TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tham gia bảo hiểm, người nuôi tôm an toàn hơn

Ngày đăng: 14 | 05 | 2012

Hiện nay, nuôi tôm đang là ngành mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Chính vì thế, việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp sẽ là trợ lực mới để người nuôi yên tâm đầu tư sản xuất.

Những ao nuôi tôm sú đã được bảo hiểm.
Theo dự án thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản (cá tra, ba sa, tôm sú, tôm chân trắng) từ nay đến năm 2013, Sóc Trăng sẽ có 9 xã thuộc các huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề và Vĩnh Châu thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên con tôm. Theo đó, mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến sẽ đóng phí bằng 9,72% tổng chi phí của vụ nuôi; mô hình bán thâm canh đóng 8,02% và nuôi thâm canh đóng 7,42% (tương đương khoảng 10 triệu đồng). Hiện tại, trong 9 xã thí điểm, mức phí dự kiến cho các hộ tham gia bảo hiểm là 257 tỉ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ khoảng 155 tỉ đồng. Có thể nói đây là lần đầu tiên, người nuôi tôm có được sự hỗ trợ giống như một chính sách an sinh xã hội. Ông Nguyễn Trung Thành, Chủ tịch UBND xã Ngọc Tố (Mỹ Xuyên) cho biết: “Việc xã ký kết với bảo hiểm là trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với người nuôi tôm và cũng là động lực để bà con có niềm tin rằng khi nuôi tôm có rủi ro thì có doanh nghiệp, nhà nước hỗ trợ”.
Tại Sóc Trăng, Bảo Việt là đơn vị được chọn thực hiện thí điểm bảo hiểm trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Theo hướng dẫn của Bảo Việt, khi nuôi tôm xảy ra thiệt hại, hộ nuôi thông báo với UBND xã hoặc với công ty qua đường dây nóng, đồng thời nộp hồ sơ gồm giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy xét nghiệm tôm, hóa đơn mua giống, thức ăn cho tôm... Bảo Việt sẽ có trách nhiệm bồi thường trong vòng 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Theo quy định tại thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm BHNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT, điều kiện để được bồi thường BHNN do ảnh hưởng của các loại thiên tai, dịch bệnh là Chủ tịch UBND tỉnh phải ra quyết định công bố và xác nhận loại thiên tai, dịch bệnh tại địa phương. Ngoài ra, mức độ thiệt hại để được bồi thường là năng suất vùng lúa phải thấp hơn 75% năng suất bình quân vụ sản xuất trong ba năm gần nhất, chăn nuôi thiệt hại ở mức 20%, thủy sản nuôi ở mức 30%. Mức độ thiệt hại làm căn cứ để giải quyết bồi thường phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh xác nhận.
Tuy nhiên, không ít người nuôi còn băn khoăn xung quanh vấn đề này. Ông Đặng Văn Khởi ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình (Trần Đề) chia sẻ: “Bà con băn khoăn nhất là nếu xác định được 4 bệnh của tôm thẻ và 3 bệnh của tôm sú thì cần có máy để kiểm tra thật chính xác và người sử dụng máy phải thành thạo. Nếu đúng là bệnh đó thì người dân mới được bồi hoàn thỏa đáng, trong khi dịch bệnh trên tôm đang diễn biến phức tạp”.
Còn ông Nguyễn Văn Khởi, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng nói: “Để được bảo hiểm bồi thường thì người nuôi phải thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất của ngành nông nghiệp từ khâu cải tạo ao đầm, chọn con giống đến thả nuôi, đặc biệt là phải tuân thủ tuyệt đối lịch thời vụ. Nếu vi phạm sẽ bị từ chối chi trả bồi thường khi rủi ro, mà điều này thì quá khó với nông dân”.
Vì thế, các ngành chức năng, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy định để chính sách bảo hiểm thực sự đi vào cuộc sống.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/5/34071.html

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu thủy sản không cần chứng thư

14-5-2012

Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad) cho biết Bộ NNPTNT vừa bãi bỏ một số quy định trong công tác quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu.

Xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở Nam Trung Bộ

14-5-2012

Bộ NNPTNT cho biết, sau các tỉnh miền Nam và miền Bắc, sắp tới sẽ triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

14-5-2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định của Chính phủ số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, ngoài được hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm, người sản xuất lúa còn được hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Ấn Độ sắp soán ngôi “vua” lúa gạo của Việt Nam và Thái Lan

9-5-2012

Với sản lượng xuất khẩu năm nay có thể đạt tới 7 triệu tấn, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ vượt qua cả Việt Nam lẫn Thái Lan để trở thành quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

Nông nghiệp hữu cơ chậm phát triển

9-5-2012

Nông nghiệp hữu cơ, trong đó có rau hữu cơ ở Việt Nam chậm phát triển, đó là nhận định của các đại biểu tại Hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị rau hữu cơ ở Việt Nam”.

Ưu tiên vốn đầu tư phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long

9-5-2012

Triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua, ngành ngân hàng đã tập trung nguồn vốn, ưu tiên cho vay chương trình phát triển sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Hệ thống khuyến nông của Thái Lan và một số nước Asean

9-5-2012

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, hoạt động khuyến nông Việt Nam cần tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với hệ thống khuyến nông các nước trên thế giới; đặc biệt là các nước ASEAN.

Có thể tiếp tục mua tạm trữ lúa gạo

9-5-2012

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, khảo sát lúa còn tồn trữ trong dân để đề xuất việc tiếp tục mua, giữ giá lúa ổn định, có lợi cho nông dân.

Sẽ tăng tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn ưu đãi

9-5-2012

Phóng viên NTNN đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Lý- Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH xung quanh những nội dung về Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH đến năm 2020.

Bảo hiểm nông nghiệp: Chỉ công ty bảo hiểm có lợi

9-5-2012

Với nhiều quy định về cách tính bảo hiểm như hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi lớn không thể tham gia mua phí bảo hiểm cho vật nuôi của mình.

Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo

9-5-2012

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo...

Thúc đẩy tiến độ xây dựng kho dự trữ lúa gạo

8-5-2012

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 164/TB-VPCP, ngày 4/5/2012 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp về tình hình xây dựng kho mua lúa gạo tạm trữ và chính sách sản xuất, tiêu thụ nông sản; trong đó nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với một số địa phương kiểm tra, khảo sát lúa hàng hoá còn tồn trữ trong dân để đề xuất việc tiếp tục mua, giữ giá lúa ổn định, có lợi cho nông dân.