TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sửa đổi, bổ sung nhiều loại hình bảo hiểm nông nghiệp

Ngày đăng: 24 | 09 | 2012

Sau khi bàn với Bộ NN-PTNT về những điều chỉnh chính sách thực hiện bảo hiểm nông nghiệp theo hướng có lợi nhất để nông dân tham gia bảo hiểm, mới đây Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2114/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo hiểm nông nghiệp đã ban hành trong Quyết định 3035/QĐ-BTC ngày 16-12-2011.

Theo đó, bên cạnh loại hình thiên tai: bão, lũ, lụt, hạn, rét đậm, rét hại, sương giá, sóng thần, xâm nhập mặn sẽ được bảo hiểm thì quy định mới đã bổ sung thêm 2 hiện tượng thiên tai nữa là dông và lốc xoáy. Đồng thời, bổ sung thêm là bệnh bạc lá và sâu đục thân vào danh sách cần hỗ trợ bảo hiểm, bên cạnh các rủi ro như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn và rầy nâu.
Tương tự, về điều kiện bảo hiểm đối với các loại vật nuôi, theo quy định mới không còn giữ điều kiện số lượng trâu, bò, heo thịt, gà… phải đạt 30% số lượng vật nuôi trong xã như trước nhằm tạo điều kiện cho tất cả hộ nông dân, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm đều có thể được tham gia bảo hiểm nông nghiệp khi có nhu cầu. Về bảo hiểm đối với tôm, cá theo quy định mới không bắt buộc người tham gia phải cam kết bảo hiểm toàn bộ cơ sở nuôi trồng thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình trên cùng một địa bàn xã, mà có thể lựa chọn một hoặc một số cơ sở nuôi trồng để tham gia.
Ngoài ra, quy định mới còn đưa ra nhiều nội dung sửa đổi, áp dụng các mức hỗ trợ và tiêu chí khác theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân.
Theo Sài Gòn giải phóng

Nguồn: http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2012/9/299083/

NỘI DUNG KHÁC

Liên kết chuỗi sản xuất nông sản - Nhu cầu bức thiết

24-9-2012

Đến giữa tháng 9-2012, nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL biến động thất thường. Trong khi giá lúa, giá tôm sú tăng vọt do khan hiếm nguồn cung thì mía nguyên liệu, khoai lang, cá tra rơi vào cảnh khốn đốn do giá cả bấp bênh. Sự thăng trầm của hàng nông sản ĐBSCL có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là chưa hình thành được chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ.

"Việt Nam có thế mạnh về lĩnh vực lúa gạo, thủy sản"

24-9-2012

Việt Nam có thế mạnh đặc biệt về chuyên gia trong lĩnh vực lúa gạo và nuôi trồng thủy sản.

Sản xuất lúa lai ở Việt Nam và vấn đề đặt ra

24-9-2012

Thực tiễn phát triển lúa lai trong những năm qua cho thấy, chủ trương đẩy mạnh phát triển lúa lai ở Việt Nam là đúng đắn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Giấy phép xuất khẩu gạo: Cuộc chạy đua có nguy cơ gây lãng phí

24-9-2012

Theo Nghị định 109/2010, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo phải có kho chứa tối thiểu 5.000 tấn, dây chuyền xay xát lúa 10 tấn/giờ. Từ quy định đó, DN đã đổ xô xây kho với số tiền đầu tư hàng trăm tỷ đồng, gây lãng phí khi chính Bộ Công Thương đề nghị dừng việc này.

An ninh lương thực là vấn đề sống còn

24-9-2012

Nền sản xuất lúa gạo Việt Nam đã có những bước tăng trưởng hết sức ấn tượng trong một phần tư thế kỷ vừa qua. Tuy nhiên, thu nhập của người nông dân trồng lúa hiện nay vẫn bấp bênh, không được đảm bảo. Việc đề xuất những chính sách an ninh lương thực bền vững hướng đến người trồng lúa, người nghèo là hết sức cần thiết.

Muốn giá thị trường, đất phải thành tài sản

24-9-2012

Những yếu kém, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai sinh ra một phần từ sự bất cập của một văn bản luật có tới gần 600 văn bản hướng dẫn thi hành, từ việc chính quyền vừa có thể quyết định giao đất, vừa ban hành khung giá đất, tạo thành cơ chế xin - cho, và từ sự chênh lệch hàng chục lần giữa giá đền bù và giá bán ngoài thị trường.

Bất hợp lý giá đất và chính sách đền bù

20-9-2012

Trao đổi với Tiền Phong về Luật Đất đai (sửa đổi), TS Vũ Trọng Bình cho rằng, khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị, người nông dân khi được đền bù nên căn cứ theo giá thị trường qua đấu giá.

Hội thảo “Đổi mới tổ chức ngành Cà phê Việt nam”

20-9-2012

Chiều ngày 19/9, tại TP Buôn Ma Thuột, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức hội thảo “Đổi mới tổ chức ngành Cà phê Việt Nam” nhằm lấy ý kiến của các đại biểu về sự cần thiết phải cải cách thể chế ngành hàng cà phê Việt Nam; về khung sơ đồ tổ chức của các hình thức mới trong tổ chức sản xuất, kinh doanh cà phê.

Cây trồng công nghệ sinh học: Nông dân toàn cầu đang "bỏ túi" hàng tỷ USD

20-9-2012

Cuối tuần qua, tại TP.HCM, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM và tổ chức Croplife Asia đã phối hợp tổ chức cuộc hội thảo cây trồng biến đổi gen (BĐG), tác động kinh tế xã hội và môi trường toàn cầu giai đoạn 1996-2010.

Liên kết “4 nhà” hỗ trợ xây dựng NTM

20-9-2012

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tại Việt Nam vừa tổ chức hội thảo về “Bài học kinh nghiệm Dự án IFAD Hà Tĩnh (IMPP) trong xây dựng NTM”.

Góp đất để sản xuất lớn

20-9-2012

Được sự giúp đỡ của Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD), nhiều hộ dân ở xã Khánh Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã góp đất, thành lập hợp tác xã (HTX) để cùng nhau sản xuất lớn.

Dạy nghề cho nông dân: Tăng chế tài, tìm cách làm mới

20-9-2012

Tại Hội nghị giao ban thực hiện Đề án 1956, Bộ LĐTBXH công bố dạy nghề nông dân mới chỉ đạt 28,4% kế hoạch. Ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề) nhận định, để đẩy mạnh tiến độ, các tỉnh cần chủ động hơn nữa.