những phân tích và những câu chuyện có thật, báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” của Oxfarm đã khắc họa đầy đủ, sinh động cả thành công và khiếm khuyết trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Báo cáo đã vang lên tiếng nói bảo vệ những cộng đồng yếu thế, đặc biệt là người nghèo, người nông dân, người nông dân sản xuất quy mô nhỏ, phụ nữ và người dân tộc thiểu số”.
Đầu tư cho sản xuất nhỏ
Báo cáo của Oxfarm đã chỉ ra rất nhiều những con số và trường hợp điển hình cụ thể. Ông Lê Ngọc Thạch – Chủ tịch HTX Đại Nghĩa (Hà Nội) sau khi áp dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI của Oxfarm cho biết: “Tôi thực sự hứng thú khi áp dụng được một kỹ thuật rất mới, có lợi cho người nông dân cả về kinh tế và bảo vệ môi trường, thay đổi nếp nghĩ của người dân và giúp mọi người phát huy những sáng tạo mới”.
Theo Oxfarm, vai trò của người nông dân cần phải được nhìn nhận hơn. Tiếng nói của họ phải được ghi nhận, bởi với 9 triệu nông hộ nhỏ, chiếm gần 80% tổng số nông hộ trên cả nước, nhưng họ chỉ sở hữu không đến nửa ha đất/hộ.
TS Đặng Kim Sơn cho rằng: “Hiện nay, chúng ta đã đưa ra hàng loạt chính sách để tạo ra hành lang pháp lý hỗ trợ các nông hộ nhỏ, song trong quá trình cạnh tranh, họ là người yếu thế. Để cho họ có thể tham gia được vào quá trình phát triển cơ chế thị trường, đòi hỏi phải có những điều chỉnh về thị trường, kết nối người sản xuất nhỏ với nhau để thành những người sản xuất lớn hơn; kết nối họ với chế biến, kinh doanh để nâng cao giá trị gia tăng của họ, đưa họ ra thị trường”.
“Những đề xuất này là yêu cầu bức bách của thực tế cuộc sống và cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển chung”. - TS Đặng Kim Sơn
Nhận thức rõ những thách thức của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Oxfarm đã đề xuất 5 chính sách để thay đổi nông nghiệp, đó là: Chấm dứt đói nghèo, suy dinh dưỡng và giải quyết căn bản các nguyên nhân gây mất an ninh lương thực; Đưa người dân vào tiến trình phát triển và chấm dứt mọi hình thức loại trừ, gạt bỏ; Tăng đầu tư cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ; Cải thiện chính sách đất đai; Tăng cường sức mạnh và sự tham gia của nông dân thông qua các tổ nhóm nông dân.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/107903p1c25/5-chinh-sach-thay-doi-nong-nghiep-viet-nam.htm

NỘI DUNG KHÁC

Nông sản nội thua trên "sân nhà": Chịu thua hay quyết đấu?

18-10-2012

Muốn "thắng" được nông sản ngoại, nông dân, doanh nghiệp Việt không thể hy vọng làm được trong một sớm một chiều, càng khó thành công với kiểu sản xuất - kinh doanh "đơn thương độc mã".

Gỡ khó cho “Cánh đồng mẫu lớn”

18-10-2012

Mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" (CĐML) được triển khai tại ĐBSCL đến nay gần 2 năm với diện tích, số lượng nông dân, doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều. Bước đầu, kết quả rất khả quan: Nông dân giảm được giá thành sản xuất, năng suất cao; thu lợi nhuận tối đa; doanh nghiệp thu sản lượng lúa lớn, chất lượng cao, bán được giá... Tuy nhiên, thực tế triển khai càng đại trà, quy mô lớn tại ĐBSCL thì bất cập, vướng mắc phát sinh làm giảm hiệu quả của mô hình được xem là ưu việt nhất của nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo hiện nay...

Thu hút vốn FDI vào chăn nuôi, còn nhiều vướng mắc

17-10-2012

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong giai đoạn 1991-2010 có 478 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp, với tổng số vốn hơn 3 tỷ USD, giúp ngành phát triển nhanh chóng, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

Bức bối chất lượng rau quả nhập khẩu

15-10-2012

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ việc mất an toàn thực phẩm (ATTP) đối với rau quả nhập khẩu (NK) từ Trung Quốc, như: cải thảo nhiễm formaldehyde; lựu, nho, táo, mận bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép... Dư luận băn khoăn: tại sao trong khi rau quả Việt Nam muốn xuất khẩu (XK) sang các nước khác lại chịu sự kiểm tra hết sức nghiêm ngặt về vấn đề ATTP, thì rau quả ngoại lại mặc sức tung hoành trên thị trường nước ta mà không kiểm soát nổi chất lượng.

Giá và chi phí xã hội của việc thu hồi đất

8-10-2012

Những thảo luận chính thức về chính sách đất đai ở Việt Nam tiết lộ cách hiểu lẫn lộn về giá và giá thành (chi phí) xã hội của đất đai. Lẫn lộn này ảnh hưởng bất lợi tới phúc lợi của người nông dân.

Tập trung ruộng đất và vấn đề xử lý hệ quả

8-10-2012

Kinh nghiệm quốc tế xác nhận rằng hiện đại hóa nông nghiệp luôn đi kèm với việc tập trung ruộng đất một cách có hệ thống và tăng quy mô ruộng đất trung bình của nông hộ, và xu hướng này cũng sẽ diễn ra ở Việt Nam.

Khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng kinh tế Việt Nam, thực trạng và giải pháp

5-10-2012

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là căn dịch tài chính mà các quốc gia trên thế giới đều bị tác động. Việt Nam cũng không ngoài các quốc gia bị tác động về tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa, việc làm cho người lao động kể cả thu hút đầu tư…

“Cò” lúa- Nhìn từ chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo

4-10-2012

Sự xuất hiện của lực lượng chuyên làm dịch vụ môi giới cho chủ máy gặt và hàng xáo với tên gọi "cò" đã tạo nên những luồng dư luận khác nhau xung quanh lực lượng này. Tuy nhiên, dù có đồng tình hay phản đối, thì "cò" vẫn đã và đang tồn tại như một mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo hiện nay.

200 loại sản phẩm làng nghề: Chọn gì để quảng bá thế giới?

4-10-2012

Sản phẩm làng nghề tuy nhiều nhưng ít có sản phẩm nổi bật, hoặc một loại sản phẩm lại được sản xuất tại nhiều địa phương khác nhau...

Quyền lợi người dân ở đâu trong thu hồi đất?

4-10-2012

Quá trình thu hồi đất hiện nay chưa tạo cơ hội cho người nông dân được hưởng lợi từ giá trị của cải tạo ra khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Mở rộng đất nông nghiệp đã đi đến hồi kết

3-10-2012

Số liệu cho thấy giai đoạn "dễ dàng" mở rộng đất nông nghiệpđang đi đến hồi kết, nếu như không muốn nói là đã kết thúc. Việc tăngtrưởng nông nghiệp trong tương lai sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tăng năng suất.

Chính sách đất đai đang vì ai?

3-10-2012

Khó khăn không phải là bởi Chính phủ không sẵn sàng sửa đổi Luật mà bởi thiếu một bộ nguyên tắc hoàn chỉnh cho phép những vấn đề liên quan đất đai (và tài sản) được giải quyết một cách hợp lý và vô tư.