TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đề xuất áp dụng giá sàn để giữ giá cá tra

Ngày đăng: 29 | 06 | 2012

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) đề nghị Bộ NN&PTNT và Chính phủ chấp thuận chủ trương ban hành giá sàn thu mua và xuất khẩu cá tra.

Đề nghị được đưa ra tại cuộc gặp của hiệp hội với ông Cao Đức Phát, bộ trưởng Bộ NN&PTNT, ngày 27/6 tại Hội chợ triển lãm quốc tế thủy sản VN (Vietfish 2012).
Ông Nguyễn Văn Kịch, tổng giám đốc Công ty Cafatex, cho biết áp lực phải trả tiền ngân hàng buộc các doanh nghiệp phải giảm giá bán hàng càng sớm càng tốt, doanh nghiệp càng lớn phải bán càng nhiều làm cho tình hình càng tồi tệ hơn. Sau khi bán, các doanh nghiệp quay lại ép giá nông dân. “Nếu không sớm ban hành giá sàn cá tra xuất khẩu và giá cá tra trong nước, tình hình sẽ ngày càng tồi tệ thêm” - ông Kịch nói.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ NN&PTNT tác động để Chính phủ hỗ trợ gói tín dụng 4.200 tỉ đồng cứu người nuôi cá và doanh nghiệp. Ông Dương Ngọc Minh, phó chủ tịch VASEP, nói hiện các bộ chỉ mới đề xuất Chính phủ chứ chưa được duyệt vì các bộ, ngành còn phải bàn gói tín dụng này cho ai vay, lãi suất bao nhiêu, điều kiện nào được vay, vay bao lâu, ngân hàng nào cho vay, hình thức vay thế nào, mỗi tỉnh được vay bao nhiêu tiền...
Theo một số chuyên gia kinh tế, việc đề xuất gói hỗ trợ để cứu cá tra là điều cần thiết. Tuy nhiên, Ngân hàng Phát triển cho biết nếu được chỉ đạo cho vay thì cũng chỉ có khả năng tung ra khoảng 2.200 tỉ đồng cho doanh nghiệp vay phục vụ xuất khẩu. Ông Dương Ngọc Minh cho rằng nếu gói hỗ trợ này chậm ban hành thì chỉ 1-2 tháng nữa lượng cá tồn đọng trong dân cũng giảm nhiều vì không có nông dân nào chờ nổi. Họ phải kêu bán cá bằng mọi giá để có tiền trả nợ đã vay ngân hàng trước đây với lãi suất 18-20%. “Gói hỗ trợ chỉ có ý nghĩa nếu được ban hành ngay trong thời điểm hiện nay. Nếu được cho vay 2.200 tỉ đồng thì các doanh nghiệp thuộc VASEP sẽ thu mua tạm trữ 100.000 tấn cá tra tồn đọng trong dân. Khi đó giá cá có thể đạt 22.000 đồng/kg chứ không quá thấp như hiện nay” - ông Minh nói.
Ông Nguyễn Văn Đạo, tổng giám đốc Công ty CP Gò Đàng (Tiền Giang), nói trong lúc này điều mà người nuôi cá cần làm là bình tĩnh, cố gắng chịu đựng bằng cách giảm thức ăn cho cá, không kêu bán tháo. Nếu ai cũng kêu bán tháo thì sẽ gây hiệu ứng và giá cá sẽ giảm tiếp, doanh nghiệp sẽ ép giá, doanh nghiệp nước ngoài thấy vậy cũng ép giá. “Quy luật thị trường cá tra những năm qua cho thấy sau một thời gian tuột dốc thì thị trường sẽ hồi phục, giá cá sẽ tăng thôi” - ông Đạo nói.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết sẽ sớm họp với lãnh đạo VASEP để bàn các cách giải cứu cá tra, đồng thời chuyển những kiến nghị của các doanh nghiệp lên Chính phủ trong kỳ họp sắp tới.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/6/35040.html

NỘI DUNG KHÁC

Linh hoạt điều chỉnh chính sách lúa gạo

29-6-2012

Nhiều đề xuất về chính sách cung- cầu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã được đưa ra tại Hội thảo “An ninh lương thực tại Việt Nam: Thực trạng, chính sách và triển vọng”.

Dành 5.400 tỷ đồng gỡ khó cho người nuôi cá tra

27-6-2012

Chiều (26/6), tại UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất và tiêu thụ cá tra 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012. Bộ trưởng Bộ NN và PTNT – Cao Đức Phát đã đến dự và chủ trì hội nghị.

Đề xuất mua tạm trữ 100.000 tấn cá

27-6-2012

Để cứu cá tra, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đang đề xuất mua tạm trữ 100.000 tấn, với lãi suất thực hiện là 0%.

Cần có giải pháp mua lúa cho nông dân

27-6-2012

Thời gian cuối tháng 5 và nửa đầu tháng 6, giá lúa gạo ở các tỉnh Nam Bộ khá bấp bênh, chao đảo, khiến cho bà con nông dân rất lo lắng. Hiện vụ lúa hè thu đang được thu hoạch rộ tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu không có chính sách hỗ trợ nông dân kịp thời, bà con sẽ gặp muôn vàn khó khăn để sản xuất vụ mới.

Nông sản Việt Nam: Liên tiếp rớt giá

27-6-2012

Bộ NN&PTNT nhận định, chưa khi nào nông sản Việt Nam lại rơi vào cảnh "rớt" giá như hiện nay. Hàng loạt mặt hàng chủ lực như gạo, cao su, cà phê, dừa… đang ở mức giá thấp kỷ lục, báo hiệu những khó khăn trong xuất khẩu nông sản 6 tháng cuối năm.

Cần tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất khẩu nông sản

26-6-2012

Nông sản là một trong những lĩnh vực có gia trị xuất khẩu cao của nước ta. Tuy nhiên, do khó khăn của tình hình kinh tế trong nước và thế giới nên xuất khẩu thuỷ sản cũng đang dứng trước nhiều thách thức. Đẩy mạnh các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay.

An toàn lao động trong nông nghiệp: Nhắm mắt làm liều

26-6-2012

Đa phần nông dân ít được hướng dẫn về an toàn lao động (ATLĐ). Tuy nhiên, nhiều xã tại tỉnh Thái Nguyên, bà con được hướng dẫn cũng chẳng làm theo.

Làm nông trong khu công nghiệp: Xót xa những cánh đồng vàng

26-6-2012

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước, thế nhưng từ nhiều năm qua, các địa phương đua nhau làm công nghiệp, rất nhiều diện tích đất lúa bị san lấp để làm khu công nghiệp (KCN).

Vụ lúa hè thu - Tạm trữ theo cách nào?

25-6-2012

Giá gạo thế giới đang diễn biến bất lợi vào thời điểm Việt Nam thu hoạch lúa hè thu. Tình thế đặt ra buộc phải nhanh chóng có biện pháp tiêu thụ lúa trước khi bước vào vụ thu hoạch rộ tháng 7 và 8 sắp tới.

Vụ lúa hè thu 2012: Đề xuất tạm trữ vì khó tiêu thụ

22-6-2012

Nông dân ĐBSCL đang bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2012. Tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương, tình hình tiêu thụ lúa đang rất khó khăn, giá giảm mạnh.

Sức sống cá tra

22-6-2012

Nằm trong nhóm sản phẩm Quốc gia, có lẽ cá tra là sản phẩm nổi đình nổi đám nhất. Trên thị trường XK, dù liên tiếp đối phó nhiều vụ kiện cáo, vu khống, nhưng với sức trỗi dậy mạnh mẽ, cá tra đã tạo dấu ấn và đạt mức tăng trưởng không ngừng.

Khoảng trống trong kiểm soát rau an toàn

22-6-2012

Kết quả điều tra của VINASTAS và Viện IPSARD, gần 90% người tiêu dùng tại các tỉnh miền Bắc đánh giá rau an toàn (RAT) là quan trọng nhất trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Đa số người tiêu dùng đều chấp nhận mua RAT với mức giá cao hơn rau thông thường từ 10-20% thậm chí đến 50%. Nhưng làm thế nào để mua được sản phẩm RAT, vẫn còn là bài toán khó chưa có lời giải.