TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp hữu cơ chậm phát triển

Ngày đăng: 09 | 05 | 2012

Nông nghiệp hữu cơ, trong đó có rau hữu cơ ở Việt Nam chậm phát triển, đó là nhận định của các đại biểu tại Hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị rau hữu cơ ở Việt Nam”.

Tại hội thảo do T.Ư Hội NDVN và Hội ND châu Á vì sự phát triển bền vững (AFA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 8.5, các đại biểu nhận định, nông nghiệp hữu cơ chậm phát triển do nhiều nguyên nhân, đó là trình độ, tay nghề của người sản xuất; nhận thức, hiểu biết của xã hội còn hạn chế, Nhà nước chưa có cơ chế cụ thể khuyến khích, hỗ trợ phát triển...
Cà chua trồng theo phương pháp hữu cơ tại Lương Sơn (Hoà Bình).
Cần có chính sách tầm quốc gia
Chị Nguyễn Thị Nhung - trưởng nhóm ND làm rau hữu cơ thôn Bái Thượng, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn (Hà Nội) chia sẻ: “Tuy chi phí đầu tư bằng rau thâm canh thông thường, nhưng làm rau hữu cơ tốn rất nhiều công sức. Do không dùng phân bón, thuốc BVTV hoá học nên rau hữu cơ thường xấu mã, năng suất thấp, nhưng giá bán bằng, thậm chí thấp hơn rau thâm canh. Sở dĩ nhóm gắng gượng duy trì sản xuất vì tiếc công sức bỏ ra 4 năm trời để xây dựng mô hình và còn có niềm tin vào thị trường tương lai...”.
Đó là tình trạng phổ biến của các nhóm ND sản xuất rau hữu cơ ở Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hoà Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc...
Bà Nguyễn Thị Loan - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ND (T.Ư Hội NDVN) cho biết, phần lớn các điểm trồng rau hữu cơ trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận được hình thành thông qua dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ do Tổ chức ADDA (Đan Mạch) tài trợ. Thông qua các hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm, người tiêu dùng thủ đô đã biết tới các loại rau hữu cơ. Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, trong đó có rau hữu cơ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển ở tầm quốc gia.
Ông Trương Minh Hoàng - phụ trách marketing dự án chia sẻ: “Ngoài chứng nhận GPS dành cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ do ADDA cấp trong khuôn khổ dự án, hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ quan quản lý nào cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Điều này cũng góp phần không nhỏ khiến rau hữu cơ chưa phát triển và nhân rộng”.
Phải hình thành chuỗi cung hợp lý
Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ với phương thức canh tác cổ truyền đã tồn tại hàng ngàn năm nay, nhưng nông nghiệp hữu cơ mới manh nha phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1990. Trong một nghiên cứu, bà Phí Thị Diễm Hồng (ĐH Nông nghiệp Hà Nội) đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân nội tại khiến rau hữu cơ chưa phát triển ở Việt Nam là do chưa hình thành được chuỗi liên kết dọc hài hoà, hợp lý giữa người sản xuất, doanh nghiệp thu mua và người tiêu dùng.
Theo bà Phí Thị Diễm Hồng, để phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng như hình thành chuỗi cung hợp lý phải có sự tác động của chính sách nhà nước. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích càng cụ thể thì việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, hình thành thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ càng rõ ràng.
Điều bà Hồng chỉ ra được minh chứng qua nhóm sản xuất rau hữu cơ của chị Nguyễn Thị Nhung (Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội). Chị Nhung cho biết: “Doanh nghiệp mua rau của chúng tôi chỉ 12.000 đồng/kg, bán lẻ tại cửa hàng tới 25.000-28.000 đồng/kg. Doanh nghiệp nói phải chi phí rất nhiều cho quảng bá, đóng gói bao bì...”.
Để giải quyết được lợi ích hài hoà giữa các bên trong chuỗi giá trị rau hữu cơ, bà Hồng dẫn chứng 2 mô hình liên kết dọc đang vận hành hiệu quả ở Thái Lan, Trung Quốc. “Khác với Việt Nam, chuỗi giá trị rau hữu cơ ở Thái Lan, Trung Quốc có cấu trúc đa dạng với nhiều công ty tư nhân, thương lái, đơn vị bán lẻ, bán buôn, siêu thị, khách sạn, nhà hàng... Chính vì có sự đa dạng của các đơn vị tham gia nên lợi ích giữa các bên, trong đó có ND tương đối hài hoà, hợp lý” - bà Hồng nói.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/87357p1c34/nong-nghiep-huu-co-cham-phat-trien.htm

NỘI DUNG KHÁC

Ưu tiên vốn đầu tư phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long

9-5-2012

Triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua, ngành ngân hàng đã tập trung nguồn vốn, ưu tiên cho vay chương trình phát triển sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Hệ thống khuyến nông của Thái Lan và một số nước Asean

9-5-2012

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, hoạt động khuyến nông Việt Nam cần tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với hệ thống khuyến nông các nước trên thế giới; đặc biệt là các nước ASEAN.

Có thể tiếp tục mua tạm trữ lúa gạo

9-5-2012

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, khảo sát lúa còn tồn trữ trong dân để đề xuất việc tiếp tục mua, giữ giá lúa ổn định, có lợi cho nông dân.

Sẽ tăng tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn ưu đãi

9-5-2012

Phóng viên NTNN đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Lý- Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH xung quanh những nội dung về Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH đến năm 2020.

Bảo hiểm nông nghiệp: Chỉ công ty bảo hiểm có lợi

9-5-2012

Với nhiều quy định về cách tính bảo hiểm như hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi lớn không thể tham gia mua phí bảo hiểm cho vật nuôi của mình.

Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo

9-5-2012

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo...

Thúc đẩy tiến độ xây dựng kho dự trữ lúa gạo

8-5-2012

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 164/TB-VPCP, ngày 4/5/2012 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp về tình hình xây dựng kho mua lúa gạo tạm trữ và chính sách sản xuất, tiêu thụ nông sản; trong đó nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với một số địa phương kiểm tra, khảo sát lúa hàng hoá còn tồn trữ trong dân để đề xuất việc tiếp tục mua, giữ giá lúa ổn định, có lợi cho nông dân.

Bảo hiểm nông nghiệp: Phí cao, bồi thường thấp

8-5-2012

Sau Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, hiện 21 tỉnh đang bắt tay triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN). Song trên thực tế, hoạt động này đã bộc lộ rất nhiều bất cập, đánh đố nông dân.

Philippines: Hơn 6.000 nông dân đổi đời nhờ được chia đất

8-5-2012

Hơn 6.000 nông dân nghèo từng làm thuê cho đồn điền của gia đình Tổng thống Benigno Aquino ở tỉnh Tarlac đã được chia đất sau cuộc chiến đòi quyền sở hữu đất kéo dài nhiều năm qua.

Quyết định về việc: "Công nhận Ban chấp hành Đoàn Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT"

4-5-2012

Quyết định về việc: "Công nhận Ban chấp hành Đoàn Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT"

Nông nghiệp sạch - lợi đủ đường: Hai bên đều hưởng lợi

4-5-2012

Ông Robert Meilleur (người Canada) - Cố vấn trưởng Dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” (FAPQDC), với gần 30 năm kinh nghiệm đã tình nguyện sang VN hướng dẫn nông dân thực hành SX an toàn.

Bàn tiếp về liên minh lúa gạo Việt Nam – Myanmar

4-5-2012

Là một nước có truyền thống về nghề nông, thừa hưởng các ưu đãi về tự nhiên, và đang xúc tiến quá trình cải cách kinh tế rốt ráo, Myanmar có đầy đủ tiềm năng trở thành một đối tác chiến lược của Việt Nam trong việc sản xuất lúa gạo. Trong một hình dung tiếp theo về hợp tác giữa hai nước trong việc này, chúng ta không những cần tận dụng những ưu thế trên của bạn, mà còn phải đặt nó vào chiến lược tổng thể chung của chính sách nông nghiệp nước nhà.