TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chăn nuôi: Hộ nuôi đuối sức, doanh nghiệp lớn cầm cự

Ngày đăng: 10 | 08 | 2012

Giá bán sản phẩm thấp hơn chi phí đầu vào khiến người chăn nuôi mất khả năng đầu tư. Nếu nhu cầu tăng trở lại, nhiều khả năng xảy ra tình trạng hụt nguồn cung.

Thoát lỗ = không nuôi
Ông Trần Quang Trung, một người chăn nuôi heo ở khu vực Đồng Nai vừa phải thế chấp ba sổ đỏ để vay 1 tỉ đồng, lãi suất 14%/năm của ngân hàng Agribank để có tiền mua thức ăn cho bầy heo. Ông Trung cho biết có bao nhiêu vốn liếng dành dụm từ khoản lời nuôi heo mấy năm trước, đến năm nay thì “bay” sạch vì nhiều tháng nay ông chấp nhận bán dưới giá thành để thu hồi vốn. Ông nói: “Trung bình mỗi tháng lỗ 40 – 50 triệu đồng. Nếu không vay thêm thì gia đình tui chỉ còn nước bán sạch đàn heo rồi treo chuồng”.
Với giá hiện tại, mỗi ký bán ra, người nuôi lỗ 6.000 đồng.
 
Giá mỗi ký heo hơi xoay quanh mức 36.000 – 38.000 đồng trong bốn tháng nay. Cứ bán một con heo nặng 1 tạ, người chăn nuôi lỗ khoảng 600.000 đồng. Tương tự, giá thành gà công nghiệp dao động khoảng 31.000 – 32.000 đồng, cao gần gấp đôi so với giá bán. Tính ra, mỗi con gà xuất chuồng trọng lượng khoảng 2,8kg, người nuôi lỗ 40.000 đồng.
Trong lúc giá bán không thấy tăng, thì chi phí đầu vào trong thời gian gần đây lại tăng. Chẳng hạn, bắp, tấm, cám, mì đều tăng 15 – 20% tuỳ loại. Cá biệt, khô dầu đậu nành tăng gấp đôi so với mức 7.000 – 8.000 đồng/kg hồi đầu năm. Theo ông Lê Văn Mễ, giám đốc công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn, hiện nay chỉ có người chăn nuôi nhỏ, vốn đầu tư thấp mới có thể thoát khỏi thua lỗ bằng cách bán sạch đàn rồi nghỉ, còn những trại nào đầu tư lớn, bài bản, nuôi chuyên nghiệp thì buộc phải đeo đuổi.
“Một trang trại 100 heo nái, vốn bỏ ra hàng chục tỉ đồng nên không thể nói nghỉ là nghỉ được. Họ phải tiếp tục vay tiền mua thức ăn duy trì đàn heo”, ông Mễ nói. Một số người chăn nuôi chuyên nghiệp cũng ví von tình cảnh hiện nay họ như đang phải ôm “bom” tự sát hòng nuôi hy vọng giá thực phẩm sẽ tăng trở lại để gỡ lại vốn…
Nguy cơ đột biến giá
Vào thời điểm này, chưa có số liệu thống kê của cơ quan chức năng về biến động tổng đàn heo, gia cầm. Chiếu theo số lượng con giống bán ra của một số công ty chiếm thị phần lớn như C.P, Japfa, Emivest, chăn nuôi ở quy mô hộ nhỏ gần như bị xoá sổ.
Ông Nguyễn Quốc Trung, tổng giám đốc công ty Japfa cho biết lượng gà giống công nghiệp của ba doanh nghiệp nước ngoài gồm C.P, Japfa và Emivest đưa ra thị trường mỗi tháng khoảng 6 – 7,5 triệu con, trong đó khoảng 30 – 35% bán cho người chăn nuôi nhỏ lẻ. Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, do giá gà thịt thấp hơn giá thành, hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ gần như không nuôi gà nữa, nên các công ty phải nuôi hết. Theo tính toán của ông Trung, với mức chênh giữa giá thành và giá bán như hiện nay, mỗi tháng ba công ty đang gánh khoản lỗ 12 – 14 triệu USD. Hiện C.P chiếm khoảng 40% thị phần gà giống, Japfa và Emivest mỗi công ty chiếm 25%.
Theo ông Lê Văn Mễ (công ty Phú Sơn), các năm trước mỗi tháng công ty bán ra 2.000 heo giống, nhưng suốt từ đầu năm đến nay lâu lâu mới có một vài người hỏi mua số lượng vài trăm con. Con giống bị ế được công ty chọn nuôi để bán thịt, đồng thời với sàng lọc bớt đàn nái để giảm chi phí. Theo ước tính của một số công ty chăn nuôi lớn, 70 – 80% người chăn nuôi heo ngưng đầu tư. Một số chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi cũng cho rằng, ngay thời điểm giá thấp như hiện nay thì nguồn cung heo hơi cũng đã giảm ít nhất 10 – 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Tôi nghĩ, khi nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng nhảy giá đột biến”, ông Mễ nhận định. Còn ông Trung (Japfa) nhắc lại giá gà công nghiệp tăng đột biến trong giai đoạn 1998 – 1999. Ông Trung nói: “Lúc đó thị trường cũng có ba công ty chi phối là C.P, Cargill và Việt Thái, và chỉ có C.P trụ lại được. Một mình C.P không thể đáp ứng đủ nên nguồn cung thiếu hụt, xảy ra tăng giá!”
Theo Sài Gòn Tiếp thị

NỘI DUNG KHÁC

Chuẩn bị giải ngân 9.000 tỉ đồng gói hỗ trợ cá tra

10-8-2012

Bộ Công thương cho biết, sẽ sớm giải ngân gói hỗ trợ nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn cho người nuôi cá.

Cho phép nhập 102.000 tấn muối

10-8-2012

Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính và Bộ Công thương vừa thống nhất kế hoạch nhập khẩu muối điều tiết nguồn cung - cầu đảm bảo nhu cầu sử dụng muối công nghiệp chất lượng cao, phục vụ hoạt động sản xuất tại các nhà máy hóa chất trong năm 2012.

Từ ngày 3/9: Chỉ được bán thịt động vật trong vòng 8 giờ

10-8-2012

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần, thời gian tới, các sản phẩm thịt và phụ phẩm (toàn bộ đầu, đuôi, chân, da, mỡ và phủ tạng ăn được của động vật) bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ.

Mua tạm trữ lúa gạo: Nông dân chưa được hưởng lợi

10-8-2012

Tại hội nghị góp ý về “Quy chế tạm trữ lúa gạo hỗ trợ trực tiếp cho hộ nông dân trồng lúa” do Bộ NN&PTNT tổ chức ở tỉnh Kiên Giang chiều 7-8, bộ này và nhiều ý kiến khẳng định: nông dân chưa được hưởng lợi từ chính sách mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ.

Thu hút FDI vào nông nghiệp: Cần tư duy mới

10-8-2012

Năm 2011, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% và xu hướng giảm vẫn đang tiếp diễn. Vấn đề đặt ra là, cần thay đổi tư duy để thu hút vốn cho nông nghiệp.

Kiến nghị những giải pháp mới về tạm trữ thóc gạo

6-8-2012

Trước tình trạng phương thức mua tạm trữ lúa gạo hiện nay đã bộc lộ hạn chế như không kiểm soát được việc mua bán thóc gạo của doanh nghiệp; doanh nghiệp hầu như không mua thóc gạo trực tiếp của người nông dân, ngày 3/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có cuộc họp bàn về đề án quy chế mua tạm trữ thóc gạo, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nông dân trồng lúa.

Đề nghị miễn thuế xuất khẩu cao su tự nhiên

6-8-2012

Hiệp hội Cao su Việt Nam vừa đề nghị bộ Tài chính xem xét miễn thuế xuất khẩu cao su tự nhiên.

Sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao: Thiếu sự hỗ trợ

6-8-2012

Cho đến nay, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta vẫn chưa nhiều; còn ít doanh nghiệp tham gia; nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa đi vào thực tiễn...

Bảo hiểm nông nghiệp: Vẫn dò dẫm

6-8-2012

Cuối cùng thì sau bao khó khăn, nghi ngại, đã có những nông dân đầu tiên nhận được tiền bồi thường từ những hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp. Con số ấy dù chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ bé nhưng cũng là dấu hiệu đáng mừng cho một chính sách mới được triển khai.

Ngành chè Việt Nam - Cần nâng cao "sức đề kháng"

2-8-2012

Mặc dù là một trong những quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới hiện nay, tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngành chè Việt Nam vẫn còn phải nỗ lực rất nhiều để có thể khẳng định được thương hiệu cũng như nâng cao tính cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

Thu mua tạm trữ lúa gạo - Giá lúa nhiều nơi vẫn thấp

2-8-2012

Sau gần 20 ngày triển khai thu mua tạm trữ 500.000 tấn gạo, giá lúa hè thu ở ĐBSCL vẫn giậm chân tại chỗ. Đến ngày 31-7, giá lúa ở nhiều khu vực vẫn “chênh” do nhiều kênh thông tin khác nhau. Nhưng thực tế, giá lúa ở nhiều nơi vẫn rất thấp, nông dân khó đạt lợi nhuận ở mức tối thiểu 30%.

Công bố hạn ngạch nhập khẩu 70.000 tấn đường

2-8-2012

Bộ Công thương và bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thống nhất kiến nghị với Chính phủ việc bộ Công thương sẽ công bố và phân giao ngay hạn ngạch nhập khẩu 70.000 tấn đường được hai bộ tính toán, căn cứ vào thực tế của vụ mía đường năm 2011 – 2012 đã kết thúc từ tháng 6.2012 với sản lượng đạt 1,3 triệu tấn đường, thấp hơn 100.000 tấn so với dự báo, cao hơn niên vụ trước 150.000 tấn.