TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thu mua tạm trữ lúa gạo - Giá lúa nhiều nơi vẫn thấp

Ngày đăng: 02 | 08 | 2012

Sau gần 20 ngày triển khai thu mua tạm trữ 500.000 tấn gạo, giá lúa hè thu ở ĐBSCL vẫn giậm chân tại chỗ. Đến ngày 31-7, giá lúa ở nhiều khu vực vẫn “chênh” do nhiều kênh thông tin khác nhau. Nhưng thực tế, giá lúa ở nhiều nơi vẫn rất thấp, nông dân khó đạt lợi nhuận ở mức tối thiểu 30%.

Trong những ngày qua, giá lúa hè thu giảm mạnh tại Hậu Giang. “Cách đây gần 10 ngày, thương lái mua lúa tại ruộng với giá 4.200 đồng/kg nhưng hiện nay do trời mưa nên thương lái ép giá chỉ còn 3.700 đồng/kg” - ông Lê Thành Phận, nông dân ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp than thở. Tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, giá thành sản xuất lúa hè thu bình quân ở ĐBSCL là 3.993 đồng/kg, nếu tính thêm lợi nhuận tối thiểu 30%, nông dân phải bán lúa với giá 5.190 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần qua: “Giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.100 - 5.200 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.300 đồng - 5.400 đồng/kg”. Xin lưu ý đây là giá “tại kho” mà VFA thông báo. Song thực tế, chẳng mấy doanh nghiệp mua lúa trực tiếp từ nông dân, mà chủ yếu mua gạo nguyên liệu thông qua thương lái. Vì thế, giá lúa VFA thông báo luôn cao hơn so với giá nông dân bán lúa tại ruộng! Đúng như dự đoán của nhiều người, việc thu mua tạm trữ 500.000 tấn gạo sẽ chẳng tạo ra “đột biến” về giá lúa hè thu! 
Tuy nhiên, nhiều người đang đặt ra câu hỏi việc thu mua lúa đảm bảo nông dân đạt lợi nhuận tối thiểu 30% được tính từ đâu: tính giá bán tại ruộng, sân phơi lúa của nông dân, hay tính giá của thương lái mua lúa, xay xát bán gạo cho doanh nghiệp xuất khẩu? Thực tế, hiện nay nông dân bán lúa hè thu thường không đạt mức lợi nhuận tối thiểu 30%.
Dù biết nhà nước đứng ra mua tạm trữ lúa cho nông dân rất khó khăn do các điều kiện đòi hỏi như kho chứa, máy sấy lúa… nhưng nhiều lãnh đạo ở các tỉnh ĐBSCL vẫn kiến nghị nhà nước nên chủ động đảm trách việc mua dự trữ lúa gạo như một số nước trên thế giới đã làm! 
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/8/35562.html

NỘI DUNG KHÁC

Công bố hạn ngạch nhập khẩu 70.000 tấn đường

2-8-2012

Bộ Công thương và bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thống nhất kiến nghị với Chính phủ việc bộ Công thương sẽ công bố và phân giao ngay hạn ngạch nhập khẩu 70.000 tấn đường được hai bộ tính toán, căn cứ vào thực tế của vụ mía đường năm 2011 – 2012 đã kết thúc từ tháng 6.2012 với sản lượng đạt 1,3 triệu tấn đường, thấp hơn 100.000 tấn so với dự báo, cao hơn niên vụ trước 150.000 tấn.

Tiếp tục miễn, giảm thuế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động

2-8-2012

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân. Nội dung chính của Nghị định này là giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với một số doanh nghiệp; miễn thuế khoán và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với hộ, cá nhân, tổ chức; miễn thuế thu nhập cá nhân.

Đầu tư lệch pha trong nông nghiệp: Chi hàng trăm triệu USD nhập giống

2-8-2012

Là một nước nông nghiệp thế nhưng mỗi năm VN chi tới 200 triệu USD nhập các loại hạt giống. Rất nhiều loại hạt giống có thể sản xuất trong nước như cà chua, dưa leo, đậu bắp, khổ qua... đã phải nhập khẩu.

Xuất khẩu nông sản: Nhiều cơ hội khởi sắc vào cuối năm

2-8-2012

Tuy giá cả tiêu dùng trong nước, cũng như xuất khẩu các mặt hàng nông sản 7 tháng qua có suy giảm, song nhiều khả năng sẽ hồi phục và khởi sắc trong những tháng tới đây, nhất là đối với mặt hàng gạo.

Nguy cơ nông nghiệp hóa đất rừng: Đất lâm nghiệp mù mờ về ranh giới

23-7-2012

Khi đầu tư ở đồng bằng bị hạn chế (để bảo vệ đất lúa), áp lực đầu tư trong những năm tới đây sẽ đổ dồn lên miền núi và đất lâm nghiệp. Trong khi sử dụng đất lâm nghiệp hiện rất kém hiệu quả, bởi vậy quản lý đất lâm nghiệp; những hiện trạng, xu hướng và thách thức như một bài toán đang là vấn đề được đặt ra cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu chính sách tìm lời giải.

Tọa đàm “Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp: Hiện trạng và thách thức”

18-7-2012

Trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, ngành lâm nghiệp đã có đóng góp nhất định vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc, góp phần ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trong đó, rừng và đất lâm nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.

Đề xuất hỗ trợ 20 triệu đồng cho mỗi hécta tôm nuôi

16-7-2012

Nhằm khắc phục thiệt hại đối với các hộ nuôi tôm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ có chính sách hỗ trợ 20 triệu đồng/ha (tương đương khoảng 10% tổng thiệt hại) cho người nuôi tôm.

QĐ thu mua tạm trữ 500.000 tấn gạo: Thị trường lúa gạo sẽ phục hồi?

16-7-2012

Gần đây, khi nhiều địa phương ở ĐBSCL bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu, giá lúa xuống thấp trong khi chi phí sản xuất đều tăng, năng suất lúa lại giảm khiến nông dân khó kiếm lời.

Tam nông - Trọng tâm phát triển

10-7-2012

Ông cha ta đã dạy “Phi nông bất ổn”, trước khi nói “Phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Diễn biến 6 tháng đầu năm càng chứng tỏ vai trò quan trọng của tam nông.

ĐBSCL lại “khốn đốn” tìm cách cứu cá tra

10-7-2012

Những tháng đầu năm nay, người nuôi cá tra ở khu vực ĐBSCL đang gặp rất nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ phá sản do giá cá tra nguyên liệu thấp hơn giá thành.

Tổ chức lại sản xuất để cứu ngành chăn nuôi

10-7-2012

Một lần nữa, ngành chăn nuôi lại lâm vào tình cảnh nguy cấp: dịch bệnh hoành hành, giá giảm sâu, người tiêu dùng mất niềm tin vào thịt lợn... Kịch bản bỏ chuồng, treo ao, nguy cơ thiếu thịt vào dịp Tết, thiếu nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu có thể tiếp diễn...

Thương mại gạo nở rộ ở đáy thị trường

29-6-2012

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới với lượng gạo xuất khẩu hiện chiếm 20% thương mại lúa gạo toàn cầu. Hệ thống thương mại lúa gạo nước ta đã phát triển nhanh, đáng đoạt giải “ngoại hạng”. Thế nhưng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp nhất thế giới, điều này cho thấy mặc dù thương mại gạo sôi động, nhưng lại diễn ra ở đáy thị trường.