TIN TỨC-SỰ KIỆN

QĐ thu mua tạm trữ 500.000 tấn gạo: Thị trường lúa gạo sẽ phục hồi?

Ngày đăng: 16 | 07 | 2012

Gần đây, khi nhiều địa phương ở ĐBSCL bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu, giá lúa xuống thấp trong khi chi phí sản xuất đều tăng, năng suất lúa lại giảm khiến nông dân khó kiếm lời.

Thu mua lúa gạo cho nông dân tại Nhà máy Ninh Quới (Hồng Dân-Bạc Liêu).
Với việc Chính phủ quyết định mua tạm trữ tối đa 500.000 tấn gạo trong vụ hè thu 2012, tiểu thương và nông dân kỳ vọng thị trường lúa gạo sớm có chuyển biến tích cực.
Vài tuần qua, nhiều địa phương ở ĐBSCL thu hoạch rộ lúa hè thu khiến lượng lúa hàng hóa trong dân tăng mạnh. Tuy nhiên, hoạt động thu mua lúa gạo của doanh nghiệp vẫn diễn ra khá chậm làm giá lúa gạo trên thị trường giảm sâu.
Trong tuần đầu tháng 7, giá lúa tại ĐBSCL giảm 200-300 đồng/kg so với 2 tuần trước đó và giảm 500-700 đồng/kg so với hồi đầu năm 2012. Cụ thể, lúa tươi IR50404 và nhiều loại lúa tròn chỉ còn 4.000-4.100 đồng/kg, lúa khô 4.600-4.800 đồng/kg. Giá lúa tươi hạt dài bán tại ruộng ở mức 4.200-4.400 đồng/kg, lúa khô 4.900-5.300 đồng/kg; lúa thơm 5.200-5.400 đồng/kg (đối với lúa tươi) và 6.600-6.900 đồng/kg (lúa khô).
Theo nhiều tiểu thương kinh doanh lúa gạo, khi nghe thông tin Chính phủ quyết định hỗ trợ 100% lãi suất cho doanh nghiệp mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo trong vụ hè thu 2012, thực hiện từ 10/7 đến 10/8/2012, hoạt động thu mua lúa đã được tiểu thương đẩy mạnh. Tại nhiều nơi, tiểu thương đã mạnh dạn tăng giá thu mua lúa cho nông dân thêm 50-100 đồng/kg đối với hộ có diện tích lớn và những nơi đường giao thông thuận tiện cho việc thu mua. Tuy nhiên, mặt bằng chung, giá lúa tại ĐBSCL chưa thể hiện rõ xu hướng tăng giá.
Anh Đặng Văn Nghĩa ở quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), chuyên đi mua lúa về xay gạo bán cho doanh nghiệp xuất khẩu, cho biết: "Tại TP.Cần Thơ, hiện lúa hè thu chỉ còn tập trung nhiều ở hai huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ. Tuy nhiên, lượng lúa hàng hóa tại vùng ĐBSCL còn khá dồi dào do nhiều địa phương có diện tích lúa lớn mới bắt đầu bước vào thu hoạch rộ. Hiện nay, nhiều tiểu thương sợ phải đi xa thu mua lúa, tốn nhiều chi phí vận chuyển nên mạnh dạn tăng giá thu mua lúa đối với những hộ dân sản xuất lúa có diện tích lớn nằm ở những vị trí thuận tiện... Giá thu mua gạo lứt nguyên liệu của các doanh nghiệp vẫn ở mức thấp. Nhiều doanh nghiệp chỉ mua hàng cầm chừng và mua gạo nợ tiền của tiểu thương vài ngày nên tiểu thương rất khó thực hiện việc tăng giá lúa cho nông dân cũng như đẩy mạnh hoạt động thu mua lúa".
Theo nhiều nông dân, vụ hè thu 2012, giá nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng, sâu bệnh nhiều và giá thuê mướn nhân công ở mức cao nên chi phí sản xuất lúa tăng thêm 300.000-400.000 đồng/công (1 công = 1.000m2), lên mức 1,7-2,3 triệu đồng/công. Trong khi đó, năng suất của nhiều ruộng chỉ đạt 25-32 giạ lúa tươi/công. Với giá lúa như hiện nay, đa số nông dân chỉ hòa vốn, nếu có lãi cũng rất ít. Nông dân mướn đất để sản xuất lúa trong vụ hè thu này đều lỗ do giá thuê mướn đất đang ở mức 0,8-1,4 triệu đồng/công/vụ.
Anh Đoàn Mạc Tiêu ở xã Thạnh Tiến (huyện Vĩnh Thạnh) cho biết: "Vụ này tôi làm lúa Jasmine, do sâu bệnh nhiều nên chi phí sản xuất tính sơ sơ đã lên đến 2,3 triệu đồng/công, trong khi năng suất chỉ đạt 25 giạ/công và giá lúa chỉ ở mức 5.300 đồng/kg. Nhưng vì là đất thuê mướn nên vụ này tôi bị lỗ trên 1 triệu đồng/công".
Với giá lúa tươi 4.200-4.300 đồng/kg, nông dân trồng lúa khó kiếm lời. Nếu phơi lúa dự trữ, chờ giá tăng cũng gặp nhiều rủi ro vì gần đây, thương lái chỉ tập trung thu mua lúa tươi được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp ngay tại ruộng, không thu mua lúa khô.
Theo nhiều nông dân trồng lúa ở TP. Cần Thơ, tình trạng nông dân phải bán lúa tươi ngay tại ruộng cho thương lái đã trở nên phổ biến trong 2 vụ gần đây. Bán lúa tươi ngay tại ruộng, nông dân được lợi là không phải lo chuyện phơi sấy, vận chuyển và bảo quản lúa sau thu hoạch. Nhưng ngược lại, bà con rất dễ bị thiệt về giá.
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Tam nông - Trọng tâm phát triển

10-7-2012

Ông cha ta đã dạy “Phi nông bất ổn”, trước khi nói “Phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Diễn biến 6 tháng đầu năm càng chứng tỏ vai trò quan trọng của tam nông.

ĐBSCL lại “khốn đốn” tìm cách cứu cá tra

10-7-2012

Những tháng đầu năm nay, người nuôi cá tra ở khu vực ĐBSCL đang gặp rất nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ phá sản do giá cá tra nguyên liệu thấp hơn giá thành.

Tổ chức lại sản xuất để cứu ngành chăn nuôi

10-7-2012

Một lần nữa, ngành chăn nuôi lại lâm vào tình cảnh nguy cấp: dịch bệnh hoành hành, giá giảm sâu, người tiêu dùng mất niềm tin vào thịt lợn... Kịch bản bỏ chuồng, treo ao, nguy cơ thiếu thịt vào dịp Tết, thiếu nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu có thể tiếp diễn...

Thương mại gạo nở rộ ở đáy thị trường

29-6-2012

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới với lượng gạo xuất khẩu hiện chiếm 20% thương mại lúa gạo toàn cầu. Hệ thống thương mại lúa gạo nước ta đã phát triển nhanh, đáng đoạt giải “ngoại hạng”. Thế nhưng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp nhất thế giới, điều này cho thấy mặc dù thương mại gạo sôi động, nhưng lại diễn ra ở đáy thị trường.

An ninh lương thực- Vấn đề sống còn

29-6-2012

Ngày 28/6 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức hội thảo “An ninh lương thực Việt Nam - Thực trạng, chính sách và triển vọng” tại Hà Nội.

Sản xuất, tiêu thụ trái cây ở Nam Bộ: Bao giờ bền vững?

29-6-2012

Các tỉnh Nam Bộ không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo, thủy sản mà còn là vựa cây ăn trái của cả nước, với tổng diện tích hơn 408.000ha. Sản xuất cây ăn trái ở khu vực này đã có bước tăng trưởng khá nhanh cả về diện tích, cơ cấu cây trồng và sản lượng. Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có thì chuỗi sản xuất, xuất khẩu trái cây tại đây vẫn còn manh mún, hiệu quả thấp.

Đề xuất áp dụng giá sàn để giữ giá cá tra

29-6-2012

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) đề nghị Bộ NN&PTNT và Chính phủ chấp thuận chủ trương ban hành giá sàn thu mua và xuất khẩu cá tra.

Linh hoạt điều chỉnh chính sách lúa gạo

29-6-2012

Nhiều đề xuất về chính sách cung- cầu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã được đưa ra tại Hội thảo “An ninh lương thực tại Việt Nam: Thực trạng, chính sách và triển vọng”.

Dành 5.400 tỷ đồng gỡ khó cho người nuôi cá tra

27-6-2012

Chiều (26/6), tại UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất và tiêu thụ cá tra 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012. Bộ trưởng Bộ NN và PTNT – Cao Đức Phát đã đến dự và chủ trì hội nghị.

Đề xuất mua tạm trữ 100.000 tấn cá

27-6-2012

Để cứu cá tra, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đang đề xuất mua tạm trữ 100.000 tấn, với lãi suất thực hiện là 0%.

Cần có giải pháp mua lúa cho nông dân

27-6-2012

Thời gian cuối tháng 5 và nửa đầu tháng 6, giá lúa gạo ở các tỉnh Nam Bộ khá bấp bênh, chao đảo, khiến cho bà con nông dân rất lo lắng. Hiện vụ lúa hè thu đang được thu hoạch rộ tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu không có chính sách hỗ trợ nông dân kịp thời, bà con sẽ gặp muôn vàn khó khăn để sản xuất vụ mới.

Nông sản Việt Nam: Liên tiếp rớt giá

27-6-2012

Bộ NN&PTNT nhận định, chưa khi nào nông sản Việt Nam lại rơi vào cảnh "rớt" giá như hiện nay. Hàng loạt mặt hàng chủ lực như gạo, cao su, cà phê, dừa… đang ở mức giá thấp kỷ lục, báo hiệu những khó khăn trong xuất khẩu nông sản 6 tháng cuối năm.