TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hợp tác xã hay doanh nghiệp?

Ngày đăng: 25 | 09 | 2012

Tại buổi góp ý dự thảo Luật Hợp tác xã (HTX) sửa đổi (sẽ được trình lên kỳ họp Quốc hội sắp tới), TS Đinh Xuân Niêm, nguyên Trưởng ban Chính sách và Phát triển HTX (Liên minh HTXVN) cho biết, Luật HTX đầu tiên năm 1996 và Luật HTX sửa đổi năm 2003 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải tiếp tục sửa đổi cho phù hợp thực tế để lĩnh vực kinh tế hợp tác có thể phát triển tốt hơn.

Nhận thức chưa đúng về HTX
TS Nguyễn Minh Tú, Vụ trưởng Vụ HTX Bộ KH-ĐT, cho rằng, 60% dân số Việt Nam là nông dân và 70% người dân ở nông thôn. Đây là tầng lớp khó khăn nhất, nhưng lại đảm đương lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo nền an ninh lương thực cho cả nước. Trong khi phải cạnh tranh với một thị trường ngày càng khắc nghiệt, đòi hỏi sản phẩm phải chất lượng, đồng đều, có số lượng lớn và phải an toàn vệ sinh thực phẩm thì bà con nông dân lại sản xuất rời rạc, đơn lẻ khoảng 64% hộ nông dân chưa vào HTX.
Vì vậy, về nguyên tắc, HTX, nhất là HTX nông nghiệp (NN) có vai trò đặc biệt ở khu vực nông thôn. Hiện cả nước có trên 14.500 HTX với 7,5 triệu xã viên, tạo việc làm thường xuyên hơn 300.000 lao động; trong số này có 6.631 HTXNN với 5,3 triệu xã viên, chiếm đến 70% tổng số xã viên HTX các loại. Các HTX đã đóng góp bình quân 6,38% GDP (giai đoạn 2002-2011).
Thời gian qua chúng ta chưa nhận thấy tác động quan trọng của HTX đối với nền kinh tế hộ, cá thể xã viên nên chưa tính vào GDP. Điều đáng nói, HTX chỉ chiếm 0,58% tổng nguồn vốn vay tín dụng các các ngân hàng, hầu hết là từ vốn tự có. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn của HTX nếu biết tạo điều kiện để ngành kinh tế hợp tác này phát triển.
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại HTX Nông nghiệp Xuân Lộc (TPHCM).
 
Tuy nhiên, Luật HTX ra đời năm 1996, sau đó sửa đổi năm 2003 vẫn chưa thể hiện rõ vai trò và sự khác nhau về bản chất giữa HTX với doanh nghiệp. Có thể nói, hạn chế lớn nhất là nhận thức chưa đúng về HTX nên dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nhưng HTX vẫn không thể phát triển như mong muốn.
Kết quả là đóng góp GDP của kinh tế hợp tác 15 năm qua lại giảm liên tục, từ trên 10% GDP năm 1995 xuống còn 5,22% GDP năm 2011. Tốc độ tăng giá trị gia tăng thấp, bấp bênh, chỉ bằng tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, từ 4,4% năm 1995 giảm xuống còn 2,8% năm 2011.
Mô hình HTX hiện nay có vấn đề, có tên nhưng không hoạt động (khoảng 3.700 HTX), có ban chủ nhiệm nhưng không có xã viên. Năm 2011 chỉ còn hơn 6.000 HTX hoạt động. Hệ quả là xã viên không gắn bó với HTX, chỉ mang tính hình thức, HTX chưa thật sự hấp dẫn người dân. Tình trạng HTX nhưng “ruột” lại là doanh nghiệp đang tồn tại ở một bộ phận không nhỏ HTX. Có trên 4.700 HTX, chủ yếu trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng dù mang tên HTX nhưng thực chất lại là doanh nghiệp để được hưởng những ưu đãi.
Vẫn là kinh tế tự chủ
Có thể nói, hạn chế của Luật HTX cũng như việc tổ chức thực hiện kém, tâm lý xã hội còn bị ảnh hưởng mô hình HTX kiểu cũ đã kiềm hãm sự phát triển của kinh tế hợp tác, nhất là HTX. TS Đinh Xuân Niêm, nguyên Trưởng ban Chính sách và Phát triển HTX, cho rằng, Luật HTX sửa đổi lần này cần cập nhật những nguyên tắc mà Liên minh HTX thế giới đã tổng kết tại thành phố Manchester (Anh) về những thành quả mà các nước có loại hình HTX hoạt động mạnh, ổn định như Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... HTX có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế và sự ổn định xã hội. Ở Nhật Bản, gần như 100% nông dân trồng lúa và khoảng 80% nông dân trồng rau quả đều vào các HTX.
Dự thảo Luật HTX sửa đổi có gần 2 năm tổ chức góp ý, đã có những tiếp cận về những nguyên tắc và giá trị của những HTX trên thế giới. Nhưng điều quan trọng là phải làm rõ sự khác biệt HTX (vì xã viên) với doanh nghiệp (vì thị trường và muốn tối đa hóa lợi nhuận).
HTX cũng khác biệt với tổ chức từ thiện. Mục tiêu của HTX và doanh nghiệp khác nhau. HTX là tổ chức kinh tế mà mục tiêu số một là phục vụ xã viên, ra đời để làm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của các xã viên. Xã viên có quyền biểu quyết ngang nhau.
Đồng thời xã viên sử dụng các dịch vụ đó để tạo điều kiện cho HTX phát triển. Phần lợi nhuận của HTX, sau khi trích vào các quỹ của HTX, phần còn lại phân phối cho xã viên theo công sức đóng góp, ở đây là mức độ xã viên hợp đồng sử dụng các dịch vụ với HTX.
Ở Pháp, các HTX phải đảm bảo và thỏa mãn 80% nhu cầu dịch vụ mới được xem là không đi lệch hướng, và ngược lại nếu xã viên không sử dụng dịch vụ trong 1 năm sẽ loại ra khỏi HTX. Nếu dịch vụ tồi, chất lượng phục vụ kém, xã viên có quyền yêu cầu tổ chức đại hội bất thường nếu hội đủ 30% tổng số xã viên để yêu cầu ban chủ nhiệm giải trình, thậm chí biểu quyết cách chức. Điều này thể hiện và nâng cao ý thức làm chủ thật sự của xã viên, chứ không phải hình thức như hời gian qua.
Trong lúc HTX phát triển èo uột thì tổ hợp tác lại có sự phát triển vượt bậc, đáng ngạc nhiên với hơn 350.000 tổ hợp tác, gần 4 triệu thành viên. HTX và tổ hợp tác có bản chất tương tự nhau.
Mô hình HTX mới tác động đến lợi ích nông dân; tạo ra 2 kênh tăng trưởng kinh tế (bản thân HTX và kinh tế xã viên); nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng nông sản thông qua hợp tác và nâng cao sức cạnh trạnh thị trường; kết hợp sản xuất, chế biến, tiêu thụ; được chia sẻ lợi ích cả chế biến và tiêu thụ...
Điều cần khẳng định, nông dân vẫn là hộ kinh tế tự chủ, không bị “nuốt” mất như cách nghĩ của không ít bà con. Và mục đích cuối cùng của HTX là giúp chất lượng sống của nông dân được cải thiện theo hướng ngày càng tốt hơn.
Theo Sài Gòn giải phóng

Nguồn:http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2012/9/299813/

NỘI DUNG KHÁC

2.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

25-9-2012

Từ nay đến 31.12.2012, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) triển khai gói cho vay 2.000 tỷ tài trợ vốn lưu động với lãi suất ưu đãi 10,99%/năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước.

Làm NTM phải quyết liệt

25-9-2012

Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thực hiện Nghị quyết TƯ 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc biệt là thực hiện Chương trình MTQG XD NTM. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG XD NTM tỉnh Vĩnh Phúc xung quanh vấn đề này.

Xuất khẩu nông sản: Điểm sáng và những bất ổn

25-9-2012

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn thì việc có đến 7 mặt hàng nông sản của Việt Nam gia nhập câu lạc bộ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên (thủy sản, lúa gạo, càphê, cao su, đồ gỗ, khoai mì, hạt điều) đã đưa nông nghiệp trở thành điểm sáng trong nền kinh tế.

Kiên quyết giữ 3,8 triệu hecta đất trồng lúa

24-9-2012

Việt Nam sẽ quản lý chặt và giữ vững 3,8 triệu hecta diện tích đất trồng lúa từ nay đến năm 2030 để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước sức ép của gia tăng dân số, đô thị hóa và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sửa đổi, bổ sung nhiều loại hình bảo hiểm nông nghiệp

24-9-2012

Sau khi bàn với Bộ NN-PTNT về những điều chỉnh chính sách thực hiện bảo hiểm nông nghiệp theo hướng có lợi nhất để nông dân tham gia bảo hiểm, mới đây Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2114/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo hiểm nông nghiệp đã ban hành trong Quyết định 3035/QĐ-BTC ngày 16-12-2011.

Liên kết chuỗi sản xuất nông sản - Nhu cầu bức thiết

24-9-2012

Đến giữa tháng 9-2012, nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL biến động thất thường. Trong khi giá lúa, giá tôm sú tăng vọt do khan hiếm nguồn cung thì mía nguyên liệu, khoai lang, cá tra rơi vào cảnh khốn đốn do giá cả bấp bênh. Sự thăng trầm của hàng nông sản ĐBSCL có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là chưa hình thành được chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ.

"Việt Nam có thế mạnh về lĩnh vực lúa gạo, thủy sản"

24-9-2012

Việt Nam có thế mạnh đặc biệt về chuyên gia trong lĩnh vực lúa gạo và nuôi trồng thủy sản.

Sản xuất lúa lai ở Việt Nam và vấn đề đặt ra

24-9-2012

Thực tiễn phát triển lúa lai trong những năm qua cho thấy, chủ trương đẩy mạnh phát triển lúa lai ở Việt Nam là đúng đắn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Giấy phép xuất khẩu gạo: Cuộc chạy đua có nguy cơ gây lãng phí

24-9-2012

Theo Nghị định 109/2010, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo phải có kho chứa tối thiểu 5.000 tấn, dây chuyền xay xát lúa 10 tấn/giờ. Từ quy định đó, DN đã đổ xô xây kho với số tiền đầu tư hàng trăm tỷ đồng, gây lãng phí khi chính Bộ Công Thương đề nghị dừng việc này.

An ninh lương thực là vấn đề sống còn

24-9-2012

Nền sản xuất lúa gạo Việt Nam đã có những bước tăng trưởng hết sức ấn tượng trong một phần tư thế kỷ vừa qua. Tuy nhiên, thu nhập của người nông dân trồng lúa hiện nay vẫn bấp bênh, không được đảm bảo. Việc đề xuất những chính sách an ninh lương thực bền vững hướng đến người trồng lúa, người nghèo là hết sức cần thiết.

Muốn giá thị trường, đất phải thành tài sản

24-9-2012

Những yếu kém, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai sinh ra một phần từ sự bất cập của một văn bản luật có tới gần 600 văn bản hướng dẫn thi hành, từ việc chính quyền vừa có thể quyết định giao đất, vừa ban hành khung giá đất, tạo thành cơ chế xin - cho, và từ sự chênh lệch hàng chục lần giữa giá đền bù và giá bán ngoài thị trường.

Bất hợp lý giá đất và chính sách đền bù

20-9-2012

Trao đổi với Tiền Phong về Luật Đất đai (sửa đổi), TS Vũ Trọng Bình cho rằng, khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị, người nông dân khi được đền bù nên căn cứ theo giá thị trường qua đấu giá.