TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làm nông trong khu công nghiệp: Xót xa những cánh đồng vàng

Ngày đăng: 26 | 06 | 2012

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước, thế nhưng từ nhiều năm qua, các địa phương đua nhau làm công nghiệp, rất nhiều diện tích đất lúa bị san lấp để làm khu công nghiệp (KCN).

Hậu quả là, không những không phát triển được công nghiệp, mà hiện nhiều KCN còn đang bị bỏ hoang, nhiều nông dân đã phải vào làm nông nghiệp ngay trên chính… KCN.
Những nông dân mất đất vì KCN ở ĐBSCL suốt mấy năm liền không có đất sản xuất, đời sống khó khăn đã quay lại đất cũ làm nông nghiệp…
Gia đình ông Nguyễn Hoàng Phi đang thu hoạch rau trong KCN Sông Hậu.
KCN thành nơi trồng lúa, màu
Năm 2007, khi nhà nước tiến hành giải phóng mặt bằng để xây dựng KCN Sông Hậu (giai đoạn 1 với diện tích 290ha ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang), gia đình ông Nguyễn Văn Sang ở ấp Phú Nhơn bị giải tỏa trắng. Toàn bộ diện tích 4.000m2 của gia đình ông được bồi thường 200 triệu đồng. Sau khi chia tiền bồi thường cho 3 đứa con và mua nền để cất nhà ở xã kế bên, ông chẳng còn đồng nào để tích lũy.
Cuộc sống của ông cũng vì thế mà rất khó khăn, phải đi làm thuê nhiều nơi vẫn không đủ ăn. Chỉ 2 năm sau, cả gia đình ông quay lại đất cũ đã được quy hoạch làm KCN để… làm ruộng. Ông Sang tâm sự: “Nhìn thấy đất cũ của mình chưa san lấp mặt bằng xây dựng nhà máy, thấy tiếc quá, nên tôi đành “nhảy” vào… khai phá lại chính mảnh ruộng của mình trước kia để trồng lúa”. Do phải làm ruộng “trộm”, nên ông Sang không dám đầu tư thêm gì và cũng chỉ dám trồng các loại cây ngắn ngày, vì lo ngại nhà đầu tư có thể lấy lại ruộng bất kỳ lúc nào.
Cả gia đình ông Sang không chỉ khai phá đất cũ của gia đình, mà còn mở rộng thêm những mảnh đất xung quanh để có 10.000m2 trồng lúa, mía và rau cải sống qua ngày. Ông Sang cho biết: “Đất này từ trước tới giờ làm lúa rất trúng, vụ nào cũng từ 7 đến 8 tấn/ha”. “Nhờ” nhà đầu tư… bỏ hoang, nên hiện KCN Sông Hậu đã trở thành vùng đất màu mỡ để hàng trăm hộ nghèo mất đất sản xuất có cái ăn nhờ trồng lúa, hoa màu.
Chung cảnh ngộ như ông Sang, gia đình ông Nguyễn Hoàng Phi cũng quay lại đất cũ để trồng lúa, cải xanh kiếm sống qua ngày. Ông Phi cho biết: “Gia đình chỉ có 1 công đất (1.000m2) được bồi thường 50 triệu đồng. Từ ngày mất đất, tôi phải đi làm phụ hồ nhưng vẫn không đủ sống. Vì vậy, khi thấy nhiều người quay lại đất cũ trồng lúa, tôi cũng quay về làm để kiếm cái ăn”. Bây giờ gia đình ông Phi trồng 1 công lúa, 0,5 công cải xanh và cuộc sống đã đỡ vất vả hơn.
“Xà xẻo” đất ở KCN
Ghi nhận của PV NTNN tại đây cũng cho thấy, đã có rất nhiều gia đình nghèo sau khi mất đất đã quay lại KCN. Nơi nào đất còn trống là bà con khai phá để trồng màu, trồng lúa. Vợ chồng ông Phan Văn Hùng ở ấp Phú Hưng bị mất đất do quy hoạch xây dựng KCN Sông Hậu.
Cũng như các gia đình khác, sau một thời gian bị thu hồi đất, vợ chồng ông đã quay về KCN để khai phá đất trồng củ cải trắng, hành lá. Ông Hùng cho biết: “Chỉ sau mấy năm thu hồi đất, nhưng không ai sử dụng nên cỏ mọc um tùm. Gia đình tôi đã trồng 7 công màu để sống qua ngày. Cứ 2 tháng gia đình ông thu hoạch 1 lứa củ cải trắng, hành lá nên cuộc sống cũng tạm ổn”.
Không chỉ nông dân mất đất sản xuất quay lại đất cũ để tìm kế sinh nhai, có rất nhiều người đến đây thuê lại đất để trồng trọt, chăn nuôi. Ông Trần Văn Tám (70 tuổi, ngụ quận Cái Răng, TP. Cần Thơ) đến KCN Sông Hậu thuê 3 công đất để sản xuất.
Ông Tám cho biết: “Nghe nói đất ở KCN bỏ hoang nhiều, nên tôi định xuống để khai phá trồng trọt, nhưng đến đây thì chẳng còn mảnh đất nào, vì người ta đã khai phá hết rồi. Nhờ người quen giới thiệu nên tôi thuê lại quyền được sản xuất tạm thời trên phần đất khoảng 3 công trong KCN để kiếm sống qua ngày”.
Dọc theo tuyến quốc lộ nam sông Hậu, hiện không còn mảnh đất nào trống, vì được người dân tận dụng để trồng lúa, ở tuyến gần sông Hậu đất cao hơn thì được lên liếp trồng hoa màu. Người dân ở đây vì nghèo khó đã chọn sinh kế bằng cách làm nông nghiệp tạm thời ngay trong khu công nghiệp.
Ông Tám phải trả 4 triệu đồng gọi là tiền công khai phá để sản xuất tạm thời trong KCN gần 1 năm nay. Về đây, ông cất căn chòi ở tạm rồi trồng bắp (ngô), trồng lúa và nuôi vịt để kiếm sống. Sắp tới, ông còn dự định thả cá sặc rằn xuống ao để tự cung, tự cấp nguồn thực phẩm hằng ngày. Với 3 công đất vừa trồng trọt, chăn nuôi dư sức nuôi sống ông ở ngay trong KCN.
Ông Phạm Văn Chởm – Chủ tịch UBND xã Đông Phú (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cho biết: “Toàn bộ diện tích đất của KCN Sông Hậu khoảng 290ha, thì hiện nay chỉ xây dựng được nhà máy chế biến thủy sản khoảng 56,4ha. Còn lại các dự án khác đều bị đình trệ, hầu hết diện tích đất đều bị bỏ hoang, nên người dân đến khai phá để trồng lúa và các cây ngắn ngày khác để kiếm thêm thu nhập”.
Theo Nông thôn ngày nay
 

NỘI DUNG KHÁC

Vụ lúa hè thu - Tạm trữ theo cách nào?

25-6-2012

Giá gạo thế giới đang diễn biến bất lợi vào thời điểm Việt Nam thu hoạch lúa hè thu. Tình thế đặt ra buộc phải nhanh chóng có biện pháp tiêu thụ lúa trước khi bước vào vụ thu hoạch rộ tháng 7 và 8 sắp tới.

Vụ lúa hè thu 2012: Đề xuất tạm trữ vì khó tiêu thụ

22-6-2012

Nông dân ĐBSCL đang bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2012. Tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương, tình hình tiêu thụ lúa đang rất khó khăn, giá giảm mạnh.

Sức sống cá tra

22-6-2012

Nằm trong nhóm sản phẩm Quốc gia, có lẽ cá tra là sản phẩm nổi đình nổi đám nhất. Trên thị trường XK, dù liên tiếp đối phó nhiều vụ kiện cáo, vu khống, nhưng với sức trỗi dậy mạnh mẽ, cá tra đã tạo dấu ấn và đạt mức tăng trưởng không ngừng.

Khoảng trống trong kiểm soát rau an toàn

22-6-2012

Kết quả điều tra của VINASTAS và Viện IPSARD, gần 90% người tiêu dùng tại các tỉnh miền Bắc đánh giá rau an toàn (RAT) là quan trọng nhất trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Đa số người tiêu dùng đều chấp nhận mua RAT với mức giá cao hơn rau thông thường từ 10-20% thậm chí đến 50%. Nhưng làm thế nào để mua được sản phẩm RAT, vẫn còn là bài toán khó chưa có lời giải.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Nông dân vẫn đứng... ngoài cuộc!

22-6-2012

Là 1 trong 20 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 nhưng đến nay, TP.Hải Phòng vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào.

Nông dân ĐBSCL: “Choáng” với giá vật tư nông nghiệp

22-6-2012

Trong khi giá các mặt hàng nông sản ở ĐBSCL liên tục giảm thì trái lại, các loại vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản... đã liên tục tăng giá vào đúng thời điểm người dân bắt đầu sản xuất vụ mới.

Liên kết để nghề nuôi tôm phát triển bền vững

22-6-2012

Tôm chết chưa rõ nguyên nhân đang khiến nhiều nông dân Bạc Liêu đau đầu. Tính đến nay, diện tích tôm chết đã vượt quá con số 8.120ha. Thực trạng này đặt ra vấn đề nóng bỏng: Hướng đi nào bền vững cho nghề nuôi tôm?

Kiến nghị mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè thu

22-6-2012

Tại cuộc họp bàn giải pháp tiêu thụ lúa, gạo hè thu 2012 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/6 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, sau khi tham khảo ý kiến từ các địa phương, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết sẽ đề xuất Chính phủ tiếp tục mua tạm trữ lúa gạo trong vụ hè thu sắp tới.

Đầu tư nông nghiệp chưa xứng tầm

20-6-2012

Quốc hội vừa thảo luận về đề án tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung nhiều đến vấn đề nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Trao đổi với NNVN, TS Phùng Đức Tiến, ĐB Quốc hội tỉnh Hà Nam cho rằng tuy Đảng, Chính phủ đã dành nhiều quan tâm cho nông nghiệp nhưng đầu tư vào ngành kinh tế quan trọng này vẫn còn khiêm tốn.

Bộ Nông nghiệp gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu

20-6-2012

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã điều chỉnh một số biện pháp kiểm tra hóa chất, dư lượng kháng sinh đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản và Canada.

Vùng trồng cà phê Arabica ngon nhất Việt Nam mất mùa lớn

20-6-2012

Vùng trồng cà phê Arabica ngon nhất Việt Nam hiện nay ở Lâm Đồng đang đứng trước nguy cơ mất mùa lớn, sản lượng có thể giảm tới trên 50% so với niên vụ trước.

Sản xuất, tiêu thụ cây có múi: Chông gai đi tới bền vững

20-6-2012

Câu chuyện quy hoạch vùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái nói chung và cây có múi nói riêng đã được đề cập cách nay rất lâu. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện dường như đã trở thành một căn bệnh khó trị và chuyện được mùa mất giá, sản xuất theo phong trào vẫn tiếp diễn.