TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giá và chi phí xã hội của việc thu hồi đất

Ngày đăng: 08 | 10 | 2012

Những thảo luận chính thức về chính sách đất đai ở Việt Nam tiết lộ cách hiểu lẫn lộn về giá và giá thành (chi phí) xã hội của đất đai. Lẫn lộn này ảnh hưởng bất lợi tới phúc lợi của người nông dân.

Chuyến thăm thực địa của chúng tôi (nhóm tác gải bài viết) tới các tỉnh cho thấy một câu chuyện chung. Đất bị thu hồi; giá trị đền bù được đề nghị thường thấp hơn nhiều so với giá trị mà người nông dân đã gắn kết vào đất; bất đồng làm cho giải phóng mặt bằng chậm lại, sau cùng những xung đột được giải quyết bằng việc người dân được trả thêm tiền đền bù và biết rằng họ có thể sẽ bị cưỡng chế di dời. Cũng có những câu chuyện chung khác. Cán bộ địa phương không tin là nông dân sẽ phản đối cách xử lý của họ. Những cán bộ này cũng luôn đề cập rằng vấn đề cản trở duy nhất trong việc thu hồi đất là giá cao mà Nhà nước (hoặc các cơ quan liên quan) phải trả cho việc đền bù.
 
Có điều gì đó không ổn. Nông dân Việt Nam trên khắp vùng bị thu hồi đất đều cho rằng mức đền bù mà họ được đề nghị là thấp, trong khi cán bộ quản lý và những người quan sát nông nghiệp lại cho rằng đền bù được trả quá cao?
Vấn đề ở đây là giá đất bị lẫn lộn giữa chi phí cơ hội và chi phí kinh tế. Cán bộ quản lý thì tập trung vào giá về tiền mặt và các hình thức tương tự. Ngược lại, nông dân nhấn mạnh tới chi phí cơ hội của mảnh đất mà họ bị yêu cầu giao nộp.
Giá thường được hiểu là lượng tiền trả bởi người mua và được nhận bởi người bán khi cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Chi phí cơ hội của nguồn lực (hoặc của hàng hóa) là giá trị của những lựa chọn mất đi khi nguồn lực (hoặc hàng hóa) đó được sử dụng cho những mục đích khác nhau. Chi phí cơ hội bao gồm chi phí riêng và chi phí xã hội. Ví dụ như trong một mùa vụ cụ thể, người nông dân có thể trồng hoa hoặc rau trên mảnh đất của mình, không thể cùng một lúc cả hai. Chính phủ, thực hiện vai trò đại diện cho xã hội của mình, có thể để đất cho sản xuất nông nghiệp hoặc thu hồi cho những mục đích khác, nhưng không thể cả hai cùng một lúc. Chi phí cơ hội cho người nông dân (giả sử rằng đất bị thu hồi) là sự mất mát về sản lượng (hoặc lợi nhuận dự kiến thu được). Đối với xã hội, chi phí lợi ích là sự mất đi về sản phẩm, hoặc của cải, phúc lợi nếu như không thu hồi. Đối với cả cá nhân hay xã hội, lợi ích chính là thực sự thì đất đai có thể mang lại điều gì.
Giá mà Nhà nước đề xuất không thể bù đắp được dòng thu nhập và sản phẩm mà người dân mất đi khi họ bị mất quyền sử dụng đất. Nông dân hy sinh cơ hội sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập hiện tại và tương lai của họ, ảnh hưởng tới cả phúc lợi, an ninh lương thực và vị thế trong cộng đồng. Hơn thế nữa, nông dân thấy mình bị loại khỏi việc chia sẻ địa tô chuyển đổi đất khi đất bị thu hồi, điều này lại càng làm tăng thêm sự mất mát của người dân.
Thực tế thì do nông dân không thể cùng chia sẻ tô chuyển đổi mà Nhà nước và nhà đầu tư (có thể là đơn vị kinh tế nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân) đạt được khi họ sử dụng các nguồn lực để giải phóng mặt bằng, ví dụ họ giải phóng các công trình cũ, thay vào đó là cơ sở hạ tầng phục vụ khu dân sinh, thương mại và công nghiệp, hoặc những mục đích khác.
Nông dân cảm thấy mất mát chủ yếu bởi sự đối xử mà họ nhận được từ cán bộ quản lý cấp tỉnh và địa phương trong quá trình thu hồi đất. Rất nhiều cán bộ quản lý thực hiện dựa trên nguyên tắc rằng khi Nhà nước chịu trách nhiệm về quản lý đất thì Nhà nước và các cơ quan trực thuộc có thể và sẽ thu hồi đất khi họ thấy cần thiết.
Như đã trình bày, luật pháp ưu ái cán bộ quản lý. Hiến pháp và Luật đất đai đảm bảo Nhà nước có quyền trong việc quản lý đất đai. Luật đất đai 2003, Điều 38.1 cho phép thu hồi đất bất cứ khi nào "Chính phủ cần sử dụng đất cho các mục đích quốc phòng và an ninh, cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế."
Trong vai trò là người chủ đất của quốc gia, Chính phủ đảm bảo cấp quyền sử dụng đất cho nông dân. Sau đó, vì phải lấy đất đai cho một số mục đích cần thiết khác, Chính phủ tước bỏ quyền đó. Nếu chống đối, người dân sẽ thách thức lại tuyên bố của Chính phủ về việc "cần" đất. Ở cấp độ khác, cách thu hồi đất đang được vận dụng hiện nay thường phá hỏng (một cách không cần thiết) sinh kế của những nhóm dân nghèo, những người thiếu khả năng bảo vệ quyền lợi của mình.
Sự mất mát đối với cả quốc gia là một phần lớn dân cư nông thôn, so với giai đoạn trước khi thu hồi đất, sản xuất kém hiệu quả, thu nhập ít hơn, nghèo hơn và mất khả năng tạo ra những sinh kế ổn định bền vững. Những cá nhân và những nhóm khác lại được lợi. Trong số người được lợi có nhà nước, không phải bỏ tiền ra để đền bù và giải phóng mặt bằng vì những cơ quan chức năng dùng chênh lệch địa tô chuyển đổi thanh toán các khoản này. Nhà đầu tư và những đối tác liên quan chia sẻ tô chuyển đổi này cũng hưởng lợi từ hai cách. Kiểu thứ nhất, vì chênh lệch địa tô quá cao nhà đầu tư không cần phải tính đến đầu tư cho có hiệu quả.
Thứ hai mức địa tô cao hơn mức hợp lý trả công cho những nhân vật tham gia thu hồi đất những người này thúc ép quan chức tiếp tục thu hồi nhiều đất hơn nữa. Và như vậy lại tiếp tục một chu trình làm nông dân mất đất. Thứ hai là với địa tô lớn hơn mức tương xứng với sự đền bù cho nhóm chia sẻ lợi ích, họ sẽ có động lực để thúc giục nhà quản lý thu hồi thêm nhiều đất.
Nhóm tác giả: Hồ Đăng Hòa, Lê Thị Quỳnh Trâm, Phạm Duy Nghĩa và Malcolm F. McPherson

NỘI DUNG KHÁC

Tập trung ruộng đất và vấn đề xử lý hệ quả

8-10-2012

Kinh nghiệm quốc tế xác nhận rằng hiện đại hóa nông nghiệp luôn đi kèm với việc tập trung ruộng đất một cách có hệ thống và tăng quy mô ruộng đất trung bình của nông hộ, và xu hướng này cũng sẽ diễn ra ở Việt Nam.

Khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng kinh tế Việt Nam, thực trạng và giải pháp

5-10-2012

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là căn dịch tài chính mà các quốc gia trên thế giới đều bị tác động. Việt Nam cũng không ngoài các quốc gia bị tác động về tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa, việc làm cho người lao động kể cả thu hút đầu tư…

“Cò” lúa- Nhìn từ chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo

4-10-2012

Sự xuất hiện của lực lượng chuyên làm dịch vụ môi giới cho chủ máy gặt và hàng xáo với tên gọi "cò" đã tạo nên những luồng dư luận khác nhau xung quanh lực lượng này. Tuy nhiên, dù có đồng tình hay phản đối, thì "cò" vẫn đã và đang tồn tại như một mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo hiện nay.

200 loại sản phẩm làng nghề: Chọn gì để quảng bá thế giới?

4-10-2012

Sản phẩm làng nghề tuy nhiều nhưng ít có sản phẩm nổi bật, hoặc một loại sản phẩm lại được sản xuất tại nhiều địa phương khác nhau...

Quyền lợi người dân ở đâu trong thu hồi đất?

4-10-2012

Quá trình thu hồi đất hiện nay chưa tạo cơ hội cho người nông dân được hưởng lợi từ giá trị của cải tạo ra khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Mở rộng đất nông nghiệp đã đi đến hồi kết

3-10-2012

Số liệu cho thấy giai đoạn "dễ dàng" mở rộng đất nông nghiệpđang đi đến hồi kết, nếu như không muốn nói là đã kết thúc. Việc tăngtrưởng nông nghiệp trong tương lai sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tăng năng suất.

Chính sách đất đai đang vì ai?

3-10-2012

Khó khăn không phải là bởi Chính phủ không sẵn sàng sửa đổi Luật mà bởi thiếu một bộ nguyên tắc hoàn chỉnh cho phép những vấn đề liên quan đất đai (và tài sản) được giải quyết một cách hợp lý và vô tư.

Đổi cách tiếp cận về an ninh lương thực?

3-10-2012

Cách tiếp cận hiện nay bỏ qua chi phí cơ hội phải bỏ ra khi duy trì trồng lúa cũng như thu nhập và phúc lợi có được từ việc theo đuổi lợi thế cạnh tranh hiện tại của Việt Nam.

Cho nông dân tạm trữ lúa gạo: Sẽ không “bàn lùi”

26-9-2012

Mặc dù còn nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc cho nông dân trực tiếp tạm trữ lúa gạo và vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo, nhưng Bộ NNPTNT đã chính thức đưa ra quan điểm là sẽ không “bàn lùi”...

Mở rộng và phát triển bền vững mô hình "Cánh đồng mẫu lớn"

26-9-2012

Góp phần xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" được coi là hướng đi đúng hiện nay.

Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn, cách nào?

25-9-2012

Người ta có thể đổ lỗi cho dịch bệnh, chất cấm mới khiến ngành chăn nuôi lao đao từ đầu năm đến nay. Nhưng có lẽ, đó chỉ là "giọt nước làm tràn ly" vì trên thực tế, những bất ổn nội tại của ngành như giá bán bấp bênh, người chăn nuôi khó tiếp cận vốn ưu đãi thì đã được chỉ ra từ nhiều năm trước nhưng dường như vẫn chưa có giải pháp khắc phục. Để ngành chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này, giải pháp trước mắt là "bơm" vốn kịp thời và về lâu dài cần có quy hoạch cụ thể.

Hợp tác xã hay doanh nghiệp?

25-9-2012

Tại buổi góp ý dự thảo Luật Hợp tác xã (HTX) sửa đổi (sẽ được trình lên kỳ họp Quốc hội sắp tới), TS Đinh Xuân Niêm, nguyên Trưởng ban Chính sách và Phát triển HTX (Liên minh HTXVN) cho biết, Luật HTX đầu tiên năm 1996 và Luật HTX sửa đổi năm 2003 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải tiếp tục sửa đổi cho phù hợp thực tế để lĩnh vực kinh tế hợp tác có thể phát triển tốt hơn.