TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hướng tới nền nông nghiệp sạch

Ngày đăng: 31 | 05 | 2012

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện đóng góp rất lớn vào GDP, cũng như tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu không nhỏ, tạo việc làm cho khoảng 60% lao động. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng.

Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp khu vực phía Nam đã có nhiều tiến bộ vượt trội và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 
Những năm trở lại đây, khu vực Đông Nam bộ đã dần được định hướng phát triển thành vùng chuyên canh hàng hoá. Việc thâm canh cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, song bên cạnh đó cũng gây ra nhiều bất lợi đối với môi trường và sự phát triển bền vững. Trong khi đó, nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp thải ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của Việt Nam ước tính trên 50 triệu tấn mỗi năm. Nguồn phế thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm lên đến hàng ngàn tấn. Lượng phế thải này phần lớn là những hợp chất hữu cơ giàu carbon và các nguyên tố khoáng đa vi lượng. Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị lý tưởng cho sản xuất các dạng chế phẩm sinh học cũng như phân hữu cơ sinh học chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Lạm dụng phân bón vô cơ sẽ làm tăng độ chai của đất
Nông nghiệp sạch, dựa trên các kiến thức khoa học kết hợp với sự màu mỡ của đất đai và các biện pháp cải tạo đất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và việc sử dụng đất lâu dài. Bên cạnh đó, vai trò quan trọng đặc biệt của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Chất hữu cơ góp phần cải thiện đặc tính vật lý, hoá học cũng như sinh học đất và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cây trồng. Việc cung cấp các nguyên tố vi lượng, các dưỡng chất từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon ngọt và ít sâu bệnh hơn. Bón phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật đất. Nông nghiệp sạch, hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khoẻ con người và vật nuôi.
Ông Hoàng Văn Tám, Phó phòng nghiên cứu khoa học đất Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam cho biết, phân bón hữu cơ có bổ sung vi sinh vật có lợi là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn qui định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản. Bên cạnh việc cải thiện năng suất cây trồng cũng như phẩm chất nông sản, hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh còn thể hiện qua việc cải thiện tính chất đất bao gồm đặc tính vật lý, hoá học và sinh học đất. Chất hữu cơ còn là nguồn thức ăn cho các loài sinh vật sống trong đất. Phần lớn vi sinh vật trong đất thuộc nhóm hoại sinh. Nguồn thức ăn chủ yếu của nhóm này là dư thừa và thải thực vật. Cung cấp chất hữu cơ giúp duy trì nguồn thức ăn, tạo điều kiện phát triển sinh khối, đa dạng chủng loại và kim hãm sự gia tăng của các loài vi sinh vật có hại.
Anh Đặng Văn Tuyền, hộ trồng rau an toàn ở thị trấn Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, đã hơn chục năm tham gia trong lĩnh vực trồng rau an toàn, qua tìm hiểu từ thực tế trồng cây cũng như tham gia các lớp tập huấn khoa học - kỹ thuật do các ngành chức năng của địa phương tổ chức cho thấy, việc duy trì thế cân bằng vi sinh vật có lợi trong đất chủ yếu là bảo vệ và cân bằng vi sinh vật có ích, cũng như các loài thiên địch có lợi trên đồng ruộng. Do đó, gia đình anh thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất cũng như các nguồn vi sinh vật có lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển, hạn chế mầm bệnh. Anh Tuyền cho biết thêm, việc bón phân hữu cơ có bổ sung nguồn vi sinh vật đất sẽ làm giảm tác nhân gây bệnh thối rễ trên cà chua và ớt, đồng thời, bổ sung các nguồn vi sinh vật cố định đạm và hoà tan lân, tăng cường nguồn phân đạm cố định được và các hợp chất lân kém hoà tan trong đất trở thành những dạng hữu dụng, dễ tiêu cho cây trồng. Do đó, hiện nay ở Xuyên Mộc, rất nhiều hộ sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phân vi sinh trong trồng trọt, mang lại hiệu quả kinh tế và cải tạo đất thành công.
Đồng Nai là địa phương có những vùng chuyên canh cây trồng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao như ở các huyện có nền sản xuất nông nghiệp phát triển như: Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu, thị xã Long Khánh.v.v…Nhiều bà con nông dân ở đây đã chọn phương thức canh tác nông nghiệp sạch, trong đó chú trọng việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh hạn chế hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón hoá học góp phần cải thiện chất lượng nông sản, độ phì nhiêu của đất, đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững trong khi vẫn đảm bảo khả năng duy trì năng suất cây trồng.
Sản phẩm nông nghiệp sạch sẽ có tác dụng thúc đẩy sản lượng xuất khẩu cao, tăng thu nhập cho người sản xuất
Trước kia, do bón quá nhiều các loại phân hóa học không dùng đến phân hữu cơ nên đất đai trong vườn cây của gia đình ông Võ Văn Phước ở ấp Núi Đỏ, xã Bàu Sen, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai bị chai cứng, giảm mặn và hệ sinh thái bị suy kiệt khiến năng suất và chất lượng cây trồng giảm mạnh. Sau khi được giới thiệu và sử dụng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh của một cơ sở sản xuất ngay tại địa phương thì vùng đất bị chai cứng trong vườn cây của ông đã được cải tạo, trở nên tơi xốp, màu mỡ hơn. Mặt khác, phân hữu cơ vi sinh có bổ sung lân và các vi lượng cần thiết giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, kháng được sâu bệnh gây hại. Từ đó, năng suất và chất lượng cây trồng trong vườn cây của ông đã được cải thiện rõ rệt.
Cũng như ông Võ Văn Phước, hộ anh Nguyễn Văn Mỹ ở phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh đồng Nai chuyên canh các loại rau xanh phục vụ cho thị trường trong và ngoài thành phố đã gần hai chục năm nay. Anh Mỹ cho rằng, sau khi được ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai hướng dẫn và khuyến cáo, anh đã thường xuyên dùng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh của cơ sở phân bón hữu cơ Long Khánh. Đây là cơ sở được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai kiểm tra và xác nhận là đạt chất lượng. Qua thời gian bón cho cây, hiện nay, trên 1 nghìn mét vuông vườn rau nhà anh đã được cải tạo, đất không bị bạc màu và cây trồng luôn tăng năng suất, chất lượng. Điều đáng nói là người tiêu dùng yên tâm với sản phẩm mà anh và các hộ trong vùng chuyên canh rau của Biên Hòa sản xuất, vì đây là sản phẩm sạch.
Có thể khẳng định, trước nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực, việc lạm dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang trở thành vấn đề cần được quan tâm cải thiện. Bên cạnh việc bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực, rất cần chú ý phát triển nền nông nghiệp sạch nhằm đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việc canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu và phân hoá học, đồng thời có thể đa dạng hoá mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ còn có thể xuất khẩu với giá cao hơn, từ đó, chúng ta sẽ có một nền nông nghiệp sạch và phát triển bền vững./…
Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=523468#

NỘI DUNG KHÁC

Giữ đất lúa: Chính sách có, chỉ lo thiếu quyết tâm

31-5-2012

10 năm, 370.000ha đất lúa đã mất mặc dù chính sách giữ đất đã có từ lâu. Do đó, mục tiêu bảo vệ 3,8 triệu ha đất lúa còn lại, điều cần là quyết tâm.

Chứng chỉ rừng bền vững: Cơ hội hay thách thức?

31-5-2012

Việt Nam được coi là nước có “rừng vàng” nhưng người dân sống dựa vào rừng vẫn nghèo, trong khi diện tích rừng ngày càng suy giảm. Một trong những biện pháp quan trọng đặt ra hiện nay là cần phải lập phương pháp quản lý rừng bền vững (QLRBV) và cấp chứng chỉ rừng bền vững. Tuy nhiên, để làm được việc này không đơn giản.

Khống chế dưới 100 đầu mối xuất khẩu gạo

31-5-2012

Bộ NNPTNT vừa chính thức có ý kiến về việc khống chế số lượng đầu mối tham gia xuất khẩu gạo và sự tham gia lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp FDI.

Đề xuất 4.400 tỷ đồng “cứu” người nuôi cá tra

31-5-2012

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra, Bộ NNPTNT dự kiến sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 gói hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ cá tra với kinh phí 4.400 tỷ đồng.

Nghị định 42 - cú hích cho người trồng lúa

31-5-2012

Từ 1.7 tới, người trồng lúa tại các địa phương sẽ có thêm nguồn hỗ trợ đắc lực từ Nghị định 42 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa.

Khánh thành nhà sơ chế và văn phòng HTX Nông sản hữu cơ Lương Sơn, Hòa Bình

4-5-2012

Được sự giúp đỡ và hỗ trợ của Bộ môn Thể chế Nông thôn thuộc Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT và các Sở Ban ngành tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Lương Sơn, Hội nông dân huyện Lương Sơn, tổ chức ADDA và các Phòng ban thuộc huyện Lương Sơn, ngày 4-5- 2012, HTX nông sản hữu cơ Lương Sơn đã hoàn thành công trình Trụ sở giao dịch, văn phòng và nhà sơ chế, hệ thống lưới che phủ rau hữu cơ.

“Bẻ kèo” trong sản xuất - tiêu thụ nông sản ở ĐBSCL - Nông dân, doanh nghiệp “tố” nhau

14-5-2012

Gần đây tại ĐBSCL tình trạng nông dân, doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng sản xuất, thu mua nguyên liệu; tranh chấp, kiện tụng diễn ra phổ biến. Hai chủ thể chính trong mối liên kết chưa thật sự có thiện chí ngồi “chung xuồng” mà ai cũng luôn giành phần lợi tối đa về mình, tố nhau quyết liệt. Cuối cùng, nông dân vẫn luôn gánh chịu thiệt thòi!

Tham gia bảo hiểm, người nuôi tôm an toàn hơn

14-5-2012

Hiện nay, nuôi tôm đang là ngành mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Chính vì thế, việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp sẽ là trợ lực mới để người nuôi yên tâm đầu tư sản xuất.

Xuất khẩu thủy sản không cần chứng thư

14-5-2012

Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad) cho biết Bộ NNPTNT vừa bãi bỏ một số quy định trong công tác quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu.

Xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở Nam Trung Bộ

14-5-2012

Bộ NNPTNT cho biết, sau các tỉnh miền Nam và miền Bắc, sắp tới sẽ triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

14-5-2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định của Chính phủ số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, ngoài được hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm, người sản xuất lúa còn được hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Ấn Độ sắp soán ngôi “vua” lúa gạo của Việt Nam và Thái Lan

9-5-2012

Với sản lượng xuất khẩu năm nay có thể đạt tới 7 triệu tấn, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ vượt qua cả Việt Nam lẫn Thái Lan để trở thành quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.