TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xuất khẩu nông sản: Nhiều cơ hội khởi sắc vào cuối năm

Ngày đăng: 02 | 08 | 2012

Tuy giá cả tiêu dùng trong nước, cũng như xuất khẩu các mặt hàng nông sản 7 tháng qua có suy giảm, song nhiều khả năng sẽ hồi phục và khởi sắc trong những tháng tới đây, nhất là đối với mặt hàng gạo.

Trong 7 tháng qua, mặc dù tổng giá trị xuất khẩu (XK) của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nước ta vẫn tăng, song 2 mặt hàng chủ lực là lúa gạo và cao su suy giảm khá mạnh cả về giá trị và khối lượng XK. Trong khi đó, giá nông sản trong nước vẫn tiếp tục giảm...
Giá giảm cả trong và ngoài nước
Đối với thị trường tiêu dùng nội địa, thịt lợn là mặt hàng giảm giá nhiều nhất. Trong 7 tháng qua, tổng sản lượng thịt lợn hơi cả nước sản xuất được đạt 2,6-2,7 triệu tấn (tương đương 1,78-1,85 triệu tấn thịt xẻ). Tuy nhiên, giá thịt lợn hơi trong thời điểm này lại giảm chỉ còn 37.000-42.000 đồng/kg (bằng 50-60% so với cùng thời điểm năm 2011).
Năng suất lúa của một số nước giảm là cơ hội cho gạo Việt Nam gia tăng xuất khẩu.
Tương tự, giá mía đường hiện tại cũng đã giảm sút khá nhiều. Tính đến giữa tháng 7, lượng đường tồn tại kho các nhà máy và 239.400 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 54.000 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra là 74.100 tấn, cao hơn cùng kỳ 10.000 tấn. Song, giá bán đường đường trắng loại I (đã có thuế VAT) tại kho nhà máy chỉ còn phổ biến ở mức 16.200- 16.500 đồng/kg, thấp hơn khá nhiều so với mấy tháng trước đây.
Cũng như giá cả trong nước, giá XK các mặt hàng nông sản năm nay cũng giảm sút khá nhiều. Điển hình như giá gạo XK bình quân trong 7 tháng đầu năm chỉ còn 458 USD/tấn, giảm 6,6%; cà phê đạt 2.100 USD/tấn, giảm 4,4%; đặc biệt là cao su giảm tới 31,3%, chỉ còn 3.001 USD/tấn. Các mặt hàng khác như điều cũng giảm tới 10,4%, còn 6.881 USD/tấn; giá chè giảm nhẹ còn 1.464 USD/tấn.
Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn). Trong 7 tháng qua, 2 mặt hàng chủ lực là lúa gạo và cao su đã giảm khá mạnh cả về số lượng và giá. Cụ thể, do ảnh hưởng từ việc Ấn Độ, Bangladesh tung ra quá nhiều gạo giá rẻ đã làm ảnh hưởng đến các thị trường truyền thống của chúng ta như Philippines, Indonesia.
Còn về cao su, chúng ta chủ yếu XK sang Trung Quốc để làm lốp ôtô. Song do khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã kéo theo lượng cầu cao su giảm mạnh, khiến giá cả mặt hàng này liên tục giảm sút và tình hình còn có thể kéo dài sang tận năm 2013.
Khởi sắc vào cuối năm
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ NNPTNT cho thấy, tính đến hết tháng 7, tổng giá trị XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nước ta đã đạt 15,9 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2011. Sở dĩ giá trị XK vẫn gia tăng, chủ yếu là do lượng XK nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản 7 tháng tăng cao.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Viết Chiến- Giám đốc Trung tâm Tin học- Thống kê (Bộ NNPTNT), lượng gạo XK đạt 4,6 triệu tấn, thu về 2,1 tỷ USD; cà phê xuất 1,2 triệu tấn, đạt giá trị tới 2,5 tỷ USD (vượt cả gạo). Đặc biệt XK hạt điều đã tăng tới trên 36%, đạt 120.000 tấn với giá trị 828 triệu USD.
Theo nhận định của một số chuyên gia, tuy giá cả tiêu dùng trong nước, cũng như XK các mặt hàng nông sản 7 tháng qua có suy giảm, song nhiều khả năng sẽ hồi phục và khởi sắc trong những tháng tới đây, nhất là đối với mặt hàng gạo.
Xuất khẩu nông sản năm 2012 sẽ đạt 26,5 tỷ USD
Theo dự báo, trong những tháng cuối năm 2012, kinh tế thế giới sẽ chuyển biến tốt hơn từ cuối quý III do sức cầu tiêu thụ của các thị trường sẽ phục hồi. Bộ NNPTN đánh giá đây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, dự kiến xuất khẩu cả năm sẽ đạt 26,5 tỷ USD.
Một số dự báo gần đây cho thấy, tại Ấn Độ và Bangladesh, sản xuất lúa gạo đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của sâu bệnh dẫn đến năng suất giảm. Trong khi đó, khả năng cung gạo của chúng ta vẫn rất tốt, chưa kể gần đây Trung Quốc cũng gia tăng đáng kể việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam, chủ yếu là gạo hạt tròn sản xuất ở các tỉnh phía Bắc.
Đối với các mặt hàng nông sản chính khác như cà phê, điều, tiêu… lượng XK nhiều khả năng tiếp tục tăng do nhu cầu nhập khẩu gần đây của thị trường Mỹ tăng cao, kế đến là các thị trường khác như Đức, Trung Quốc… đều đang gia tăng số lượng nhập khẩu trong thời gian gần đây.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Diệp Kỉnh Tần, Bộ NNPTNT đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành quyết định các chính sách hỗ trợ cấp bách cho sản xuất chăn nuôi, thủy sản và hỗ trợ thị trường. Cùng với đó, Bộ cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp, đảm bảo cho doanh nghiệp vay vốn thu mua tạm trữ nông sản với giá ưu đãi.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/98641p1c25/xuat-khau-nong-san-nhieu-co-hoi-khoi-sac-vao-cuoi-nam.htm

NỘI DUNG KHÁC

Nguy cơ nông nghiệp hóa đất rừng: Đất lâm nghiệp mù mờ về ranh giới

23-7-2012

Khi đầu tư ở đồng bằng bị hạn chế (để bảo vệ đất lúa), áp lực đầu tư trong những năm tới đây sẽ đổ dồn lên miền núi và đất lâm nghiệp. Trong khi sử dụng đất lâm nghiệp hiện rất kém hiệu quả, bởi vậy quản lý đất lâm nghiệp; những hiện trạng, xu hướng và thách thức như một bài toán đang là vấn đề được đặt ra cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu chính sách tìm lời giải.

Tọa đàm “Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp: Hiện trạng và thách thức”

18-7-2012

Trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, ngành lâm nghiệp đã có đóng góp nhất định vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc, góp phần ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trong đó, rừng và đất lâm nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.

Đề xuất hỗ trợ 20 triệu đồng cho mỗi hécta tôm nuôi

16-7-2012

Nhằm khắc phục thiệt hại đối với các hộ nuôi tôm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ có chính sách hỗ trợ 20 triệu đồng/ha (tương đương khoảng 10% tổng thiệt hại) cho người nuôi tôm.

QĐ thu mua tạm trữ 500.000 tấn gạo: Thị trường lúa gạo sẽ phục hồi?

16-7-2012

Gần đây, khi nhiều địa phương ở ĐBSCL bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu, giá lúa xuống thấp trong khi chi phí sản xuất đều tăng, năng suất lúa lại giảm khiến nông dân khó kiếm lời.

Tam nông - Trọng tâm phát triển

10-7-2012

Ông cha ta đã dạy “Phi nông bất ổn”, trước khi nói “Phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Diễn biến 6 tháng đầu năm càng chứng tỏ vai trò quan trọng của tam nông.

ĐBSCL lại “khốn đốn” tìm cách cứu cá tra

10-7-2012

Những tháng đầu năm nay, người nuôi cá tra ở khu vực ĐBSCL đang gặp rất nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ phá sản do giá cá tra nguyên liệu thấp hơn giá thành.

Tổ chức lại sản xuất để cứu ngành chăn nuôi

10-7-2012

Một lần nữa, ngành chăn nuôi lại lâm vào tình cảnh nguy cấp: dịch bệnh hoành hành, giá giảm sâu, người tiêu dùng mất niềm tin vào thịt lợn... Kịch bản bỏ chuồng, treo ao, nguy cơ thiếu thịt vào dịp Tết, thiếu nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu có thể tiếp diễn...

Thương mại gạo nở rộ ở đáy thị trường

29-6-2012

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới với lượng gạo xuất khẩu hiện chiếm 20% thương mại lúa gạo toàn cầu. Hệ thống thương mại lúa gạo nước ta đã phát triển nhanh, đáng đoạt giải “ngoại hạng”. Thế nhưng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp nhất thế giới, điều này cho thấy mặc dù thương mại gạo sôi động, nhưng lại diễn ra ở đáy thị trường.

An ninh lương thực- Vấn đề sống còn

29-6-2012

Ngày 28/6 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức hội thảo “An ninh lương thực Việt Nam - Thực trạng, chính sách và triển vọng” tại Hà Nội.

Sản xuất, tiêu thụ trái cây ở Nam Bộ: Bao giờ bền vững?

29-6-2012

Các tỉnh Nam Bộ không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo, thủy sản mà còn là vựa cây ăn trái của cả nước, với tổng diện tích hơn 408.000ha. Sản xuất cây ăn trái ở khu vực này đã có bước tăng trưởng khá nhanh cả về diện tích, cơ cấu cây trồng và sản lượng. Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có thì chuỗi sản xuất, xuất khẩu trái cây tại đây vẫn còn manh mún, hiệu quả thấp.

Đề xuất áp dụng giá sàn để giữ giá cá tra

29-6-2012

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) đề nghị Bộ NN&PTNT và Chính phủ chấp thuận chủ trương ban hành giá sàn thu mua và xuất khẩu cá tra.

Linh hoạt điều chỉnh chính sách lúa gạo

29-6-2012

Nhiều đề xuất về chính sách cung- cầu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã được đưa ra tại Hội thảo “An ninh lương thực tại Việt Nam: Thực trạng, chính sách và triển vọng”.