TIN TỨC-SỰ KIỆN

Dạy nghề cho nông dân: Tăng chế tài, tìm cách làm mới

Ngày đăng: 20 | 09 | 2012

Tại Hội nghị giao ban thực hiện Đề án 1956, Bộ LĐTBXH công bố dạy nghề nông dân mới chỉ đạt 28,4% kế hoạch. Ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề) nhận định, để đẩy mạnh tiến độ, các tỉnh cần chủ động hơn nữa.

Phối hợp chậm, làm chậm!
Tại Hội nghị giao ban thực hiện Đề án 1956, Bộ LĐTBXH cho rằng việc chậm triển khai đề án trong năm 2012 là do chậm về kinh phí. Theo ông, còn có nguyên nhân nào khác không?
- Việc chậm, ngoài vấn đề tài chính còn liên quan tới khâu tổ chức. Khi Đề án 1956 mới ban hành, bên cạnh việc tổ chức dạy nghề của các tỉnh, Tổng cục Dạy nghề tham gia xây dựng những mô hình điểm.
Hiện nay, việc dạy nghề nông dân đã chuyển về Bộ ngành, tổ chức nghề nghiệp như Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi…
Dạy nghề thủ công mỹ nghệ cho nông dân Hưng Yên.
 
Ngoài ra, các tỉnh cũng được trao quyền chủ động triệt để trong việc chọn nghề, chọn chương trình và tổ chức lớp học… Ngành LĐTBXH có nhiệm vụ điều phối, tổng hợp các kế hoạch và kiểm tra. Những ngày đầu phối hợp, có rất nhiều vấn đề cần phải bàn bạc, tháo gỡ nên cũng mất nhiều thời gian.
Cụ thể việc phối hợp sẽ thế nào, thưa ông?
- Theo quy định mới, UBND tỉnh sẽ phê duyệt kế hoạch dạy nghề nông dân và phân bổ kinh phí. Các cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền đều có thể tổ chức lớp học trên cơ sở nhu cầu học nghề của nông dân, trình kế hoạch, nội dung đào tạo, cơ sở đào tạo, dự báo về việc làm sau đào tạo…
Sở LĐTBXH sẽ tổng hợp các kế hoạch này và thẩm định xem việc mở lớp có đúng không, có phù hợp nhu cầu của lao động không và làm kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt. Công việc này không mới nhưng vì có sự hoán đổi nhiệm vụ nên một số chính sách cũng phải sửa cho phù hợp.
Trong cuộc họp, báo cáo của các tỉnh cho thấy có một số tỉnh đã tổ chức mở lớp được 70% kế hoạch, trong khi có tới 14 tỉnh chưa khởi động tổ chức lớp. Vì sao cùng một hoàn cảnh, có tỉnh làm được, có tỉnh lại chưa làm được?
- Một số tỉnh đã hoàn thành 70% kế hoạch dạy nghề như Hậu Giang, Đồng Nai là do họ chuyển kế hoạch từ năm 2011 sang. Chẳng hạn như Hậu Giang có tới 112 lớp chuyển kinh phí từ năm 2011 sang năm 2012 để mở lớp.
Ngoài ra, các tỉnh này cũng bổ sung thêm kinh phí cho dạy nghề, thậm chí còn tự cân đối kinh phí để dạy nghề mà không chờ kinh phí T.Ư phân bổ nên họ làm rất chủ động. Như tỉnh Đồng Nai chi 30 tỷ đồng, Cần Thơ chi 7 tỷ đồng. 14 tỉnh triển khai chậm là những tỉnh trông chờ vào ngân sách T.Ư. Như vậy, muốn đẩy nhanh tiến độ, vai trò của chủ động của các tỉnh và hạt nhân là cấp huyện rất quan trọng
Tìm cách làm mới
Ông có nhận định, các Sở LĐTBXH đã thực hiện vai trò điều phối và kiểm tra việc mở lớp, nếu lớp học không chuẩn sẽ tuýt còi. Thực tế đã có lớp học “không chuẩn” nào bị tuýt còi chưa, thưa ông?
- Ta phải nhìn nhận với nhau công bằng thế này, nông dân hiện nay không lãng phí thời gian đi học những thứ vô bổ. Thực tế các lớp học đều mở ra trên nhu cầu thật sự của bà con, vì nếu không thật, hoặc dạy không thực chất, họ sẽ không đi học. Không có chuyện họ tới ghi tên rồi bỏ về. Tuy nhiên, cũng có một số lớp học mở ra, bà con đi học được một thời gian thì bỏ nửa chừng, vì vướng việc đồng áng, vì lý do cá nhân… Những lớp học mà vắng quá nhiều như vậy thì tất yếu sau đào tạo sẽ không đạt tiêu chí 70% trở lên có việc làm. Như vậy ở đây, vai trò thẩm định rất quan trọng.
Việc “tuýt còi” cũng đã có, Đề án 1956 có chế tài những lớp học mà không đạt trên 70% có việc làm thì cứ mỗi % việc làm giảm đi sẽ phạt 5% kinh phí. Sắp tới, chế tài có thể bổ sung thêm là đơn vị mở lớp, cơ sở đào tạo mà không hiệu quả sẽ bị loại ra khỏi danh sách tham gia dạy nghề nông dân.
Quý IV/2012, Tổng cục Dạy nghề thực hiện việc thanh tra dạy nghề nông dân trên diện rộng. Theo đó, sẽ có 7 đoàn thanh tra đi 7 khu vực thanh tra, kiểm tra toàn diện các hoạt động phối hợp dạy nghề, các vấn đề về tài chính, thực tế mở lớp…
Từ nay tới cuối năm chỉ còn hơn 3 tháng, làm thế nào để vừa đạt tiêu chí việc làm, vừa đạt tỷ lệ người được học như mong muốn?
- Dạy nghề nông dân hiện cũng có trở ngại là do kinh tế khó khăn, sản xuất và kinh doanh ở nhiều nơi bị đình trệ nên vấn đề tạo việc làm ngắn hạn hay chuyển đổi việc làm rất khó, ngay cả ở trong lĩnh vực nông nghiệp. Vấn đề này ngành LĐTBXH hay ngành nào cũng không tháo gỡ được vì đó là vấn đề của cả nền kinh tế.
Hiện Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương và một số mô hình điểm cũng có cách làm hay là đào tạo lao động cho các tập đoàn, các tổng công ty. Hoặc các tỉnh liên kết với các viện nghiên cứu để chuyển giao kỹ thuật mới nhất cho bà con sản xuất, liên kết với doanh nghiệp để dạy nghề có địa chỉ. Về chỉ tiêu, giờ khó đặt vấn đề kịp hay không kịp, mà quan trọng là chất lượng đào tạo và khả năng tạo việc làm.
Xin cảm ơn ông!
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/104609p1c34/day-nghe-cho-nong-dan-tang-che-taitim-cach-lam-moi.htm

NỘI DUNG KHÁC

Tìm lại vị thế cho ngành chăn nuôi lợn: Vì đâu nên nỗi?

20-9-2012

Người ta có thể đổ lỗi cho dịch bệnh, giá cả khiến ngành chăn nuôi chết yểu nhưng có khi nguyên nhân chính lại nằm ở sự quản lý quá lỏng lẻo của các ngành chức năng khi để cho gia súc, gia cầm nhập lậu ngang nhiên vào nội địa, sự bỏ mặc để nông dân tự đối mặt với những khó khăn trong quá trình sản xuất...

Dự thảo Luật Đất đai: Thời hạn giao đất nông nghiệp là 50 năm

11-9-2012

Dự thảo Luật Đất đai: Thời hạn giao đất nông nghiệp là 50 năm.

Tìm lại vị thế cho ngành chăn nuôi lợn

11-9-2012

2012 có vẻ là năm đầy khó khăn với ngành chăn nuôi khi liên tục từ đầu năm đến nay, nông dân phải đối mặt với không ít thách thức, hết giá thức ăn tăng cao lại đến dịch bệnh hoành hành, rồi việc phát hiện chất tạo nạc có trong thịt lợn... Với bằng ấy “cú sốc”, không có gì khó hiểu khi các trang trại bắt buộc phải giảm đàn, thậm chí “treo” chuồng, còn chăn nuôi nhỏ lẻ thì không còn chỗ đứng.

Chặt cà phê trồng hồ tiêu: Hệ lụy khôn lường

11-9-2012

Phần lớn diện tích càphê ở Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ lão hóa khiến năng suất, sản lượng đạt thấp, trong khi giá hồ tiêu ngày một tăng cao. Đây là lý do khiến nhiều nông dân chặt bỏ càphê trồng hồ tiêu. Thực tế này một lần nữa dóng lên hồi chuông cảnh báo về việc sản xuất theo phong trào và vòng luẩn quẩn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương.

Thương nhân nước ngoài thu mua nông sản trái phép: Đi vào hoạt động bí mật, lén lút

11-9-2012

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, từ tháng 05/2011 đến nay, hiện tượng thương nhân nước ngoài vào Việt Nam thu mua nông sản diễn ra trên diện rộng, theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Trước sự vào cuộc kiểm soát chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, họ dần chuyển sang hoạt động bí mật, lén lút...

Hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững, thân thiện với môi trường

11-9-2012

Nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của chúng ta, tăng trưởng nông nghiệp một cách bền vững không chỉ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi sống dân số hiện tại, dân số tăng trưởng hàng năm mà còn nâng cao và cải thiện được chất lượng cuộc sống của người dân trong sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khác. Do đó, chung tay phát triển nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bối cảnh hiện nay.

Tăng cường quản lý tạm nhập tái xuất

11-9-2012

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 23 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Sẽ cơ cấu lại nền nông nghiệp

7-9-2012

“Việt Nam sẽ cơ cấu lại nền nông nghiệp, tập trung khai thác tốt nhất các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để giảm tổn thất trong sản xuất và sau quy hoạch…”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trước 500 đại biểu quốc tế có mặt ngày thứ tư (6/9) phiên trù bị Hội nghị Toàn cầu về Nông nghiệp, An ninh lương thực và Biến đổi khí (AFC) lần thứ hai.

Sản xuất vụ đông ở các tỉnh miền Bắc: Mục tiêu 32 triệu đồng/ha

7-9-2012

Theo kế hoạch sản xuất vụ đông 2012 tại các tỉnh phía Bắc vừa được Bộ NNPTNT công bố, diện tích gieo trồng các cây vụ đông năm nay sẽ đạt 470.000ha, tập trung chủ yếu vào các loại cây: ngô, đậu tương, lạc, khoai tây…

TS Đặng Kim Sơn: Hết gạo chạy rông mới coi trọng nông dân

15-8-2012

"Nghề nông tác động tới an ninh và an toàn thực phẩm, lương thực, tác động trực tiếp tới thiên nhiên, đó là một nghề quan trọng mà những người lười biếng, kém hiểu biết không được làm. Đứng từ quan niệm như thế thì vị thế người nông dân phải khác hẳn" - TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng theo thời vụ

29-8-2012

Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, thời gian vừa qua thời tiết thuận lợi do có mưa nhiều tại các địa phương trên cả nước nên các tỉnh đã tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng theo thời vụ. Đồng thời thực hiện chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng và khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch.

Đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp

29-8-2012

Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) đã có văn bản chỉ đạo 5 ngân hàng quốc doanh đẩy mạnh cho vay nông ngiệp, nông thôn với mức lãi suất cho vay không quá 11%/năm.