TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thương nhân nước ngoài thu mua nông sản trái phép: Đi vào hoạt động bí mật, lén lút

Ngày đăng: 11 | 09 | 2012

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, từ tháng 05/2011 đến nay, hiện tượng thương nhân nước ngoài vào Việt Nam thu mua nông sản diễn ra trên diện rộng, theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Trước sự vào cuộc kiểm soát chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, họ dần chuyển sang hoạt động bí mật, lén lút...

Hệ lụy khó lường
Nhìn về mặt tích cực, hoạt động của thương nhân nước ngoài góp phần tiêu thụ, giải quyết đầu ra đối với một số loại nông sản có sản lượng lớn và thời vụ thu hoạch ngắn, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, Bộ Công Thương thừa nhận, hiện có không ít trường hợp thương nhân nước ngoài hoạt động trái pháp luật ở Việt Nam.
Thương lái TQ thu mua hải sản ở cảng Hòn Rớ (Nha Trang - Khánh Hòa).
 
Hoạt động trái phép của thương nhân nước ngoài đang có nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến; đẩy giá các loại nông sản lên cao bất thường, gây ra những hệ lụy khó lường. Việc giá biến động bất thường ảnh hưởng tới mặt bằng giá tiêu dùng trong nước, sau đó ảnh hưởng tới giá thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy - hải sản, khiến giá chào bán xuất khẩu không ổn định.
Hơn nữa, việc thu mua của thương nhân nước ngoài còn gây ra tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ cho một số nhà máy nông sản khiến các nhà máy hoạt động cầm chừng, người lao động thiếu công ăn việc làm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu... Việc thu mua ồ ạt không phân biệt chất lượng, kích cỡ, chủng loại đã ảnh hưởng đến uy tín hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Một số thương lái còn thu mua sản phẩm nông nghiệp, vật nuôi với ý đồ xấu, ảnh hưởng đến cảnh quan, tác động tới môi trường. Từ đó, nguồn tài nguyên dần cạn kiệt do đánh bắt, nuôi trồng, khai thác, tận thu trong thời gian ngắn. Hoạt động thu mua trái phép của thương nhân nước ngoài còn gây thất thu thuế cho Nhà nước.
Trước thực trạng trên, Bộ Công Thương đã thành lập các đoàn công tác liên vụ kiểm tra, đánh giá tình hình, chỉ đạo trực tiếp các địa phương. Cụ thể, tháng 7/2011, kiểm tra thu mua chè trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ; kiểm tra thu mua vải thiều ở Bắc Giang; tháng 9/2011 kiểm tra thu mua khoai lang tím trên địa bàn Vĩnh Long; tháng 5/2012 kiểm tra thu mua cua ở Cà Mau... Nhờ đó, hoạt động thu mua trái phép nông sản của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam đã không còn diễn ra công khai, phạm vi rộng mà đi vào hoạt động lén lút, bí mật...
Theo Bộ Công Thương, cần tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu rõ các loại hình thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép hoạt động.
Khó xử lý vì bất cập chính sách
Ông Đào Nguyên Sơn, Phó giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết: “Bắc Giang là tỉnh có vùng vải thiều lớn, sản lượng trung bình 150.000 tấn/năm, thời vụ thu hoạch ngắn. Phần lớn vải thiều phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Năm 2012, có thời điểm giá vải thiều lên đến 30.000 đồng/kg vải tươi. Thương nhân Trung Quốc hoạt động tại tỉnh đều có giấy tờ đầy đủ (hộ chiếu, thị thực), chưa phát hiện ra thương nhân nào trực tiếp mặc cả, mua vải thiều với người dân. Họ thu mua thông qua thương nhân, phiên dịch Việt Nam. Vì vậy, Sở có kiểm tra, giám sát nhưng chưa dám xử lý”.
Ông Nguyễn Xuân Chín, Phó giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh phân trần: “Ở Bắc Ninh hiện có Tập đoàn HDB đang đầu tư xây dựng Trung tâm giao thương quốc tế Chợ Lim. Tại đây có khoảng 50 thương nhân Trung Quốc đang kinh doanh. Tuy nhiên, căn cứ vào tiêu chí quy định pháp luật thì các thương nhân này không được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Vì chưa thể cấp giấy phép nên khó quản lý được họ. Ngoài ra, tỉnh còn có hai làng nghề lớn là Đồng Kỵ và Đại Bái thường xuyên có thương nhân Trung Quốc sang thu mua dưới dạng thô, sau đó thuê xưởng, thuê người làm rồi chuyển sang Trung Quốc bán. Vì họ không trực tiếp thu mua, sản xuất nên cũng khó kiểm soát và xử lý”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng: “Các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các thương nhân nước ngoài cơ bản đã đầy đủ. Tuy nhiên, cũng cần điều chỉnh, bổ sung, theo đó, trong tháng 9/2012, Bộ sẽ hoàn thiện Thông tư hướng dẫn Nghị định 90 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để các địa phương có căn cứ thực hiện. Các địa phương cần tuyên truyền, nêu cao cảnh giác cho người dân để tránh xảy ra hậu quả lớn gây thiệt hại cho nông dân”.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/9/36227.html

NỘI DUNG KHÁC

Hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững, thân thiện với môi trường

11-9-2012

Nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của chúng ta, tăng trưởng nông nghiệp một cách bền vững không chỉ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi sống dân số hiện tại, dân số tăng trưởng hàng năm mà còn nâng cao và cải thiện được chất lượng cuộc sống của người dân trong sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khác. Do đó, chung tay phát triển nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bối cảnh hiện nay.

Tăng cường quản lý tạm nhập tái xuất

11-9-2012

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 23 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Sẽ cơ cấu lại nền nông nghiệp

7-9-2012

“Việt Nam sẽ cơ cấu lại nền nông nghiệp, tập trung khai thác tốt nhất các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để giảm tổn thất trong sản xuất và sau quy hoạch…”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trước 500 đại biểu quốc tế có mặt ngày thứ tư (6/9) phiên trù bị Hội nghị Toàn cầu về Nông nghiệp, An ninh lương thực và Biến đổi khí (AFC) lần thứ hai.

Sản xuất vụ đông ở các tỉnh miền Bắc: Mục tiêu 32 triệu đồng/ha

7-9-2012

Theo kế hoạch sản xuất vụ đông 2012 tại các tỉnh phía Bắc vừa được Bộ NNPTNT công bố, diện tích gieo trồng các cây vụ đông năm nay sẽ đạt 470.000ha, tập trung chủ yếu vào các loại cây: ngô, đậu tương, lạc, khoai tây…

TS Đặng Kim Sơn: Hết gạo chạy rông mới coi trọng nông dân

15-8-2012

"Nghề nông tác động tới an ninh và an toàn thực phẩm, lương thực, tác động trực tiếp tới thiên nhiên, đó là một nghề quan trọng mà những người lười biếng, kém hiểu biết không được làm. Đứng từ quan niệm như thế thì vị thế người nông dân phải khác hẳn" - TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng theo thời vụ

29-8-2012

Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, thời gian vừa qua thời tiết thuận lợi do có mưa nhiều tại các địa phương trên cả nước nên các tỉnh đã tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng theo thời vụ. Đồng thời thực hiện chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng và khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch.

Đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp

29-8-2012

Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) đã có văn bản chỉ đạo 5 ngân hàng quốc doanh đẩy mạnh cho vay nông ngiệp, nông thôn với mức lãi suất cho vay không quá 11%/năm.

Thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp: Nông dân chưa mặn mà

29-8-2012

“Thủ tục, quy trình còn rườm rà, nhiều nội dung chưa sát thực tế, mức phí bảo hiểm cao khiến cho nông dân chưa mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp...”.

“Liên minh gạo” Đông Nam Á bị nghi ngờ tính khả thi

28-8-2012

5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang bàn bạc tiến tới thành lập một liên minh gạo, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, ý tưởng này khó thành hiện thực.

Giải quyết vấn đề nông, lâm trường: Thà đau một lần rồi thôi

28-8-2012

Viện trưởng Viện Quy hoạch và TKNN, ông Nguyễn Văn Chinh nói với NNVN về những giải pháp dù có thể đau đớn nhưng sẽ chặt đứt được hậu quả trì trệ kéo dài của các nông, lâm trường…

Sản xuất vụ Đông 2012: Tư duy mới, cách làm mới

28-8-2012

Lâu nay, nông dân miền Bắc vẫn có tâm lý coi vụ đông là vụ sản xuất tận dụng giữa hai vụ chính, ai có điều kiện thì làm, không thì bỏ trống đất. Với tư duy này, bà con đã bỏ lỡ nguồn lợi kinh tế khổng lồ mà vụ đông mang lại.

Cá tra Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng quốc tế

23-8-2012

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa cho biết, Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) quốc tế đã chính thức chọn vùng nuôi cá tra của Việt Nam để bắt đầu cho chương trình chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng cá tra uy tín, chất lượng, được đưa ra thị trường.