TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làm NTM phải quyết liệt

Ngày đăng: 25 | 09 | 2012

Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thực hiện Nghị quyết TƯ 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc biệt là thực hiện Chương trình MTQG XD NTM. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG XD NTM tỉnh Vĩnh Phúc xung quanh vấn đề này.

Nghị quyết 03 - NQ/TU, nền tảng XD NTM
Thưa ông, khi Trung ương bắt tay vào nghiên cứu, soạn thảo Nghị quyết TƯ7 về nông nghiệp, nông dân, dông thôn; Vĩnh Phúc đã có Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn đến 2020. Và, Vĩnh Phúc lại một lần nữa trở thành địa phương đi đầu cả nước về các chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nhìn lại chặng đường gần 80 có Đảng lãnh đạo, Vĩnh Phúc bây giờ và Vĩnh Phú trước đây có truyền thống về các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Thời Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc có “Khoán hộ” làm đổi mới tư duy trong SXNN. Bí thư Hoàng Quy có “Khoán đồi rừng” cơ bản xóa đươc đất trống đồi núi trọc. Bí thư Nguyễn Văn Tôn có “Khoán trâu”. Bí thư Lê Huy Ngọ có “khoán 10”. Bí thư Bùi Hữu Hải có “Khoán sử dụng đất”.
Đến những năm đầu thế kỷ XXI, Vĩnh Phúc có một loạt chính sách như miễn thủy lợi phí, hỗ trợ trồng trọt, chăn nuôi… Đến năm 2006, Vĩnh Phúc có Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân. Đây là nghị quyết tổng hợp tất cả các lĩnh vực, tất cả các chính sách của tỉnh cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Năm 2008, khi Nghị quyết TƯ7 của BCH TƯ Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời, thì thấy nội dung Nghị quyết 03 của tỉnh Vĩnh Phúc là cơ bản phù hợp với Nghị quyết TƯ7. Điều đó khẳng định Vĩnh Phúc đã đi sớm, nhưng vẫn đúng, vẫn phù hợp với chủ trương của Trung ương.
Nói như vậy, lãnh đạo Vĩnh Phúc qua các thời kỳ đã luôn luôn trăn trở, đau đáu và luôn hướng về nông nghiệp, nông thôn, nông dân? 
Là người giúp việc cho lãnh đạo nhiều năm qua, tôi thấy quả đúng là như vậy. Người lãnh đạo không có sự trăn trở, đau đáu với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, không có một cái nhìn xa, rộng, cách nhìn hiện đại, tư duy đổi mới thì không thể có được những nghị quyết đi vào đời sống được như thế.
Sau khi Nghị quyết 03 ra đời, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc có 14 nghị quyết chuyên đề và UBND tỉnh đã có hàng chục quyết định để cụ thể hóa. Và, chính đều này đã mang tính chất quyết định đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Thực tế cho thấy Nghị quyết 03 đã làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Phúc. Giả sử, có Nghị quyết tốt, trúng, đúng nhưng lãnh đạo, chỉ đạo không quyết liệt, không giữ được “ngọn lửa” của người lãnh đạo, chỉ đạo thì nghị quyết đó không thể vào cuộc sống được. Bây giờ đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng BCĐ XD NTM chỉ đạo rất sát sao, khó khăn cái gì là tháo gỡ, yếu kém cái gì là chấn chỉnh ngay lập tức.
Năm 2010, khi Vĩnh Phúc bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình MTQG XD NTM cũng là lúc Nghị quyết 03 đã đi vào đời sống được 4 năm, đó thực sự là điều kiện hết sức thuận lợi?
Khi triển khai XD NTM thì từ Nghị quyết 03, Vĩnh Phúc đã làm được nhiều cái cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiêu chí đầu tiên của XD NTM là quy hoạch, thì từ thưc hiện Nghị quyết 03, Vĩnh Phúc đã có quy hoạch ở 57% số xã. Các tiêu chí ngốn nhiều tiền nhất trong XD NTM là xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng sản xuất thì Vĩnh Phúc đã đạt trên 70%.
Trong khi đó, chủ thể của XD NTM là người dân nông thôn thì đã được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, lao động nông thôn được đào tạo nghề, từng bước hình thành một tầng lớp nông dân kiểu mới có kiến thức, có tay nghề, năng động trong cơ chế thị trường. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa… Tất cả những cái đó là nền tảng cho XD NTM ở Vĩnh Phúc.
Đạt tiêu chí nào chắc tiêu chí đó
Mục tiêu đặt ra của Vĩnh Phúc trong XD NTM như thế nào, thưa ông?
Khi tiến hành XD NTM, chúng tôi chỉ đạo các địa phương tiến hành khảo sát, đánh giá, sau đó so sánh với Bộ tiêu chí quốc gia về NTM xem đã đạt được bao nhiêu, tổng hợp lại đưa ra mục tiêu, rồi đưa vào Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh, phấn đấu đến 2015 có 40% số xã đạt xã NTM. Tiếp đó các địa phương lại rà soát lại một lần nữa và đăng ký thi đua thì có 53/112 xã đăng ký đạt xã NTM vào năm 2015. Đến năm 2020 cơ bản toàn bộ số xã của toàn tỉnh đạt xã NTM. Với những kết quả Vĩnh Phúc đã đạt được từ Nghị quyết 03, việc hoàn thành mục tiêu trên là hoàn toàn có cơ sở thực tế.
Nhiều địa phương khi tiến hành triển khai XD NTM rất lúng túng, không biết làm cái gì trước, cái gì sau, tiêu chí đầu tiên Vĩnh Phúc làm là gì, thưa ông?
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng BCĐ XD NTM tỉnh giao cho các ngành nghiên cứu từng tiêu chí mà ngành mình phụ trách, sau đó lãnh đạo ngành trực tiếp trình bày biện pháp thực hiện trước đồng chí Trưởng ban, đồng chí Trưởng ban duyệt từng chữ một trước mới đưa ra hội nghị thống nhất và triển khai với phương châm là đúng với các tiêu chí của Trung ương nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tế của Vĩnh Phúc.
Làm NTM phải quyết liệt
 
Còn đối với các xã, tỉnh chỉ đạo đầu tiên là phải hoàn tất quy hoạch, sau đó triển khai các tiêu chí phù hợp với điều kiện của xã, ưu tiên các tiêu chí về hạ tầng phục vụ sản xuất. Nhờ vậy mà việc triển khai thực hiện các tiêu chí ở Vĩnh Phúc không bị vướng. Các xã chắc chắn hoàn thành được tiêu chí nào thì làm, không để dở dang. Đạt tiêu chí nào là chắc tiêu chí đó. Đã hoàn thành là phải bền vững.
Vai trò chủ thể của người dân được thể hiện như thế nào, thưa ông?
Để huy động được mọi tổ chức chính trị xã hội và đặc biệt là tạo điều kiện để người dân được làm chủ thể trong XD NTM, Vĩnh Phúc đưa ra chính sách đặc thù là đối với BCĐ cấp huyện bố trí 3 cán bộ chuyên trách, cấp xã thành lập tổ giúp việc có 6 người. Và qua thực tế tại huyện Yên Lạc và Sông Lô, BCĐ của huyện phải do Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban.
Qua thực tế cho thấy, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể đã có vai trò tích cực trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia XD NTM. Người dân trực tiếp tham gia góp ý kiến vào quy hoạch, sau đó quy hoạch được phổ biến công khai. Người dân cũng trực tiếp tham gia đóng góp, thảo luận, xây dựng các đề án và thực hiện giám sát trong quá trình thực hiện các đề án. Từ đó, dân họ thấy được vai trò của họ, trách nhiệm của họ trong XD NTM. 
Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay, kết quả bước đầu Vĩnh Phúc đạt được là gì?
Đến nay đã có 35 xã đạt từ 9-13 tiêu chí, tăng 23 xã so với năm 2010. Có 65 xã đạt trên 5 tiêu chí. Chỉ còn 12 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Đến năm 2013, Vĩnh Phúc phấn đấu có 20 xã đạt chuẩn NTM. Cái lớn nhất Vĩnh Phúc đã đạt được là phong trào XD NTM ở Vĩnh Phúc đã vào guồng. Từ thực tế cho thấy, Vĩnh Phúc sẽ có thể đạt 47% số xã NTM vào năm 2015. Điều này là hoàn toàn trong tầm tay.
Tổng số vốn thực hiện XD NTM Vĩnh Phúc năm 2012 là trên 1.591 tỷ đồng. Trong đó nguồn đầu tư phát triển là trên 935 tỷ đồng (ngân sách tỉnh là trên 733 tỷ đồng; ngân sách huyện là gần 202 tỷ đồng). Vốn sự nghiệp kinh tế là 477 tỷ đồng. Vốn doanh nghiệp đóng góp (dự kiến) là 88 tỷ đồng. Vốn do nhân dân đóng góp (dự kiến) là 86,8 tỷ đồng. Vĩnh Phúc đã dành 4,6 tỷ đồng để tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác XD NTM.
Theo đánh giá của Trưởng BCĐ XD NTM Vĩnh Phúc thì việc triển khai XD NTM đang bị chậm so với kế hoạch đề ra, nguyên nhân từ đâu, thưa ông?
XD NTM là một chương trình rộng lớn, toàn diện, bao gồm tổng thể các mặt ở nông thôn. Trong khi đó việc hướng dẫn bị chậm, có những cái chưa rõ, chưa sát thực tế, từ đó khó khăn, lúng túng trong triển khai thực hiện. Ví dụ như hướng dẫn của các ngành chậm, không sát thực tế. Vì thế, để thực hiện, có những cái Vĩnh Phúc buộc phải làm theo cách của mình.
Công tác tuyên truyền đã có cố gắng nhưng còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa hiểu được XD NTM là gì. Tư tưởng trông chờ, ỉ lại, chủ quan, nóng vội và đặc biệt là tư duy dự án kiểu cũ của cán bộ vẫn còn. Ở một số địa phương, người dân còn coi việc XD NTM là công việc của Nhà nước, của cán bộ, do Nhà nước đầu tư chứ không phải của người dân, chưa phát huy được vai trò chủ thể của cộng đồng trong XD NTM.
Tổ chức bộ máy giúp việc BCĐ hiện nay chủ yếu kiêm nhiệm, chưa có chính sách hỗ trợ để anh em tập trung làm việc. Trong khi đó ở một số nơi thì cán bộ yếu, chưa tâm huyết, chưa quyết liệt…
Xin cảm ơn ông!
Theo Nông nghiệp Việt Nam

 

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu nông sản: Điểm sáng và những bất ổn

25-9-2012

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn thì việc có đến 7 mặt hàng nông sản của Việt Nam gia nhập câu lạc bộ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên (thủy sản, lúa gạo, càphê, cao su, đồ gỗ, khoai mì, hạt điều) đã đưa nông nghiệp trở thành điểm sáng trong nền kinh tế.

Kiên quyết giữ 3,8 triệu hecta đất trồng lúa

24-9-2012

Việt Nam sẽ quản lý chặt và giữ vững 3,8 triệu hecta diện tích đất trồng lúa từ nay đến năm 2030 để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước sức ép của gia tăng dân số, đô thị hóa và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sửa đổi, bổ sung nhiều loại hình bảo hiểm nông nghiệp

24-9-2012

Sau khi bàn với Bộ NN-PTNT về những điều chỉnh chính sách thực hiện bảo hiểm nông nghiệp theo hướng có lợi nhất để nông dân tham gia bảo hiểm, mới đây Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2114/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo hiểm nông nghiệp đã ban hành trong Quyết định 3035/QĐ-BTC ngày 16-12-2011.

Liên kết chuỗi sản xuất nông sản - Nhu cầu bức thiết

24-9-2012

Đến giữa tháng 9-2012, nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL biến động thất thường. Trong khi giá lúa, giá tôm sú tăng vọt do khan hiếm nguồn cung thì mía nguyên liệu, khoai lang, cá tra rơi vào cảnh khốn đốn do giá cả bấp bênh. Sự thăng trầm của hàng nông sản ĐBSCL có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là chưa hình thành được chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ.

"Việt Nam có thế mạnh về lĩnh vực lúa gạo, thủy sản"

24-9-2012

Việt Nam có thế mạnh đặc biệt về chuyên gia trong lĩnh vực lúa gạo và nuôi trồng thủy sản.

Sản xuất lúa lai ở Việt Nam và vấn đề đặt ra

24-9-2012

Thực tiễn phát triển lúa lai trong những năm qua cho thấy, chủ trương đẩy mạnh phát triển lúa lai ở Việt Nam là đúng đắn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Giấy phép xuất khẩu gạo: Cuộc chạy đua có nguy cơ gây lãng phí

24-9-2012

Theo Nghị định 109/2010, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo phải có kho chứa tối thiểu 5.000 tấn, dây chuyền xay xát lúa 10 tấn/giờ. Từ quy định đó, DN đã đổ xô xây kho với số tiền đầu tư hàng trăm tỷ đồng, gây lãng phí khi chính Bộ Công Thương đề nghị dừng việc này.

An ninh lương thực là vấn đề sống còn

24-9-2012

Nền sản xuất lúa gạo Việt Nam đã có những bước tăng trưởng hết sức ấn tượng trong một phần tư thế kỷ vừa qua. Tuy nhiên, thu nhập của người nông dân trồng lúa hiện nay vẫn bấp bênh, không được đảm bảo. Việc đề xuất những chính sách an ninh lương thực bền vững hướng đến người trồng lúa, người nghèo là hết sức cần thiết.

Muốn giá thị trường, đất phải thành tài sản

24-9-2012

Những yếu kém, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai sinh ra một phần từ sự bất cập của một văn bản luật có tới gần 600 văn bản hướng dẫn thi hành, từ việc chính quyền vừa có thể quyết định giao đất, vừa ban hành khung giá đất, tạo thành cơ chế xin - cho, và từ sự chênh lệch hàng chục lần giữa giá đền bù và giá bán ngoài thị trường.

Bất hợp lý giá đất và chính sách đền bù

20-9-2012

Trao đổi với Tiền Phong về Luật Đất đai (sửa đổi), TS Vũ Trọng Bình cho rằng, khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị, người nông dân khi được đền bù nên căn cứ theo giá thị trường qua đấu giá.

Hội thảo “Đổi mới tổ chức ngành Cà phê Việt nam”

20-9-2012

Chiều ngày 19/9, tại TP Buôn Ma Thuột, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức hội thảo “Đổi mới tổ chức ngành Cà phê Việt Nam” nhằm lấy ý kiến của các đại biểu về sự cần thiết phải cải cách thể chế ngành hàng cà phê Việt Nam; về khung sơ đồ tổ chức của các hình thức mới trong tổ chức sản xuất, kinh doanh cà phê.

Cây trồng công nghệ sinh học: Nông dân toàn cầu đang "bỏ túi" hàng tỷ USD

20-9-2012

Cuối tuần qua, tại TP.HCM, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM và tổ chức Croplife Asia đã phối hợp tổ chức cuộc hội thảo cây trồng biến đổi gen (BĐG), tác động kinh tế xã hội và môi trường toàn cầu giai đoạn 1996-2010.