TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông dân ĐBSCL: “Choáng” với giá vật tư nông nghiệp

Ngày đăng: 22 | 06 | 2012

Trong khi giá các mặt hàng nông sản ở ĐBSCL liên tục giảm thì trái lại, các loại vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản... đã liên tục tăng giá vào đúng thời điểm người dân bắt đầu sản xuất vụ mới.

Giá phân bón nhảy vọt
Thông tin từ một số đại lý cung ứng phân bón, vật tư nông nghiệp tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ cho thấy, những ngày giữa tháng 6 vừa qua, giá phân bón đã liên tục tăng, dẫn đến lượng bán ra giảm mạnh do người nông dân chỉ mua cầm chừng. Theo tìm hiểu của NTNN, mặc dù nguồn cung không khan hiếm nhưng hiện tại, nhiều doanh nghiệp cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu đã tăng giá bán trước thềm vụ thu đông 2012.
Giá thức ăn thủy sản tăng khiến nông dân thua lỗ và có nguy cơ bỏ nghề.
Ông Hai Chiến - chủ đại lý vật tư nông nghiệp Hai Chiến (xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "So với thời điểm đầu vụ hè thu, giá phân bón hiện đã tăng từ 60.000 - 100.000 đồng/bao".
Cụ thể, phân đạm Phú Mỹ có giá 580.000 đồng/bao loại 50kg, tăng khoảng 70.000 đồng, đạm Cà Mau giá 550.000 đồng/bao; phân urê Trung Quốc giá 540.000 đồng/bao.  Phân NPK các loại giá cũng dao động từ 600.000 - 700.000 đồng/bao, tăng 40.000 - 50.000 đồng/bao so với 1- 2 tháng trước.
Theo khảo sát của NTNN, tại các đại lý cấp 2, các cửa hàng vật tư nông nghiệp nhỏ, lẻ, giá phân bón có mức chênh lệch tăng thêm từ 20.000 - 40.000 đồng/bao so với giá ở đại lý cấp 1. Riêng giá phân urê tại các đại lý cấp 2 đã vượt ngưỡng 600.000 đồng/bao, ở mức 610.000 - 620.000 đồng/bao loại 50kg.
Theo tính toán của ông Trần Thanh Bình- nông dân trồng lúa tại ấp Đắc Thắng (xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, Tiền Giang), với giá phân bón mới này, nông dân sẽ phải chi thêm ít nhất 200.000 đồng tiền phân bón cho mỗi công đất sản xuất lúa trong vụ thu đông sắp tới. Cùng với chi phí thuốc trừ sâu, công chăm sóc, thu hoạch... tổng đầu tư sản xuất lúa hiện nay bị "đội" lên tới 3,5 triệu đồng/công. "Nếu giá lúa chỉ dao động quanh mức 4.000 đồng/kg lúa tươi như hiện nay, nông dân chỉ huề vốn, thậm chí có thể bị thua lỗ" - ông Bình cho biết.
Tăng vì phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu
Ngay cả người nuôi cá, nuôi tôm tại các tỉnh ĐBSCL cũng đang khổ sở vì giá thức ăn thủy sản đang tăng chóng mặt. Ông Nguyễn Ngọc Hải- Chủ nhiệm HTX Thủy sản Thới An (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) cho biết: "Dù giá bán ra sản phẩm cá tra đã giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm đến nay, khoảng 20.000 đồng/kg, tuy nhiên, giá thức ăn thủy sản không vì thế mà giảm theo. Tính ra, người nuôi cá chúng tôi đã lỗ hơn 4.000 đồng/kg cá tra nguyên liệu, với đà này nông dân chỉ có lỗ, chứ không thể gỡ huề vốn được".
Thông tin từ Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam cũng cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến TĂCN đang chuẩn bị đưa ra giá bán mới cho nhiều mặt hàng thức ăn thủy sản theo hướng tăng thêm. Trong khi đó, tại các đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi khu vực ĐBSCL, giá thức ăn cho cá hiện đã tăng từ 200 - 300 đồng/kg, thức ăn cho tôm cũng tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg so với tháng trước.
“Trong thời gian tới, giá thức ăn chăn nuôi trong nước chưa có dấu hiệu giảm, ngược lại, sẽ còn tăng mạnh những tháng cuối năm do nguồn cung hạn hẹp”. - Ông Lê Bá Lịch khẳng định
Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho rằng, giá TĂCN trong nước tăng cũng dễ hiểu, bởi Việt Nam hiện vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Giá khô dầu đậu tương nhập khẩu đã tăng từ 360 USD/tấn cuối năm ngoái lên mức 500 USD/tấn trong tháng 5 vừa qua. Giá khô dầu đậu tương tăng 16,5%, cám gạo tăng 12,5%, bột cá tăng gần 3%... "Hiện tại, giá khô dầu đậu tương nhập khẩu có giảm từ 10 - 20 USD/tấn, song mức giảm này không đủ để hạ giá thành TĂCN thành phẩm trong nước" - ông Lịch phân tích.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/93508p1c25/nong-dan-dbscl-choang-voi-gia-vat-tu-nong-nghiep.htm

NỘI DUNG KHÁC

Liên kết để nghề nuôi tôm phát triển bền vững

22-6-2012

Tôm chết chưa rõ nguyên nhân đang khiến nhiều nông dân Bạc Liêu đau đầu. Tính đến nay, diện tích tôm chết đã vượt quá con số 8.120ha. Thực trạng này đặt ra vấn đề nóng bỏng: Hướng đi nào bền vững cho nghề nuôi tôm?

Kiến nghị mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè thu

22-6-2012

Tại cuộc họp bàn giải pháp tiêu thụ lúa, gạo hè thu 2012 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/6 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, sau khi tham khảo ý kiến từ các địa phương, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết sẽ đề xuất Chính phủ tiếp tục mua tạm trữ lúa gạo trong vụ hè thu sắp tới.

Đầu tư nông nghiệp chưa xứng tầm

20-6-2012

Quốc hội vừa thảo luận về đề án tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung nhiều đến vấn đề nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Trao đổi với NNVN, TS Phùng Đức Tiến, ĐB Quốc hội tỉnh Hà Nam cho rằng tuy Đảng, Chính phủ đã dành nhiều quan tâm cho nông nghiệp nhưng đầu tư vào ngành kinh tế quan trọng này vẫn còn khiêm tốn.

Bộ Nông nghiệp gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu

20-6-2012

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã điều chỉnh một số biện pháp kiểm tra hóa chất, dư lượng kháng sinh đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản và Canada.

Vùng trồng cà phê Arabica ngon nhất Việt Nam mất mùa lớn

20-6-2012

Vùng trồng cà phê Arabica ngon nhất Việt Nam hiện nay ở Lâm Đồng đang đứng trước nguy cơ mất mùa lớn, sản lượng có thể giảm tới trên 50% so với niên vụ trước.

Sản xuất, tiêu thụ cây có múi: Chông gai đi tới bền vững

20-6-2012

Câu chuyện quy hoạch vùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái nói chung và cây có múi nói riêng đã được đề cập cách nay rất lâu. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện dường như đã trở thành một căn bệnh khó trị và chuyện được mùa mất giá, sản xuất theo phong trào vẫn tiếp diễn.

8 giải pháp tăng cường đầu tư vào tam nông

20-6-2012

Để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, theo TS Phùng Đức Tiến- Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia, Nhà nước cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp sau:

Cánh đồng mẫu lớn giải bài toán tăng thu nhập

18-6-2012

Thu nhập cho lao động nông thôn là bài toán vẫn chưa có lời giải. Chính thu nhập thấp đã tạo ra làn sóng người từ nông thôn ra thành thị khiến áp lực dân cư đô thị tăng chóng mặt, đồng thời tạo ra vòng luẩn quẩn: Khi lực lượng có sức khỏe, trình độ cao đi hết khỏi nông thôn thì thu nhập ở nông thôn càng xuống thấp...

Sẽ tạo cơ hội cho tích tụ ruộng đất

18-6-2012

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết: Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm sẽ nâng lên 50 năm, bằng với thời hạn đất trồng cây lâu năm.

Cẩn trọng với người nước ngoài thu mua nông sản

18-6-2012

Lúc đầu họ vào, thu mua nông sản với giá cao làm nông dân có niềm tin để sản xuất nhiều. Nhưng sau một thời gian họ không thu mua nữa, rút ra, khiến nông dân sản xuất ra không có chỗ bán, đành bán rẻ.

Đề xuất gói tín dụng 9.000 tỷ đồng cứu ngành chăn nuôi

18-6-2012

Chiều 12-6, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, cơ quan này đang dự thảo báo cáo, đề nghị lãnh đạo Bộ kiến nghị Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 9.000 tỷ đồng để hỗ trợ, cứu ngành chăn nuôi đang gặp khó khăn.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

14-6-2012

Hội thảo: Khoảng trống trong kiểm soát ATTP hiện nay đối với sản phẩm rau”