TIN TỨC-SỰ KIỆN

Vụ đông ở miền Bắc đối mặt nhiều khó khăn

Ngày đăng: 18 | 10 | 2012

Vụ đông xuân 2012 ở miền Bắc được kỳ vọng sẽ đạt giá trị trên 14.000 tỷ đồng. Song hiện nay, việc triển khai bước đầu đang gặp khó khăn do thời tiết, thiếu vốn…

Giá cả vật tư tăng, thiếu lao động...
Theo ông Trần Xuân Định - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Thái Bình, vụ đông năm nay toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng đạt 40.000ha trở lên, tăng ít nhất gần 4.000ha so với vụ đông 2011. Trong đó, đậu tương chiếm 7.525ha, ngô 7.525ha, khoai tây 4.150ha, khoai lang 4.250ha, ớt 1.400ha, dưa bí các loại 4.960ha, rau các loại 10.450ha.
Nhiều giống cây vụ đông có giá trị cao được 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định ưu tiên gieo trồng.
 
Tuy nhiên, cũng như mọi năm, vụ đông năm nay Thái Bình đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Thời vụ lúa xuân chậm hơn trung bình nhiều năm khoảng 7 ngày, ảnh hưởng đến tiến độ làm đất và xuống giống vụ đông; giá vật tư nông nghiệp tăng cao; lực lượng lao động nông thôn thiếu và yếu, chưa có nhiều máy móc thay thế sức lao động; hệ thống tưới tiêu cho cây màu còn nhiều bất cập…
“Chúng tôi vẫn quyết tâm đạt và vượt kế hoạch đề ra bằng việc linh hoạt trong quản lý, chỉ đạo; đồng thời có những cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân kịp thời. Thực tế, vụ đông năm 2011, tuy diện tích cây vụ đông của toàn tỉnh chỉ đạt 36.172ha, giảm 2.269ha nhưng ở một số địa phương, giá trị cây vụ đông vẫn tăng” - ông Định nói.
Tại Nam Định, dù vụ đông đã được triển khai sớm hơn so với nhiều năm, nhưng trên thực tế cũng đang gặp hàng loạt khó khăn. Ông Đỗ Hải Điền- Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Nam Định) cho biết: “Bên cạnh khó khăn về thời vụ, vật tư nông nghiệp… như nhiều tỉnh phía Bắc khác, khó khăn lớn nhất của Nam Định là tình hình thời tiết”.
Theo ông Điền, ở Nam Định, lượng mưa từ đầu năm đến nay mới đạt trên 500mm, lượng mưa còn lại từ 1.000- 1.200mm, tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 10 dễ gây ngập úng cho diện tích cây vụ đông. Tuy vậy, theo kế hoạch vụ đông năm nay, Nam Định vẫn phấn đấu đạt diện tích 16.000ha, tăng hơn 2.000ha so với năm 2011.
Nhiều cơ chế hỗ trợ sản xuất
Để đạt mục tiêu trong sản xuất vụ đông, tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập, tỉnh Thái Bình tiếp tục thực hiện các cơ chế đã được ban hành như hỗ trợ máy nông nghiệp, khuyến nông, điện bơm nước giàn sấy sản phẩm…
Trong vụ đông 2011, Thái Bình và Nam Định là 2 trong 9 tỉnh ở phía Bắc xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới theo hướng hàng hóa, quy mô lớn, có giá trị thu nhập cao, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
UBND tỉnh đã chi cho các huyện, thành phố hơn 7 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Các địa phương đã sử dụng nguồn tiền trên chủ yếu hỗ trợ về giống lúa sớm cho diện tích trồng cây ưa ấm, giống bí, ngô mới, giống rau xuất khẩu. Đặc biệt, theo ông Trần Xuân Định, tỉnh đang tiếp tục xây dựng, điều chỉnh bổ sung các văn bản về cơ chế, chính sách hỗ trợ vụ đông trên cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới.
Riêng đối với Nam Định, bên cạnh những hỗ trợ về chính sách, Sở NNPTNT đã chỉ đạo các địa phương linh hoạt điều chỉnh cơ cấu giống, mùa vụ. “Chúng tôi chỉ đạo các địa phương không bố trí sản xuất cây vụ đông sớm trên những diện thu hoạch lúa mùa sau ngày 2.10; đồng thời tập trung mở rộng diện tích các cây trồng không yêu cầu thời vụ sớm trên những diện tích chân cao, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt pha cát cấy lúa mùa trung sớm thu hoạch trước ngày 10.10, nhất là bố trí hợp lý các giống cây trồng trên vùng đất màu, đất 2 lúa”- ông Đỗ Hải Điền cho biết.
Theo Nông thôn ngày nay

 

NỘI DUNG KHÁC

5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam

18-10-2012

Tổ chức Oxfarm tại Việt Nam cho rằng, để “làm mới” được bộ mặt nông nghiệp của mình, Việt Nam cần áp dụng 5 chính sách.

Nông sản nội thua trên "sân nhà": Chịu thua hay quyết đấu?

18-10-2012

Muốn "thắng" được nông sản ngoại, nông dân, doanh nghiệp Việt không thể hy vọng làm được trong một sớm một chiều, càng khó thành công với kiểu sản xuất - kinh doanh "đơn thương độc mã".

Gỡ khó cho “Cánh đồng mẫu lớn”

18-10-2012

Mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" (CĐML) được triển khai tại ĐBSCL đến nay gần 2 năm với diện tích, số lượng nông dân, doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều. Bước đầu, kết quả rất khả quan: Nông dân giảm được giá thành sản xuất, năng suất cao; thu lợi nhuận tối đa; doanh nghiệp thu sản lượng lúa lớn, chất lượng cao, bán được giá... Tuy nhiên, thực tế triển khai càng đại trà, quy mô lớn tại ĐBSCL thì bất cập, vướng mắc phát sinh làm giảm hiệu quả của mô hình được xem là ưu việt nhất của nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo hiện nay...

Thu hút vốn FDI vào chăn nuôi, còn nhiều vướng mắc

17-10-2012

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong giai đoạn 1991-2010 có 478 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp, với tổng số vốn hơn 3 tỷ USD, giúp ngành phát triển nhanh chóng, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

Bức bối chất lượng rau quả nhập khẩu

15-10-2012

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ việc mất an toàn thực phẩm (ATTP) đối với rau quả nhập khẩu (NK) từ Trung Quốc, như: cải thảo nhiễm formaldehyde; lựu, nho, táo, mận bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép... Dư luận băn khoăn: tại sao trong khi rau quả Việt Nam muốn xuất khẩu (XK) sang các nước khác lại chịu sự kiểm tra hết sức nghiêm ngặt về vấn đề ATTP, thì rau quả ngoại lại mặc sức tung hoành trên thị trường nước ta mà không kiểm soát nổi chất lượng.

Giá và chi phí xã hội của việc thu hồi đất

8-10-2012

Những thảo luận chính thức về chính sách đất đai ở Việt Nam tiết lộ cách hiểu lẫn lộn về giá và giá thành (chi phí) xã hội của đất đai. Lẫn lộn này ảnh hưởng bất lợi tới phúc lợi của người nông dân.

Tập trung ruộng đất và vấn đề xử lý hệ quả

8-10-2012

Kinh nghiệm quốc tế xác nhận rằng hiện đại hóa nông nghiệp luôn đi kèm với việc tập trung ruộng đất một cách có hệ thống và tăng quy mô ruộng đất trung bình của nông hộ, và xu hướng này cũng sẽ diễn ra ở Việt Nam.

Khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng kinh tế Việt Nam, thực trạng và giải pháp

5-10-2012

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là căn dịch tài chính mà các quốc gia trên thế giới đều bị tác động. Việt Nam cũng không ngoài các quốc gia bị tác động về tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa, việc làm cho người lao động kể cả thu hút đầu tư…

“Cò” lúa- Nhìn từ chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo

4-10-2012

Sự xuất hiện của lực lượng chuyên làm dịch vụ môi giới cho chủ máy gặt và hàng xáo với tên gọi "cò" đã tạo nên những luồng dư luận khác nhau xung quanh lực lượng này. Tuy nhiên, dù có đồng tình hay phản đối, thì "cò" vẫn đã và đang tồn tại như một mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo hiện nay.

200 loại sản phẩm làng nghề: Chọn gì để quảng bá thế giới?

4-10-2012

Sản phẩm làng nghề tuy nhiều nhưng ít có sản phẩm nổi bật, hoặc một loại sản phẩm lại được sản xuất tại nhiều địa phương khác nhau...

Quyền lợi người dân ở đâu trong thu hồi đất?

4-10-2012

Quá trình thu hồi đất hiện nay chưa tạo cơ hội cho người nông dân được hưởng lợi từ giá trị của cải tạo ra khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Mở rộng đất nông nghiệp đã đi đến hồi kết

3-10-2012

Số liệu cho thấy giai đoạn "dễ dàng" mở rộng đất nông nghiệpđang đi đến hồi kết, nếu như không muốn nói là đã kết thúc. Việc tăngtrưởng nông nghiệp trong tương lai sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tăng năng suất.