TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn, cách nào?

Ngày đăng: 25 | 09 | 2012

Người ta có thể đổ lỗi cho dịch bệnh, chất cấm mới khiến ngành chăn nuôi lao đao từ đầu năm đến nay. Nhưng có lẽ, đó chỉ là "giọt nước làm tràn ly" vì trên thực tế, những bất ổn nội tại của ngành như giá bán bấp bênh, người chăn nuôi khó tiếp cận vốn ưu đãi thì đã được chỉ ra từ nhiều năm trước nhưng dường như vẫn chưa có giải pháp khắc phục. Để ngành chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này, giải pháp trước mắt là "bơm" vốn kịp thời và về lâu dài cần có quy hoạch cụ thể.

Nhiều bất cập
Nhận định trên sẽ khiến nhiều người đặt câu hỏi, chả lẽ một lĩnh vực có đóng góp nhiều cho ngành nông nghiệp lại phát triển không theo quy hoạch. Nhưng thực tế là, thời gian qua, chúng ta đã quá chú trọng cho hình thức chăn nuôi gia trại, trang trại (chủ yếu là gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài) mà quên đi chăn nuôi quy mô hộ gia đình và không có chính sách hỗ trợ phát triển. Vậy nên mới có chuyện, sau khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hỏi Cục Chăn nuôi về số hộ nuôi lợn sau khi có thông tin chăn nuôi nông hộ đã "chết", lãnh đạo cục mới lập tức cử cán bộ đi khảo sát ở các địa phương. Vì vậy, cứu ngành chăn nuôi không còn là trách nhiệm của riêng Bộ Nông nghiệp và PTNT mà nó đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều cấp, ngành, địa phương và một chiến lược dài hơi, thay vì những chính sách hỗ trợ dù đã có nhưng đến với người chăn nuôi một cách ì ạch và không đầy đủ như hiện nay.
Một góc trang trại nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Trọng Long, xã Tân Ước (Thanh Oai-Hà Nội).
 
Nếu nhìn vào số lượng đàn heo giảm ở các địa phương (Đồng Tháp, Long An,… đàn heo giảm từ 30-50%), người ta sẽ không khỏi đau lòng và lo lắng tình trạng thiếu thực phẩm sẽ diễn ra. Điều này rõ ràng là một nghịch lý không thể chấp nhận ở một nước có đến hơn 70% nông dân làm nông nghiệp và heo, gà là những con vật quen thuộc, đã đi vào ca dao, tục ngữ. Nguyên nhân khiến tất cả các trang trại nuôi heo phải đóng cửa, giảm đàn, khiến những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng chả dám tơ tưởng là thiếu vốn trầm trọng, là giá bán thấp. Vậy tại sao ngân hàng vẫn đủng đỉnh, thờ ơ đến lạnh lùng khi không bơm vốn, tại sao người tiêu dùng ở các chợ trên thành phố vẫn phải mua thực phẩm với giá cao? Trong chuỗi sản xuất - cung ứng này, ai là người được lợi và vai trò của quản lý thị trường, ngành chức năng ở đâu khi để sự vô lý này tồn tại từ năm này sang năm khác?
Nhiều ý kiến cho rằng, thời điểm này, điều người chăn nuôi cần nhất là vốn. Tuy nhiên, dù Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo nhưng các ngân hàng vẫn tiến hành chậm chạp, nhiều nông dân vẫn than không vay được. Ông Trần Minh Trí ở phường 2 (TX. Sa Đéc - Đồng Tháp) cho biết: "Nghe thông tin giãn nợ, khoanh nợ và tiếp tục cho vay chăn nuôi với lãi suất ưu đãi, người dân rất mừng. Thế nhưng, khi đề nghị vay vốn chăn nuôi thì ngân hàng nào cũng lắc đầu".
Còn ngân hàng lại có cái lý của mình khi cho rằng, các hộ, cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp phải chứng minh được phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, tính khả thi cao thì mới giải ngân. Xem ra, quy định này chẳng khác gì cái vòng luẩn quẩn trói chân người chăn nuôi, vì để đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng không hề đơn giản.
Cần phải liên kết
Trên thực tế, Việt Nam là nước sản xuất thịt lợn đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, với sản lượng đạt khoảng 3,7 triệu tấn/năm nhưng bất ổn lớn nhất của ngành là vẫn sản xuất theo kiểu tận dụng; chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, thiếu quy hoạch; hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thiếu tính liên kết.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình, trang trại tái đàn, mở rộng chăn nuôi nhưng không nên tái đàn một cách ồ ạt, mua con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc. Việc tái đàn phải đi đôi với việc áp dụng triệt để các biện pháp phòng dịch. Về lâu dài, chúng ta cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất vật nuôi. Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tăng trang trại công nghiệp, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ.
Trong khi đó, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, để chăn nuôi phát triển bền vững, cần coi trọng việc phòng dịch. Nên thành lập ban quản lý chăn nuôi cấp xã, không chỉ quản lý vấn đề phòng trừ dịch bệnh mà còn đưa ra các quyết định phát triển chăn nuôi tại địa phương.
Một số ý kiến khác thì cho rằng, ngành chăn nuôi cần giải quyết 4 vấn đề cơ bản là dịch bệnh, quy hoạch vùng, thức ăn chăn nuôi và giá bán thì mới mong phát triển bền vững. Để bình ổn từ gốc, cần tạo ra chuỗi cung ứng từ chăn nuôi đến thị trường, thông qua đó, Nhà nước hỗ trợ vốn, lãi suất, đặc biệt là hai khâu con giống và nhà máy giết mổ. Ngoài ra, giải pháp hạn chế thực phẩm nhập lậu, đưa thuế giá trị gia tăng (VAT) thức ăn chăn nuôi về mức 0% thay vì 5% như hiện nay cũng đã được các chuyên gia đề cập đến.
Trước những khó khăn của chăn nuôi nhỏ lẻ, Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam đã đề xuất một mô hình liên kết giữa các nhóm hộ với nhau hoặc giữa doanh nghiệp cùng nhiều hộ nông dân. Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, ký hợp đồng với nông dân, còn nông dân góp sức lao động, đất đai, chuồng trại…
Trên thực tế, một số hộ chăn nuôi ở Đồng Nai đã áp dụng theo mô hình này và bình yên vượt qua cơn sóng gió, chăn nuôi vẫn phát triển. Khi tham gia liên kết này, hộ chăn nuôi được công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng nên thời gian vay vốn nhanh chóng hoàn tất và không phải mất những chi phí không cần thiết. Ngoài ra, mỗi bao thức ăn mua trực tiếp từ công ty rẻ hơn so với giá trị trường từ 10.000-12.000 đồng. Các hộ dân, sau khi mua thức ăn của công ty, họ không phải trả tiền ngay mà mang hóa đơn đến ngân hàng, ngân hàng căn cứ vào đó chuyển tiền cho công ty nên ngân hàng yên tâm đồng vốn được giải ngân đúng mục đích, đúng đối tượng và an toàn. Được biết, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đang xây dựng sự liên kết không chỉ có 3 nhà (nhà nông, doanh nghiệp, ngân hàng) mà là 5 nhà (thêm Nhà nước và cơ sở giết mổ) để hoàn tất chu trình sản xuất, tiêu thụ khép kín. Tuy mới đang ở giai đoạn thử nghiệm nhưng nếu thành công thì đây có thể là hướng mở cho ngành chăn nuôi trong giai đoạn khó khăn này.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/VandeSukien/2012/9/36435.html

NỘI DUNG KHÁC

Hợp tác xã hay doanh nghiệp?

25-9-2012

Tại buổi góp ý dự thảo Luật Hợp tác xã (HTX) sửa đổi (sẽ được trình lên kỳ họp Quốc hội sắp tới), TS Đinh Xuân Niêm, nguyên Trưởng ban Chính sách và Phát triển HTX (Liên minh HTXVN) cho biết, Luật HTX đầu tiên năm 1996 và Luật HTX sửa đổi năm 2003 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải tiếp tục sửa đổi cho phù hợp thực tế để lĩnh vực kinh tế hợp tác có thể phát triển tốt hơn.

2.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

25-9-2012

Từ nay đến 31.12.2012, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) triển khai gói cho vay 2.000 tỷ tài trợ vốn lưu động với lãi suất ưu đãi 10,99%/năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước.

Làm NTM phải quyết liệt

25-9-2012

Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thực hiện Nghị quyết TƯ 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc biệt là thực hiện Chương trình MTQG XD NTM. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG XD NTM tỉnh Vĩnh Phúc xung quanh vấn đề này.

Xuất khẩu nông sản: Điểm sáng và những bất ổn

25-9-2012

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn thì việc có đến 7 mặt hàng nông sản của Việt Nam gia nhập câu lạc bộ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên (thủy sản, lúa gạo, càphê, cao su, đồ gỗ, khoai mì, hạt điều) đã đưa nông nghiệp trở thành điểm sáng trong nền kinh tế.

Kiên quyết giữ 3,8 triệu hecta đất trồng lúa

24-9-2012

Việt Nam sẽ quản lý chặt và giữ vững 3,8 triệu hecta diện tích đất trồng lúa từ nay đến năm 2030 để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước sức ép của gia tăng dân số, đô thị hóa và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sửa đổi, bổ sung nhiều loại hình bảo hiểm nông nghiệp

24-9-2012

Sau khi bàn với Bộ NN-PTNT về những điều chỉnh chính sách thực hiện bảo hiểm nông nghiệp theo hướng có lợi nhất để nông dân tham gia bảo hiểm, mới đây Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2114/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo hiểm nông nghiệp đã ban hành trong Quyết định 3035/QĐ-BTC ngày 16-12-2011.

Liên kết chuỗi sản xuất nông sản - Nhu cầu bức thiết

24-9-2012

Đến giữa tháng 9-2012, nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL biến động thất thường. Trong khi giá lúa, giá tôm sú tăng vọt do khan hiếm nguồn cung thì mía nguyên liệu, khoai lang, cá tra rơi vào cảnh khốn đốn do giá cả bấp bênh. Sự thăng trầm của hàng nông sản ĐBSCL có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là chưa hình thành được chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ.

"Việt Nam có thế mạnh về lĩnh vực lúa gạo, thủy sản"

24-9-2012

Việt Nam có thế mạnh đặc biệt về chuyên gia trong lĩnh vực lúa gạo và nuôi trồng thủy sản.

Sản xuất lúa lai ở Việt Nam và vấn đề đặt ra

24-9-2012

Thực tiễn phát triển lúa lai trong những năm qua cho thấy, chủ trương đẩy mạnh phát triển lúa lai ở Việt Nam là đúng đắn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Giấy phép xuất khẩu gạo: Cuộc chạy đua có nguy cơ gây lãng phí

24-9-2012

Theo Nghị định 109/2010, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo phải có kho chứa tối thiểu 5.000 tấn, dây chuyền xay xát lúa 10 tấn/giờ. Từ quy định đó, DN đã đổ xô xây kho với số tiền đầu tư hàng trăm tỷ đồng, gây lãng phí khi chính Bộ Công Thương đề nghị dừng việc này.

An ninh lương thực là vấn đề sống còn

24-9-2012

Nền sản xuất lúa gạo Việt Nam đã có những bước tăng trưởng hết sức ấn tượng trong một phần tư thế kỷ vừa qua. Tuy nhiên, thu nhập của người nông dân trồng lúa hiện nay vẫn bấp bênh, không được đảm bảo. Việc đề xuất những chính sách an ninh lương thực bền vững hướng đến người trồng lúa, người nghèo là hết sức cần thiết.

Muốn giá thị trường, đất phải thành tài sản

24-9-2012

Những yếu kém, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai sinh ra một phần từ sự bất cập của một văn bản luật có tới gần 600 văn bản hướng dẫn thi hành, từ việc chính quyền vừa có thể quyết định giao đất, vừa ban hành khung giá đất, tạo thành cơ chế xin - cho, và từ sự chênh lệch hàng chục lần giữa giá đền bù và giá bán ngoài thị trường.