TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sẽ tạo cơ hội cho tích tụ ruộng đất

Ngày đăng: 18 | 06 | 2012

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết: Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm sẽ nâng lên 50 năm, bằng với thời hạn đất trồng cây lâu năm.

Bên hành lang Quốc hội (QH) sáng 14.6, phóng viên NTNN đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang xung quanh các thông tin ông công bố về thời hạn và hạn mức đất nông nghiệp trong phiên chất vấn tại QH sáng 13.6.
Tới đây nông dân sẽ được tăng hạn mức chuyển nhượng đất nông nghiệp.
Thưa Bộ trưởng, trả lời trong phiên chất vấn trước QH, Bộ trưởng nói rằng, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm sẽ kéo dài 50 năm. Cơ sở nào để đưa ra phương án đó thưa ông?
- Phương án đó được đưa ra là để đồng nhất với thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm. Hiện đất trồng cây lâu năm được giao trong 50 năm và đất trồng cây hàng năm cũng sẽ được gộp chung vào cùng thời hạn đó. Còn nói cụ thể vì sao là 50 năm thì cũng khó. Giao đất trồng cây lâu năm trong 50 năm là tính cho 2 chu kỳ trồng và khai thác; còn cây hàng năm thì ngắn ngày, không tính theo chu kỳ được. Có thể nói, giao đất 50 năm là ổn định cho một chu kỳ đời người.
Tháng 10 tới, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ được đưa ra với nhiều phương án để Quốc hội lựa chọn, quyết định. Cũng có ý kiến đề nghị là 30 năm, cũng có ý kiến đề nghị là 90, 100 năm, thậm chí là không có thời hạn. Nhưng nhìn chung, hầu hết các ý kiến đều thống nhất nên kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp để ổn định cho người nông dân sản xuất.
Bộ trưởng cũng đề cập đến việc tăng hạn điền trong Luật Đất đai sửa đổi sắp tới từ 5-10 lần hiện nay. Phương án cụ thể sẽ như thế nào?
- Đấy không phải tăng hạn điền mà tăng hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hạn điền vẫn giữ, còn hạn mức chuyển quyền sử dụng đất sẽ tăng lên để tạo cơ hội để tăng tích tụ ruộng đất. Còn nếu nói tăng hạn điền thì sẽ phải chia lại ruộng đất. Như vậy là, đất được chia theo Nghị định 64/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân vẫn được sử dụng ổn định. Tuy nhiên, tăng bao nhiêu vẫn chưa có phương án cụ thể.
Có thể, mỗi gia đình sẽ có quyền sử dụng đất nông nghiệp lên đến 50 hoặc 100ha. Nhưng việc tăng diện tích đất nông nghiệp đó phải được quản lý để tránh đầu cơ. Diện tích càng rộng thì thuế đất sẽ càng cao và việc mở đến mức nào cũng phải xem xét kỹ càng. Tóm lại Nhà nước vẫn phải kiểm soát được đất nông nghiệp.
“Hạn điền vẫn giữ, còn hạn mức chuyển quyền sử dụng đất sẽ tăng lên để tạo cơ hội để tăng tích tụ ruộng đất”. - Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang
Được biết, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 sắp tới sẽ tiếp tục bàn về việc sửa đổi Luật Đất đai. Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết là gì thưa Bộ trưởng?
- Hiện nay còn một số vấn đề nữa. Thứ nhất là vấn đề giá đất, hiện có hai luồng ý kiến là có nên bỏ khung giá đất hay không. Thứ hai là có nên duy trì hình thức tự thỏa thuận (giữa người dân và chủ đầu tư - PV) trong đền bù giải phóng mặt bằng nữa hay không.
Hiện nay, Nhà nước chỉ đứng ra giải phóng mặt bằng đối với các dự án an ninh quốc phòng..., còn với các dự án quy mô nhỏ do nhà đầu tư tự thỏa thuận với người dân. Hiện có nhiều ý kiến vẫn duy trì hình thức thỏa thuận, nhưng nhiều địa phương đề nghị Nhà nước đứng ra thu hồi, không thỏa thuận nữa vì như vậy sẽ tạo ra hai mức giá khác nhau, người dân sẽ so sánh.
Quan điểm của Bộ là vẫn nên duy trì hai hình thức như hiện nay. Nhà nước thu hồi các dự án của Nhà nước, còn lại là thỏa thuận. Tuy nhiên, việc thỏa thuận sẽ vẫn có sự tham gia của Nhà nước. Có như vậy, Nhà nước mới có thể điều tiết được phần thu nhập từ dự án đó. Nếu để người dân và chủ đầu tư tự mua bán với nhau thì Nhà nước sẽ không còn đóng vai trò quan trọng trong quản lý đất đai.
Tại phiên chất vấn, có ý kiến cho rằng, một dự án đầu tư làm đến đâu, giao đến đấy, không nên giao trước quá xa để ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Bộ trưởng đánh giá thế nào về đề xuất này?
- Hiện nay, nông dân vẫn sản xuất ở các diện tích có quy hoạch nhưng chưa thu hồi. Chẳng hạn, khu đô thị Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên - PV) quy hoạch hơn 500 ha nhưng mới thu hồi 129ha, phần chưa thu hồi người dân vẫn tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, việc này sẽ được hướng dẫn cụ thể hơn.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/92558p1c34/se-tao-co-hoi-cho-tich-tu-ruong-dat.htm

NỘI DUNG KHÁC

Cẩn trọng với người nước ngoài thu mua nông sản

18-6-2012

Lúc đầu họ vào, thu mua nông sản với giá cao làm nông dân có niềm tin để sản xuất nhiều. Nhưng sau một thời gian họ không thu mua nữa, rút ra, khiến nông dân sản xuất ra không có chỗ bán, đành bán rẻ.

Đề xuất gói tín dụng 9.000 tỷ đồng cứu ngành chăn nuôi

18-6-2012

Chiều 12-6, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, cơ quan này đang dự thảo báo cáo, đề nghị lãnh đạo Bộ kiến nghị Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 9.000 tỷ đồng để hỗ trợ, cứu ngành chăn nuôi đang gặp khó khăn.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

14-6-2012

Hội thảo: Khoảng trống trong kiểm soát ATTP hiện nay đối với sản phẩm rau”

Có thể điều chỉnh tiêu chí đánh giá hộ nghèo và vùng nghèo

6-6-2012

Đây là nội dung quan trọng được Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư nhấn mạnh trong phiên bế mạc Hội nghị CG.

Thiếu mạng lưới dạy nghề cho nông dân

6-6-2012

Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề không chỉ nước ta mà nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam, gần 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lao động nông nghiệp, nông thôn, trong đó đa phần có kỹ năng nghề rất thấp; sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính truyền thống. Báo SGGP xin trích đăng bài viết của Tiến sĩ Ngô Quốc Trung (Việt kiều ở Ba Lan) về vấn đề này.

8.000 tỷ đồng cho vay 3 nhóm chính sách

6-6-2012

Sau 9 năm hoạt động (2003-2011), đến nay quy mô vốn của 18 chương trình tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng CSXH đạt 115.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) với 11,4 triệu lượt hộ được vay vốn.

Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi): thống nhất nhận thức về bản chất hợp tác xã

6-6-2012

Ngày 5-6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức buổi tọa đàm giữa các chuyên gia, nhà quản lý với đại diện các cơ quan truyền thông về dự thảo Luật Hợp tác xã (HTX) (sửa đổi) nhằm thống nhất nhận thức về bản chất HTX (kiểu mới) và giới thiệu những nội dung chủ yếu của Dự thảo Luật HTX (sửa đổi) cho toàn thể nhân dân.

Thủ tướng ban hành về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng

6-6-2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020.

Tổ chức lại SX nông nghiệp: Cần làm ngay!

6-6-2012

Việc một số người dùng chất tạo nạc trong nuôi lợn, hay khoai lang giảm giá mạnh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cách làm ăn theo phong trào và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của người dân. Hơn lúc nào hết, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc giúp bà con tổ chức lại sản xuất.

Phát triển ngô biến đổi gen trên diện rộng ở Việt Nam, nên hay chưa?

4-6-2012

Ở Việt Nam, hiện đang có những cuộc tranh luận sôi nổi về cây trồng biến đổi gen, với 2 quan điểm rõ rệt: Quan điểm cho rằng, nên nên trồng các loại cây biến đổi gen trên diện rộng và quan điểm nên duy trì các loại cây truyền thống.

Đằng sau những tranh cãi xung quanh những ảnh hưởng về sức khỏe đối với con người của các cây trồng biến đổi gen?

4-6-2012

Ở Việt Nam, hiện đang có những cuộc tranh luận sôi nổi về cây trồng biến đổi gen, với 2 quan điểm rõ rệt: Quan điểm cho rằng, nên nên trồng các loại cây biến đổi gen trên diện rộng và quan điểm nên duy trì các loại cây truyền thống.

Phân bổ 5.500 tỷ đồng cho 19 dự án thủy lợi

4-6-2012

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ra Nghị quyết 495 phân bổ 5.500 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 cho 19 dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi.