TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chặt cà phê trồng hồ tiêu: Hệ lụy khôn lường

Ngày đăng: 11 | 09 | 2012

Phần lớn diện tích càphê ở Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ lão hóa khiến năng suất, sản lượng đạt thấp, trong khi giá hồ tiêu ngày một tăng cao. Đây là lý do khiến nhiều nông dân chặt bỏ càphê trồng hồ tiêu. Thực tế này một lần nữa dóng lên hồi chuông cảnh báo về việc sản xuất theo phong trào và vòng luẩn quẩn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương.

Rất nhiều hộ dân đốt phá rẫy cà phê để trồng hồ tiêu.
“Chuyện cũ như mới”!
Thời điểm này, phần lớn diện tích càphê ở các tỉnh Tây Nguyên đã và đang bước vào thời kỳ lão hóa nên sản lượng, năng suất có dấu hiệu giảm dần theo từng niên vụ, ngược lại, giá tiêu đang có xu hướng tăng (120.000 -130.000 đồng/kg). Đây chính là nguyên nhân khiến nông dân các tỉnh chặt bỏ càphê để trồng hồ tiêu.
Ông Nguyễn Bá Khẩn ở xã Tân Tiến (Buôn Đôn - Đắk Lắk) cho biết, gia đình có 5 sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2) càphê canh tác được 17 năm, đến nay, hầu hết diện tích càphê đã già cỗi nên sản lượng thu về chẳng đáng là bao, trong khi tiêu đang có giá nên ông chặt bỏ càphê để trồng tiêu.
Cũng chung “chí hướng” với ông Khẩn, ông Nguyễn Văn Hải ở xã Ea Nhôn (Buôn Đôn) đang đưa trên 400 trụ tiêu vào trồng dày đặc trong 4 sào càphê đã già cỗi. Ông Hải cho hay: “Tôi chưa phá càphê vội vì để che bóng mát cho tiêu, chờ 1 năm sau, khi tiêu bén xanh mới chặt bỏ hoàn toàn. Khó khăn lớn nhất trong việc trồng tiêu là giá trụ hơi đắt, trên 200.000 đồng/trụ, trước đây rừng còn nhiều nên dễ kiếm gỗ, giờ phải mua lại nên chi phí sản xuất đội lên khá cao”, ông Hải nói.
Tại Cư Kuin (Đắk Lắk), những năm trước, toàn huyện có khoảng 1.200ha tiêu, năm nay tăng lên 1.500ha, tập trung chủ yếu ở các xã Ea Bhôk, Ea Ning, Ea Hu… Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp Đắk Lắk, diện tích tiêu của tỉnh không dừng lại ở con số 5.700-5.800ha mà sẽ tăng gấp đôi so với quy hoạch, khoảng 10.000ha. Các vùng trồng tiêu ngoài quy hoạch ở địa bàn các huyện Ea H’Leo, Krông Buk, Buôn Hồ, Krông Pak, Krông Năng… hiện đã lên đến 300 - 400ha.
Lâm Đồng là tỉnh đứng thứ hai cả nước (sau Đắk Lắk) về diện tích càphê với gần 145.000ha, chiếm khoảng 26% tổng diện tích và 28% sản lượng càphê cả nước. Tuy nhiên, cây càphê đang có dấu hiệu bị thất sủng khi tiêu liên tục xác lập những mốc giá mới. Mặc dù chưa có số liệu thống kê về diện tích càphê bị chặt bỏ nhưng diện tích tiêu đã tăng lên gần 1.000ha, tập trung tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Đáng chú ý là trong số này có một số diện tích không nhỏ từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ yếu là việc phá vườn cây càphê chuyển sang trồng hồ tiêu.
Hệ lụy khôn lường
Ồ ạt trồng tiêu nhưng người dân lại không tìm hiểu xem vùng đất, khí hậu địa phương mình có phù hợp hay không? Hậu quả là nhiều gia đình ngậm ngùi “ôm trái đắng”.
Bà Lê Thị Tám ở xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk) cho biết: “Gia đình có hơn 600 trụ tiêu mới trồng cuối năm 2010, đến nay không hiểu sao vườn tiêu có biểu hiện chững lại rồi vàng lá và chết rất nhanh, hiện đã chết trên 300 trụ, nhiều trụ khác đang tiếp tục vàng lá”. Theo phỏng đoán của bà Tám, có lẽ tiêu chết là do thời gian qua tiêu bị ngập úng vì mưa nhiều. Bà cho biết thêm, trước đây, gia đình có 6 sào càphê già cỗi, sản lượng chẳng được bao nhiêu, thấy tiêu được giá nên bà phá bỏ vườn càphê để trồng tiêu. Giờ thì càphê không còn nhưng tiêu cũng chẳng cho thu hoạch.
Chung số phận với những vườn tiêu khác, vườn tiêu của gia đìnhanh Bùi Văn Nghĩa ở xã Quảng Phú (Cư M’gar) cũng đã chết 100/300 trụ với triệu chứng tương tự. Theo anh Nghĩa, từ khi phát hiện vườn tiêu nhiễm bệnh, gia đình tìm mua thuốc chữa trị những vẫn không hiệu quả.
Việc chặt ồ ạt chặt phá càphê ở Tây Nguyên còn là mối đe dọa lớn đối với việc phát triển bền vững cây càphê tại đây. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk, tỉnh đã và đang thực hiện đề án phát triển càphê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với một số chỉ tiêu cụ thể: duy trì diện tích ổn định 150.000ha, sản lượng bình quân 400.000 tấn/niên vụ... Tuy nhiên, việc thực hiện đề án này không hề đơn giản bởi 85% diện tích càphê là do người dân tự trồng và quản lý, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Việc chuyển đổi cây trồng tự phát như hiện nay cũng đe dọa đến tiến độ thực hiện đề án nếu ngành chức năng không sớm tích cực vào cuộc.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/9/36224.html

NỘI DUNG KHÁC

Thương nhân nước ngoài thu mua nông sản trái phép: Đi vào hoạt động bí mật, lén lút

11-9-2012

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, từ tháng 05/2011 đến nay, hiện tượng thương nhân nước ngoài vào Việt Nam thu mua nông sản diễn ra trên diện rộng, theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Trước sự vào cuộc kiểm soát chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, họ dần chuyển sang hoạt động bí mật, lén lút...

Hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững, thân thiện với môi trường

11-9-2012

Nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của chúng ta, tăng trưởng nông nghiệp một cách bền vững không chỉ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi sống dân số hiện tại, dân số tăng trưởng hàng năm mà còn nâng cao và cải thiện được chất lượng cuộc sống của người dân trong sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khác. Do đó, chung tay phát triển nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bối cảnh hiện nay.

Tăng cường quản lý tạm nhập tái xuất

11-9-2012

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 23 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Sẽ cơ cấu lại nền nông nghiệp

7-9-2012

“Việt Nam sẽ cơ cấu lại nền nông nghiệp, tập trung khai thác tốt nhất các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để giảm tổn thất trong sản xuất và sau quy hoạch…”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trước 500 đại biểu quốc tế có mặt ngày thứ tư (6/9) phiên trù bị Hội nghị Toàn cầu về Nông nghiệp, An ninh lương thực và Biến đổi khí (AFC) lần thứ hai.

Sản xuất vụ đông ở các tỉnh miền Bắc: Mục tiêu 32 triệu đồng/ha

7-9-2012

Theo kế hoạch sản xuất vụ đông 2012 tại các tỉnh phía Bắc vừa được Bộ NNPTNT công bố, diện tích gieo trồng các cây vụ đông năm nay sẽ đạt 470.000ha, tập trung chủ yếu vào các loại cây: ngô, đậu tương, lạc, khoai tây…

TS Đặng Kim Sơn: Hết gạo chạy rông mới coi trọng nông dân

15-8-2012

"Nghề nông tác động tới an ninh và an toàn thực phẩm, lương thực, tác động trực tiếp tới thiên nhiên, đó là một nghề quan trọng mà những người lười biếng, kém hiểu biết không được làm. Đứng từ quan niệm như thế thì vị thế người nông dân phải khác hẳn" - TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng theo thời vụ

29-8-2012

Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, thời gian vừa qua thời tiết thuận lợi do có mưa nhiều tại các địa phương trên cả nước nên các tỉnh đã tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng theo thời vụ. Đồng thời thực hiện chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng và khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch.

Đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp

29-8-2012

Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) đã có văn bản chỉ đạo 5 ngân hàng quốc doanh đẩy mạnh cho vay nông ngiệp, nông thôn với mức lãi suất cho vay không quá 11%/năm.

Thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp: Nông dân chưa mặn mà

29-8-2012

“Thủ tục, quy trình còn rườm rà, nhiều nội dung chưa sát thực tế, mức phí bảo hiểm cao khiến cho nông dân chưa mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp...”.

“Liên minh gạo” Đông Nam Á bị nghi ngờ tính khả thi

28-8-2012

5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang bàn bạc tiến tới thành lập một liên minh gạo, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, ý tưởng này khó thành hiện thực.

Giải quyết vấn đề nông, lâm trường: Thà đau một lần rồi thôi

28-8-2012

Viện trưởng Viện Quy hoạch và TKNN, ông Nguyễn Văn Chinh nói với NNVN về những giải pháp dù có thể đau đớn nhưng sẽ chặt đứt được hậu quả trì trệ kéo dài của các nông, lâm trường…

Sản xuất vụ Đông 2012: Tư duy mới, cách làm mới

28-8-2012

Lâu nay, nông dân miền Bắc vẫn có tâm lý coi vụ đông là vụ sản xuất tận dụng giữa hai vụ chính, ai có điều kiện thì làm, không thì bỏ trống đất. Với tư duy này, bà con đã bỏ lỡ nguồn lợi kinh tế khổng lồ mà vụ đông mang lại.