TIN TỨC-SỰ KIỆN

8.000 tỷ đồng cho vay 3 nhóm chính sách

Ngày đăng: 06 | 06 | 2012

Sau 9 năm hoạt động (2003-2011), đến nay quy mô vốn của 18 chương trình tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng CSXH đạt 115.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) với 11,4 triệu lượt hộ được vay vốn.

Nếu coi tất cả các nguồn vốn đầu tư cho tam nông và hỗ trợ nông dân (ND) như một dòng sông tín dụng thì nguồn vốn chính sách của Nhà nước thông quaNgân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã và đang “xung kích” ở phân khúc khó nhất.
Nói là khó bởi phân khúc này gồm hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phần lớn dư nợ tín dụng chính sách tập trung ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi...
Thu hoạch gỗ nguyên liệu giấy từ rừng trồng bằng nguồn vốn cho vay hộ SXKD vùng khó khăn ở Hoành Bồ (Quảng Ninh).
90% đối tượng thụ hưởng ở nông thôn
Sau 9 năm hoạt động (2003-2011), đến nay quy mô vốn của 18 chương trình tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng CSXH đạt 115.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) với 11,4 triệu lượt hộ được vay vốn.
Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH, dư nợ vốn chính sách ưu đãi tập trung vào 6 chương trình tín dụng, trong đó chiếm phần lớn là chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Chương trình cho vay HS-SV; cho vay hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn...
Tới 90% đối tượng thụ hưởng tín dụng ưu đãi thuộc khu vực nông thôn. Hiện 6,9 triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách khác đang có dư nợ tín dụng tại Ngân hàng CSXH. Trong số này, nhiều hộ được vay từ 2 chương trình tín dụng trở lên, đưa tổng dư nợ bình quân đạt 14 triệu đồng/hộ. ...
Hoạt động tín dụng và việc tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi tập trung ở nông thôn, địa bàn khó khăn nhất về địa hình, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt...
Ông Nguyễn Văn Lý- Phó Tổng giám đốc Ngân hàng CSXH cho biết, toàn quốc hiện có 100 xã đặc biệt khó khăn trong việc tổ chức giao dịch. Song, Ngân hàng vẫn tổ chức giao dịch tại xã đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo an toàn về con người và phương tiện.
“Lãnh đạo Ngân hàng CSXH từng cùng cán bộ của mình mang đồ ăn thức uống, đội mưa gió đi giao dịch tại các xã miền núi đặc biệt khó khăn. Bản thân tôi đã đi giao dịch tại các xã vùng sâu tỉnh Quảng Bình, đi xe máy quấn xích lên giao dịch tại các xã miền tây Quảng Nam...” - ông Lý chia sẻ.
Tiếp tục ưu tiên vốn cho “tam nông”
Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH, sau 9 năm hoạt động, tín dụng chính sách đã giúp 2,5 triệu hộ thoát nghèo; 2,5 triệu hộ tạo được việc làm nhờ vay vốn; khoảng 2,8 triệu lượt HS-SV được vay vốn đi học và hàng trăm ngàn ngôi nhà, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường được xây dựng...
Tuy nhiên, vốn chính sách vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhất là khu vực nông thôn. Trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp, Ngân hàng CSXH đã có những giải pháp phù hợp.
Ví dụ, với chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, số hộ được vay mức 100 triệu đồng được khống chế không quá 5%, còn lại mức vay phổ biến là 30 triệu đồng/hộ. 
Ngân hàng CSXH nhận đỡ đầu xã Nga Thái (Nga Sơn, Thanh Hoá) trong quá trình xây dựng NTM. Thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi; Quỹ phúc lợi; Quỹ an sinh... Ngân hàng sẽ hỗ trợ xã Nga Thái xây dựng các công trình công cộng, hỗ trợ hộ nghèo, đối tượng chính sách...
Chương trình tín dụng HS-SV, mức vay hiện nay là 1 triệu đồng/HS-SV/tháng. Nhiều hộ tiếp cận được nguồn vốn tạo ra sự bình đẳng, tăng tính đoàn kết cộng đồng, thôn xóm yên vui, đó cũng là một trong những tiêu chí của NTM...” - ông Lý khẳng định.
Kế hoạch năm 2012, nguồn vốn Ngân hàng CSXH tăng trưởng hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó 80% tập trung cho 3 chương trình tín dụng là cho vay hộ nghèo; HS-SV và cho vay giải quyết việc làm. Chiến lược phát triển đến năm 2020, nguồn vốn của Ngân hàng CSXH tiếp tục tham gia có hiệu quả vào Chương trình xây dựng NTM...
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/91301p1c34/8000-ty-dong-cho-vay-3-nhom-chinh-sach.htm

NỘI DUNG KHÁC

Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi): thống nhất nhận thức về bản chất hợp tác xã

6-6-2012

Ngày 5-6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức buổi tọa đàm giữa các chuyên gia, nhà quản lý với đại diện các cơ quan truyền thông về dự thảo Luật Hợp tác xã (HTX) (sửa đổi) nhằm thống nhất nhận thức về bản chất HTX (kiểu mới) và giới thiệu những nội dung chủ yếu của Dự thảo Luật HTX (sửa đổi) cho toàn thể nhân dân.

Thủ tướng ban hành về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng

6-6-2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020.

Tổ chức lại SX nông nghiệp: Cần làm ngay!

6-6-2012

Việc một số người dùng chất tạo nạc trong nuôi lợn, hay khoai lang giảm giá mạnh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cách làm ăn theo phong trào và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của người dân. Hơn lúc nào hết, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc giúp bà con tổ chức lại sản xuất.

Phát triển ngô biến đổi gen trên diện rộng ở Việt Nam, nên hay chưa?

4-6-2012

Ở Việt Nam, hiện đang có những cuộc tranh luận sôi nổi về cây trồng biến đổi gen, với 2 quan điểm rõ rệt: Quan điểm cho rằng, nên nên trồng các loại cây biến đổi gen trên diện rộng và quan điểm nên duy trì các loại cây truyền thống.

Đằng sau những tranh cãi xung quanh những ảnh hưởng về sức khỏe đối với con người của các cây trồng biến đổi gen?

4-6-2012

Ở Việt Nam, hiện đang có những cuộc tranh luận sôi nổi về cây trồng biến đổi gen, với 2 quan điểm rõ rệt: Quan điểm cho rằng, nên nên trồng các loại cây biến đổi gen trên diện rộng và quan điểm nên duy trì các loại cây truyền thống.

Phân bổ 5.500 tỷ đồng cho 19 dự án thủy lợi

4-6-2012

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ra Nghị quyết 495 phân bổ 5.500 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 cho 19 dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi.

Hướng tới nền nông nghiệp sạch

31-5-2012

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện đóng góp rất lớn vào GDP, cũng như tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu không nhỏ, tạo việc làm cho khoảng 60% lao động. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng.

Giữ đất lúa: Chính sách có, chỉ lo thiếu quyết tâm

31-5-2012

10 năm, 370.000ha đất lúa đã mất mặc dù chính sách giữ đất đã có từ lâu. Do đó, mục tiêu bảo vệ 3,8 triệu ha đất lúa còn lại, điều cần là quyết tâm.

Chứng chỉ rừng bền vững: Cơ hội hay thách thức?

31-5-2012

Việt Nam được coi là nước có “rừng vàng” nhưng người dân sống dựa vào rừng vẫn nghèo, trong khi diện tích rừng ngày càng suy giảm. Một trong những biện pháp quan trọng đặt ra hiện nay là cần phải lập phương pháp quản lý rừng bền vững (QLRBV) và cấp chứng chỉ rừng bền vững. Tuy nhiên, để làm được việc này không đơn giản.

Khống chế dưới 100 đầu mối xuất khẩu gạo

31-5-2012

Bộ NNPTNT vừa chính thức có ý kiến về việc khống chế số lượng đầu mối tham gia xuất khẩu gạo và sự tham gia lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp FDI.

Đề xuất 4.400 tỷ đồng “cứu” người nuôi cá tra

31-5-2012

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra, Bộ NNPTNT dự kiến sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 gói hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ cá tra với kinh phí 4.400 tỷ đồng.

Nghị định 42 - cú hích cho người trồng lúa

31-5-2012

Từ 1.7 tới, người trồng lúa tại các địa phương sẽ có thêm nguồn hỗ trợ đắc lực từ Nghị định 42 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa.