TIN TỨC-SỰ KIỆN

“Cò” lúa- Nhìn từ chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo

Ngày đăng: 04 | 10 | 2012

Sự xuất hiện của lực lượng chuyên làm dịch vụ môi giới cho chủ máy gặt và hàng xáo với tên gọi "cò" đã tạo nên những luồng dư luận khác nhau xung quanh lực lượng này. Tuy nhiên, dù có đồng tình hay phản đối, thì "cò" vẫn đã và đang tồn tại như một mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo hiện nay.

Thông qua “cò”, hàng xáo đưa ghe đơn đi tới nơi là đầy lúa.
Nếu như trước đây, "cò" chỉ làm mỗi vai trò trung gian cho hàng xáo, thì nay "cò" kiêm luôn nhiệm vụ "bắt mối" cho những ông chủ máy gặt. Thu nhập của "cò" vì thế cũng tăng lên đáng kể nên hấp dẫn người dân ở nông thôn "nhanh tay, lanh miệng" tham gia đội quân "cò". Hiện nay, địa phương nào có trồng lúa cũng có vài ba "cò" hoạt động. Sự cạnh tranh vì thế cũng trở nên quyết liệt hơn nên để tồn tại, hơn ai hết, các "cò" đều phải tạo lập cho mình hệ thống khách hàng (chủ máy gặt, hàng xáo và nông dân) dựa trên chữ tín trong quan hệ làm ăn.
"Cò" lúa Nguyễn Phú Điền, ở xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng xuất thân từ ruộng đồng. Anh kể: "Trước đây, cứ tới vụ, tôi lại đi tìm đối tác cho người em làm dịch vụ cày, xới, rồi sau này là máy gặt. Thời gian này, tôi bắt đầu nhận ra, các chủ máy thường không đủ thời gian để đi quan hệ làm dịch vụ với nông dân, nên mới làm thử cho một vài chủ máy. Thấy thu nhập cũng sống được nên tôi làm luôn dịch vụ môi giới cho chủ máy gặt và hàng xáo". Bình quân phí môi giới cho chủ máy gặt và hàng xáo, mỗi công khoảng 30.000 đồng. Còn nếu sang địa bàn khác đã có sẵn "cò", phải liên hệ trước và ăn chia theo tỷ lệ 50-50. Tuy nhiên, có thể sống được với nghề là chuyện không dễ. Ngay từ đầu vụ, "cò" phải nắm được thời điểm gieo sạ, diện tích và giống người dân sử dụng là giống gì. Gần cuối vụ, "cò" cũng phải "bay đi, bay lại" vài cánh đồng ước lượng năng suất, chất lượng lúa tốt, xấu ra sao, lúc nào vô vụ thu hoạch rộ để thông tin cho chủ máy, hàng xáo và báo giá ngược lại cho nông dân. Muốn có nhiều mối, "cò" phải giữ uy tín với chủ máy, hàng xáo và cả đối với người nông dân. Bởi không chỉ làm chức năng môi giới, khi vào vụ, "cò" còn phải đi thu tiền gặt về cho chủ máy, thậm chí kiêm luôn việc mua dầu trả chậm cho chủ máy gặt đến cuối vụ mới thanh toán. Đối với nông dân, "cò" phải giúp nông dân thu hoạch lúa được nhanh nhất, bán được giá và thu tiền nhanh chóng. "Cò" Nguyễn Phú Điền cho biết: "Trên cùng một cánh đồng, có những miếng ruộng không thể đưa máy vào gặt được, nên đội bốc vác, vận chuyển của tôi kiêm luôn nhiệm vụ gặt để đảm bảo lúa được thu hoạch đúng độ chín, ít hao hụt cho nông dân".
Anh Trần Thanh Hoàng, nông dân ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, tuyên bố chắc nịch: "Nông dân bây giờ khỏe lắm, tới vụ thu hoạch chỉ cần a lô cho "cò" làm mọi chuyện từ thu hoạch cho đến mua bán. Còn chuyện "cò" thông đồng ép giá cũng không phải lo, vì chỉ cần a lô một cái là mình biết ngay giá lúa, giá công gặt rồi". Như vậy, dù có hay không có "cò", giá công gặt và giá bán lúa của nông dân cũng không đổi, thu nhập chính của "cò" chính từ sự chia sẻ lợi nhuận với chủ máy gặt và hàng xáo. Nhưng không ai dễ dàng chia sẻ lợi nhuận cho người khác, nếu không mang lại lợi ích. Hàng xáo Mã Danh ở xã Long Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, cho biết: "Ngày trước, nhiều khi phải đánh ghe chạy lòng vòng mấy ngày trời mới mua đủ số lượng lúa. Bây giờ, chỉ cần chi ra 10-20 đồng/kg lúa cho "cò", bảo đảm ghe tới nơi là lúa đủ số lượng, giá cả được biết trước. Tính ra, vẫn lợi hơn so với trước nhiều". Chủ máy gặt Trần Công Tính, từ tỉnh Đồng Tháp qua Sóc Trăng làm ăn, nhận định: "Từ phương xa tới, tụi tui có biết nông dân nào cần thu hoạch, vào thời điểm nào. Với lại, cũng không biết nhà cửa nông dân ở đâu để mà thu tiền gặt. Vì vậy, yên tâm nhất là nhờ "cò" thôi!".
Thực tế sản xuất cho thấy, ít có doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nào có đủ mạng lưới thu mua đến tận nông dân. Phần lớn đều qua trung gian hàng xáo. Tương tự như thế, đội ngũ hàng xáo, chủ máy gặt tuy khá đông đúc, cơ động trong mọi điều kiện, nhưng cũng khó nắm vững hết được vùng nào gieo sạ giống lúa gì, thời điểm thu hoạch lúc nào... Trong điều kiện đó, "cò" lúa nổi lên với vai trò trung gian làm cầu nối giữ thông tin giữa chủ máy gặt, hàng xáo, nông dân trong việc tìm kiếm, điều phối nguồn hàng. Từ đây, mối quan hệ giữa chủ máy gặt - thương lái - "cò" - nông dân được hình thành trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo như một quy luật khách quan xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. 
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/10/36589.html

NỘI DUNG KHÁC

200 loại sản phẩm làng nghề: Chọn gì để quảng bá thế giới?

4-10-2012

Sản phẩm làng nghề tuy nhiều nhưng ít có sản phẩm nổi bật, hoặc một loại sản phẩm lại được sản xuất tại nhiều địa phương khác nhau...

Quyền lợi người dân ở đâu trong thu hồi đất?

4-10-2012

Quá trình thu hồi đất hiện nay chưa tạo cơ hội cho người nông dân được hưởng lợi từ giá trị của cải tạo ra khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Mở rộng đất nông nghiệp đã đi đến hồi kết

3-10-2012

Số liệu cho thấy giai đoạn "dễ dàng" mở rộng đất nông nghiệpđang đi đến hồi kết, nếu như không muốn nói là đã kết thúc. Việc tăngtrưởng nông nghiệp trong tương lai sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tăng năng suất.

Chính sách đất đai đang vì ai?

3-10-2012

Khó khăn không phải là bởi Chính phủ không sẵn sàng sửa đổi Luật mà bởi thiếu một bộ nguyên tắc hoàn chỉnh cho phép những vấn đề liên quan đất đai (và tài sản) được giải quyết một cách hợp lý và vô tư.

Đổi cách tiếp cận về an ninh lương thực?

3-10-2012

Cách tiếp cận hiện nay bỏ qua chi phí cơ hội phải bỏ ra khi duy trì trồng lúa cũng như thu nhập và phúc lợi có được từ việc theo đuổi lợi thế cạnh tranh hiện tại của Việt Nam.

Cho nông dân tạm trữ lúa gạo: Sẽ không “bàn lùi”

26-9-2012

Mặc dù còn nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc cho nông dân trực tiếp tạm trữ lúa gạo và vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo, nhưng Bộ NNPTNT đã chính thức đưa ra quan điểm là sẽ không “bàn lùi”...

Mở rộng và phát triển bền vững mô hình "Cánh đồng mẫu lớn"

26-9-2012

Góp phần xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" được coi là hướng đi đúng hiện nay.

Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn, cách nào?

25-9-2012

Người ta có thể đổ lỗi cho dịch bệnh, chất cấm mới khiến ngành chăn nuôi lao đao từ đầu năm đến nay. Nhưng có lẽ, đó chỉ là "giọt nước làm tràn ly" vì trên thực tế, những bất ổn nội tại của ngành như giá bán bấp bênh, người chăn nuôi khó tiếp cận vốn ưu đãi thì đã được chỉ ra từ nhiều năm trước nhưng dường như vẫn chưa có giải pháp khắc phục. Để ngành chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này, giải pháp trước mắt là "bơm" vốn kịp thời và về lâu dài cần có quy hoạch cụ thể.

Hợp tác xã hay doanh nghiệp?

25-9-2012

Tại buổi góp ý dự thảo Luật Hợp tác xã (HTX) sửa đổi (sẽ được trình lên kỳ họp Quốc hội sắp tới), TS Đinh Xuân Niêm, nguyên Trưởng ban Chính sách và Phát triển HTX (Liên minh HTXVN) cho biết, Luật HTX đầu tiên năm 1996 và Luật HTX sửa đổi năm 2003 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải tiếp tục sửa đổi cho phù hợp thực tế để lĩnh vực kinh tế hợp tác có thể phát triển tốt hơn.

2.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

25-9-2012

Từ nay đến 31.12.2012, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) triển khai gói cho vay 2.000 tỷ tài trợ vốn lưu động với lãi suất ưu đãi 10,99%/năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước.

Làm NTM phải quyết liệt

25-9-2012

Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thực hiện Nghị quyết TƯ 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc biệt là thực hiện Chương trình MTQG XD NTM. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG XD NTM tỉnh Vĩnh Phúc xung quanh vấn đề này.

Xuất khẩu nông sản: Điểm sáng và những bất ổn

25-9-2012

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn thì việc có đến 7 mặt hàng nông sản của Việt Nam gia nhập câu lạc bộ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên (thủy sản, lúa gạo, càphê, cao su, đồ gỗ, khoai mì, hạt điều) đã đưa nông nghiệp trở thành điểm sáng trong nền kinh tế.