TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cho nông dân tạm trữ lúa gạo: Sẽ không “bàn lùi”

Ngày đăng: 26 | 09 | 2012

Mặc dù còn nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc cho nông dân trực tiếp tạm trữ lúa gạo và vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo, nhưng Bộ NNPTNT đã chính thức đưa ra quan điểm là sẽ không “bàn lùi”...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng tại Hội nghị sơ kết sản xuất lúa vụ hè thu, thu đông và mùa năm 2012 tổ chức ở Long An cuối tuần trước, đã khẳng định sẽ cho nông dân trực tiếp tạm trữ lúa trên tinh thần khó thì gỡ khó, khó thì làm ít trước, sau tăng dần.
Nông dân có thể tạm trữ lúa tại nhà, không cần xây kho nếu bảo đảm được các điều kiện về bảo quản.
 
Để nông dân hưởng lợi
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng nêu quan điểm, nếu cứ cho rằng nông dân (ND) không thể tạm trữ được, doanh nghiệp (DN) không thể mua lúa trực tiếp với ND để tạm trữ thì không có lối ra để giải quyết cơ chế tạm trữ hỗ trợ trực tiếp cho ND. Bởi việc tạm trữ là lâu dài, không phải chỉ áp dụng trong 1, 2 năm. Vì vậy trong quá trình đó, cơ sở vật chất cho tạm trữ ở cấp độ ND sẽ được cải thiện do các chính sách của Nhà nước tác động.
“Một vài năm đầu có thể số ND có điều kiện tạm trữ ít nhưng sẽ tăng dần ở các năm sau, số lượng lúa được DN bao tiêu trực tiếp cũng sẽ tăng lên. Nói chung phải kiên trì với mục đích là việc hỗ trợ lãi suất để tạm trữ, ND phải trực tiếp được hưởng lợi” – Thứ trưởng Bổng kiên quyết.
Để ND có thể tham gia tạm trữ thuận lợi, Bộ NNPTNT cũng xác định các điều kiện về cơ sở vật chất để tạm trữ sẽ đơn giản hơn, chủ yếu quy định về điều kiện bảo quản chứ không bắt buộc phải xây kho nữa và chỉ tạm trữ lúa, không tạm trữ gạo. Giá định hướng cũng bảo đảm ND có lãi 30% cho từng vụ chứ không phải tính bình quân cả năm. Các điều kiện về chứng nhận, giám sát việc tạm trữ cũng rành mạch, đơn giản và dễ thực hiện hơn.
Trao quyền cho các tỉnh
Tại hội nghị, đại diện các tỉnh đều cho rằng trách nhiệm tạm trữ chính vẫn thuộc về các DN kinh doanh, xuất khẩu gạo, trong đó Tổng Công ty Lương thực Miền Nam phải làm “đầu tàu”. Để “ép” các DN này bao tiêu lúa gạo trực tiếp cho ND và cũng để phát triển cánh đồng mẫu lớn, các đại biểu đều cho rằng nên đưa vào quy chế điều kiện bắt buộc là các DN kinh doanh, xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu.
“Song song cơ chế tạm trữ, Nhà nước tiếp tục rà soát các chính sách, đẩy mạnh hỗ trợ vốn vay để xây dựng cơ sở sấy, kho và các cơ sở vật chất bảo quản theo các quy mô lớn, vừa và nhỏ”. - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng
“Hãy cứ thử tính 150 DN xuất khẩu gạo hiện nay mỗi DN có vùng nguyên liệu từ 3.000 – 5.000ha thì đã bao tiêu được từ 30 - 45% diện tích sản xuất lúa vụ đông xuân” – ông Trần Quang Củi - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Kiên Giang phân tích.
Trong Dự thảo Quy chế tạm trữ mới, Bộ NNPTNT đề xuất các tỉnh sẽ là người “cầm trịch” từ việc ra chỉ tiêu tạm trữ tối đa từng vụ cho địa phương mình thực hiện đến công tác kiểm tra và giám sát DN, ND thực hiện. “Trong những năm đầu, khi có tình trạng lúa ứ đọng, rớt giá mà 2 đối tượng tạm trữ ưu tiên được hỗ trợ là ND và DN bao tiêu trực tiếp chưa tạm trữ được nhiều, thì UBND cấp tỉnh sẽ chỉ định DN có kho trên địa bàn mua lúa gạo tạm trữ dưới sự giám sát của tỉnh” – Thứ trưởng Bùi Bá Bổng nêu rõ.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Mở rộng và phát triển bền vững mô hình "Cánh đồng mẫu lớn"

26-9-2012

Góp phần xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" được coi là hướng đi đúng hiện nay.

Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn, cách nào?

25-9-2012

Người ta có thể đổ lỗi cho dịch bệnh, chất cấm mới khiến ngành chăn nuôi lao đao từ đầu năm đến nay. Nhưng có lẽ, đó chỉ là "giọt nước làm tràn ly" vì trên thực tế, những bất ổn nội tại của ngành như giá bán bấp bênh, người chăn nuôi khó tiếp cận vốn ưu đãi thì đã được chỉ ra từ nhiều năm trước nhưng dường như vẫn chưa có giải pháp khắc phục. Để ngành chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này, giải pháp trước mắt là "bơm" vốn kịp thời và về lâu dài cần có quy hoạch cụ thể.

Hợp tác xã hay doanh nghiệp?

25-9-2012

Tại buổi góp ý dự thảo Luật Hợp tác xã (HTX) sửa đổi (sẽ được trình lên kỳ họp Quốc hội sắp tới), TS Đinh Xuân Niêm, nguyên Trưởng ban Chính sách và Phát triển HTX (Liên minh HTXVN) cho biết, Luật HTX đầu tiên năm 1996 và Luật HTX sửa đổi năm 2003 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải tiếp tục sửa đổi cho phù hợp thực tế để lĩnh vực kinh tế hợp tác có thể phát triển tốt hơn.

2.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

25-9-2012

Từ nay đến 31.12.2012, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) triển khai gói cho vay 2.000 tỷ tài trợ vốn lưu động với lãi suất ưu đãi 10,99%/năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước.

Làm NTM phải quyết liệt

25-9-2012

Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thực hiện Nghị quyết TƯ 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc biệt là thực hiện Chương trình MTQG XD NTM. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG XD NTM tỉnh Vĩnh Phúc xung quanh vấn đề này.

Xuất khẩu nông sản: Điểm sáng và những bất ổn

25-9-2012

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn thì việc có đến 7 mặt hàng nông sản của Việt Nam gia nhập câu lạc bộ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên (thủy sản, lúa gạo, càphê, cao su, đồ gỗ, khoai mì, hạt điều) đã đưa nông nghiệp trở thành điểm sáng trong nền kinh tế.

Kiên quyết giữ 3,8 triệu hecta đất trồng lúa

24-9-2012

Việt Nam sẽ quản lý chặt và giữ vững 3,8 triệu hecta diện tích đất trồng lúa từ nay đến năm 2030 để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước sức ép của gia tăng dân số, đô thị hóa và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sửa đổi, bổ sung nhiều loại hình bảo hiểm nông nghiệp

24-9-2012

Sau khi bàn với Bộ NN-PTNT về những điều chỉnh chính sách thực hiện bảo hiểm nông nghiệp theo hướng có lợi nhất để nông dân tham gia bảo hiểm, mới đây Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2114/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo hiểm nông nghiệp đã ban hành trong Quyết định 3035/QĐ-BTC ngày 16-12-2011.

Liên kết chuỗi sản xuất nông sản - Nhu cầu bức thiết

24-9-2012

Đến giữa tháng 9-2012, nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL biến động thất thường. Trong khi giá lúa, giá tôm sú tăng vọt do khan hiếm nguồn cung thì mía nguyên liệu, khoai lang, cá tra rơi vào cảnh khốn đốn do giá cả bấp bênh. Sự thăng trầm của hàng nông sản ĐBSCL có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là chưa hình thành được chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ.

"Việt Nam có thế mạnh về lĩnh vực lúa gạo, thủy sản"

24-9-2012

Việt Nam có thế mạnh đặc biệt về chuyên gia trong lĩnh vực lúa gạo và nuôi trồng thủy sản.

Sản xuất lúa lai ở Việt Nam và vấn đề đặt ra

24-9-2012

Thực tiễn phát triển lúa lai trong những năm qua cho thấy, chủ trương đẩy mạnh phát triển lúa lai ở Việt Nam là đúng đắn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Giấy phép xuất khẩu gạo: Cuộc chạy đua có nguy cơ gây lãng phí

24-9-2012

Theo Nghị định 109/2010, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo phải có kho chứa tối thiểu 5.000 tấn, dây chuyền xay xát lúa 10 tấn/giờ. Từ quy định đó, DN đã đổ xô xây kho với số tiền đầu tư hàng trăm tỷ đồng, gây lãng phí khi chính Bộ Công Thương đề nghị dừng việc này.