TIN TỨC-SỰ KIỆN

Năm 2015, ngô biến đổi gene trồng đại trà

Ngày đăng: 10 | 08 | 2012

Ngô biến đổi gene đã trồng khảo nghiệm tại Việt Nam, nhưng phải 3 năm nữa, loài cây này mới có thể được chính thức trồng đại trà.

Thông tin trên được tiến sĩ Nguyễn Trí Ngọc, Cục Trưởng Cục Trồng trọt cho biết tại hội thảo “Công nghệ sinh học - hướng phát triển cho tương lai”, do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hôm qua.
Dự kiến năm 2015, Việt Nam sẽ đưa vào sản xuất cây trồng biến đổi gene (Genetically Modified -GM), đầu tiên là giống ngô.
Các giống ngô GM được khảo nghiệm tại Việt Nam gồm kháng sâu đục thân và kháng thuốc diệt cỏ, có giống kết hợp cả hai loại này. Ngô GM khả năng chống chọi sâu bệnh (sâu đục thân) và thuốc trừ cỏ cho năng suất cao hơn. Thực tế trên đồng ruộng gần như không có sự khác nhau giữa giữa ngô GM và ngô bình thường.
Cây ngô sẽ là cây trồng biến đổi gene đầu tiên trồng trên diện rộng ở Việt Nam trong 3 năm tới.
 
Ông Ngọc khẳng định chủ trương của Việt Nam trong phát triển GM là thận trọng, tiếp nhận và ứng dụng có chọn lọc những thành tựu khoa học GM của thế giới.
Theo tiến sĩ Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM, thành viên Hội đồng an toàn sinh học về cây trồng biến đổi gene, Hội đồng đã có kết quả đánh giá an toàn sinh học về ngô GM sau khi trồng khảo nghiệm trên đồng ruộng.
Kết quả sẽ trình lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong thời gian tới. Nếu được Bộ thông qua, Hội đồng an toàn sinh học cấp quốc gia thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường tiếp tục thẩm định.
Tuy nhiên, ông Xô cho rằng, một số chỉ tiêu cơ bản trên đồng ruộng chưa thể giải quyết và trả lời được hết các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đối với sức khỏe và môi trường sinh thái. Ngay cả khi được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học thì đơn vị cung cấp giống cây chuyển gene vẫn phải tiếp tục theo dõi, đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra.
Giáo sư Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học-kỹ thuật nông nghiệp miền Nam đưa quan điểm, hiện Việt Nam chỉ mới nói đến cây trồng GM dùng cho gia súc, còn nghiên cứu về cây trồng biến đổi gene dùng cho con người, như lúa chịu hạn, chịu mặn, bổ sung thêm dinh dưỡng dù đã nghiên cứu, nhưng chỉ dừng ở phòng thí nghiệm.
Ông Paulo Paes de Andrade đến từ Đại học liên bang Pernambuco của Brazil, đồng thời là thành viên Ủy ban an toàn sinh học nước này nói, để đánh giá GM có an toàn hay không, cần phải có nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực, bộ, ngành ngồi lại với nhau.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, hướng phát triển GM sẽ giúp tăng năng suất cây trồng, nhất là ở một nước nông nghiệp như Việt Nam, nhưng vẫn nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn ngô, đậu nành, hàng triệu tấn lúa mỳ.
Theo VnExpress

Nguồn:http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/08/nam-2015-ngo-bien-doi-gene-trong-dai-tra/

NỘI DUNG KHÁC

Chăn nuôi: Hộ nuôi đuối sức, doanh nghiệp lớn cầm cự

10-8-2012

Giá bán sản phẩm thấp hơn chi phí đầu vào khiến người chăn nuôi mất khả năng đầu tư. Nếu nhu cầu tăng trở lại, nhiều khả năng xảy ra tình trạng hụt nguồn cung.

Chuẩn bị giải ngân 9.000 tỉ đồng gói hỗ trợ cá tra

10-8-2012

Bộ Công thương cho biết, sẽ sớm giải ngân gói hỗ trợ nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn cho người nuôi cá.

Cho phép nhập 102.000 tấn muối

10-8-2012

Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính và Bộ Công thương vừa thống nhất kế hoạch nhập khẩu muối điều tiết nguồn cung - cầu đảm bảo nhu cầu sử dụng muối công nghiệp chất lượng cao, phục vụ hoạt động sản xuất tại các nhà máy hóa chất trong năm 2012.

Từ ngày 3/9: Chỉ được bán thịt động vật trong vòng 8 giờ

10-8-2012

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần, thời gian tới, các sản phẩm thịt và phụ phẩm (toàn bộ đầu, đuôi, chân, da, mỡ và phủ tạng ăn được của động vật) bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ.

Mua tạm trữ lúa gạo: Nông dân chưa được hưởng lợi

10-8-2012

Tại hội nghị góp ý về “Quy chế tạm trữ lúa gạo hỗ trợ trực tiếp cho hộ nông dân trồng lúa” do Bộ NN&PTNT tổ chức ở tỉnh Kiên Giang chiều 7-8, bộ này và nhiều ý kiến khẳng định: nông dân chưa được hưởng lợi từ chính sách mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ.

Thu hút FDI vào nông nghiệp: Cần tư duy mới

10-8-2012

Năm 2011, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% và xu hướng giảm vẫn đang tiếp diễn. Vấn đề đặt ra là, cần thay đổi tư duy để thu hút vốn cho nông nghiệp.

Kiến nghị những giải pháp mới về tạm trữ thóc gạo

6-8-2012

Trước tình trạng phương thức mua tạm trữ lúa gạo hiện nay đã bộc lộ hạn chế như không kiểm soát được việc mua bán thóc gạo của doanh nghiệp; doanh nghiệp hầu như không mua thóc gạo trực tiếp của người nông dân, ngày 3/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có cuộc họp bàn về đề án quy chế mua tạm trữ thóc gạo, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nông dân trồng lúa.

Đề nghị miễn thuế xuất khẩu cao su tự nhiên

6-8-2012

Hiệp hội Cao su Việt Nam vừa đề nghị bộ Tài chính xem xét miễn thuế xuất khẩu cao su tự nhiên.

Sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao: Thiếu sự hỗ trợ

6-8-2012

Cho đến nay, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta vẫn chưa nhiều; còn ít doanh nghiệp tham gia; nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa đi vào thực tiễn...

Bảo hiểm nông nghiệp: Vẫn dò dẫm

6-8-2012

Cuối cùng thì sau bao khó khăn, nghi ngại, đã có những nông dân đầu tiên nhận được tiền bồi thường từ những hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp. Con số ấy dù chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ bé nhưng cũng là dấu hiệu đáng mừng cho một chính sách mới được triển khai.

Ngành chè Việt Nam - Cần nâng cao "sức đề kháng"

2-8-2012

Mặc dù là một trong những quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới hiện nay, tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngành chè Việt Nam vẫn còn phải nỗ lực rất nhiều để có thể khẳng định được thương hiệu cũng như nâng cao tính cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

Thu mua tạm trữ lúa gạo - Giá lúa nhiều nơi vẫn thấp

2-8-2012

Sau gần 20 ngày triển khai thu mua tạm trữ 500.000 tấn gạo, giá lúa hè thu ở ĐBSCL vẫn giậm chân tại chỗ. Đến ngày 31-7, giá lúa ở nhiều khu vực vẫn “chênh” do nhiều kênh thông tin khác nhau. Nhưng thực tế, giá lúa ở nhiều nơi vẫn rất thấp, nông dân khó đạt lợi nhuận ở mức tối thiểu 30%.