TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bảo hiểm nông nghiệp: Chỉ công ty bảo hiểm có lợi

Ngày đăng: 09 | 05 | 2012

Với nhiều quy định về cách tính bảo hiểm như hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi lớn không thể tham gia mua phí bảo hiểm cho vật nuôi của mình.

Rắc rối cách tính bảo hiểm
Đồng Nai là tỉnh có số lượng đàn lợn lớn nhất cả nước và cũng là địa phương được chọn để thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên vật nuôi. Để triển khai, bước đầu Đồng Nai đã làm điểm tại 9 xã thuộc 3 huyện: Tân Phú, Định Quán và Xuân Lộc. Nhưng đến nay, người dân vẫn chưa thể tham gia.
Người chăn nuôi chưa mặn mà với Bảo hiểm nông nghiệp.
Bà Lê Thị Năm - một hộ chuyên nuôi heo gia đình khoảng 20 heo thịt ở xã Phú Túc, huyện Định Quán cho biết: “Quy định về bảo hiểm (BH) cho chăn nuôi trâu bò, heo và gà, vịt như hiện nay rất bất lợi cho người chăn nuôi chúng tôi. Ví dụ như, phí phải nộp BH quá cao, làm tăng giá thành nên khi xuất chuồng vật nuôi, người nuôi sẽ bị lỗ vốn”.
Bà Nguyễn Thanh Hương- Chủ tịch UBND xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc cho biết: “Đến nay, vẫn chưa có hộ chăn nuôi nào ký kết hợp đồng tham gia BH. Lý do, theo các hộ chăn nuôi, phí đóng quá cao nên nếu nuôi heo thì không còn lãi và quy định là địa phương phải được công bố dịch thì người chăn nuôi mới được thanh toán BH. Điều này rất khó cho người chăn nuôi, bởi đâu có phải cứ có mấy chục con bị bệnh là được công bố dịch ngay đâu”.
Cũng như ở Đồng Nai, Thanh Hóa đang triển khai thí điểm BHNN tại 9 xã của 3 huyện, gồm: Yên Định, Cẩm Thủy và Hoằng Hóa, nhưng hầu hết dân chưa tham gia.
Ông Hoàng Nam Dinh- Phó phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Thủy cho biết: “Các quy định của BH áp dụng trong chăn nuôi lợn (thịt, nái, đực giống) cả về quy mô, quy trình nuôi và thời gian tính bảo hiểm đang khiến người nông dân… bất lợi. Chẳng hạn, thời gian được bảo hiểm tối đa đối với lợn thịt là 150 ngày, nhưng thực tế, việc chăn nuôi hiện nay, người dân chỉ cần nuôi trong 2 – 3 tháng là có thể xuất chuồng, chứ không chờ đến 5 tháng như quy định của BH.
Chọn hộ nghèo để bảo hiểm
Theo đánh giá, biểu phí thu BHNN trong chăn nuôi như hiện nay là cao chưa hợp lý. Cụ thể, phí heo thịt, gà thịt bằng với heo đẻ, gà đẻ, trong khi chu kỳ từ khi nuôi đến khi xuất chuồng là ngắn.
Ông Nguyễn Kim Đoán- Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng: “Đồng Nai là tỉnh có đàn heo luôn ổn định tới 1,2 triệu con. Từ trước đến nay, các cơ sở, chủ trang trại, xí nghiệp, công ty chăn nuôi heo thuộc Hiệp hội luôn nghiêm ngặt áp dụng theo quy trình quy định của ngành thú y, nên dịch bệnh đối với đàn heo rất khó khả năng xảy ra”.
Vì thế, theo ông Đoán, vào thời điểm giá xuất chuồng ổn định, thì người chăn nuôi cũng chỉ lãi khoảng vài, ba trăm ngàn/con, nếu tham gia BH với mức phí cao như thế, thì người chăn nuôi chỉ có từ hòa đến lỗ.
Ông Lê Khắc Trung- Phó phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cho rằng: “Để thực hiện BHNN được tốt, Nhà nước cần xem xét lại vấn đề quy định trên 10% tổng đàn gia súc của một xã thì mới được hưởng BH.
“Điều này rất khó khăn, vì khi xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc ở một xã nào đó, thì phải có quyết định công bố dịch của chủ tịch UBND tỉnh, mới được BHNN chi trả. Nhưng, nếu bệnh chỉ xảy ra ở một số cá thể, trong phạm vi nhỏ, nếu không “công bố dịch”, liệu người mua BH có được nhận đền bù?”- ông Trung phân tích.
Ông Trần Minh Phúc- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký văn bản kiến nghị với Bộ Tài chính sửa đổi một số quy định về bảo hiểm. Cụ thể, xây dựng lại biểu phí heo thịt và gà vịt theo hướng tính trên chu kỳ nuôi, thì mới khuyến khích người chăn nuôi tham gia BHNN.
Vào thời điểm này, tại Đồng Nai, các đơn vị bảo hiểm đang rất tích cực đi lập danh sách… thống kê số hộ nghèo để ký hợp đồng BH. Theo một lãnh đạo của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, sở dĩ bảo hiểm chỉ nhắm đến đối tượng là hộ nghèo, vì các hộ khác không tham gia, đặc biệt, nếu ký được hợp đồng với các hộ nghèo, họ sẽ nhanh chóng thu được tiền do Nhà nước chi trả, còn các hộ nghèo cũng chỉ việc ký hợp đồng, do họ chẳng mất gì cả. Như vậy, chỉ có BH là có lợi, vì họ thu được tiền ngay.
Lý giải điều này, ông Đinh Đức Hòa- Phó Giám đốc Công ty Bảo Việt Đồng Nai chỉ cho biết: “Sắp tới, chúng tôi sẽ tập hợp những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện BHNN để báo cáo về Tổng Công ty BH”.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/87340p1c34/bao-hiem-nong-nghiep-chi-cong-ty-bao-hiem-co-loi.htm

NỘI DUNG KHÁC

Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo

9-5-2012

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo...

Thúc đẩy tiến độ xây dựng kho dự trữ lúa gạo

8-5-2012

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 164/TB-VPCP, ngày 4/5/2012 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp về tình hình xây dựng kho mua lúa gạo tạm trữ và chính sách sản xuất, tiêu thụ nông sản; trong đó nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với một số địa phương kiểm tra, khảo sát lúa hàng hoá còn tồn trữ trong dân để đề xuất việc tiếp tục mua, giữ giá lúa ổn định, có lợi cho nông dân.

Bảo hiểm nông nghiệp: Phí cao, bồi thường thấp

8-5-2012

Sau Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, hiện 21 tỉnh đang bắt tay triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN). Song trên thực tế, hoạt động này đã bộc lộ rất nhiều bất cập, đánh đố nông dân.

Philippines: Hơn 6.000 nông dân đổi đời nhờ được chia đất

8-5-2012

Hơn 6.000 nông dân nghèo từng làm thuê cho đồn điền của gia đình Tổng thống Benigno Aquino ở tỉnh Tarlac đã được chia đất sau cuộc chiến đòi quyền sở hữu đất kéo dài nhiều năm qua.

Quyết định về việc: "Công nhận Ban chấp hành Đoàn Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT"

4-5-2012

Quyết định về việc: "Công nhận Ban chấp hành Đoàn Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT"

Nông nghiệp sạch - lợi đủ đường: Hai bên đều hưởng lợi

4-5-2012

Ông Robert Meilleur (người Canada) - Cố vấn trưởng Dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” (FAPQDC), với gần 30 năm kinh nghiệm đã tình nguyện sang VN hướng dẫn nông dân thực hành SX an toàn.

Bàn tiếp về liên minh lúa gạo Việt Nam – Myanmar

4-5-2012

Là một nước có truyền thống về nghề nông, thừa hưởng các ưu đãi về tự nhiên, và đang xúc tiến quá trình cải cách kinh tế rốt ráo, Myanmar có đầy đủ tiềm năng trở thành một đối tác chiến lược của Việt Nam trong việc sản xuất lúa gạo. Trong một hình dung tiếp theo về hợp tác giữa hai nước trong việc này, chúng ta không những cần tận dụng những ưu thế trên của bạn, mà còn phải đặt nó vào chiến lược tổng thể chung của chính sách nông nghiệp nước nhà.

Việt Nam và câu chuyện cafe năm 2012

4-5-2012

Khoảng cách giá giữa abrica và robusta đã thu hút giới đầu tư cafe thế giới đổ tiền vào robusta. Việt Nam ít nhiều được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhờ sự ’đổi ngôi’ này.

Cây biến đổi gen: Đừng nóng ruột theo nhà buôn giống

4-5-2012

Đến năm 2012, cây ngô GMO tại Việt Nam đã trải qua gần 3 năm với một lần được khảo nghiệm trên diện hẹp và hai lần khảo nghiệm diện rộng tại các vùng miền sinh thái khác nhau thuộc cả miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Gỡ khó về kiểm soát sản phẩm thủy sản xuất khẩu

4-5-2012

Trước thực trạng một số Thông tư, Quyết định được ban hành sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực (1/7/2011) đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản, ngày 2/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Hội nghị bàn về biện pháp thay đổi chính sách cách tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.

250 tỷ đồng phát triển hạ tầng nông thôn miền núi phía Bắc

4-5-2012

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong năm 2012, Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững tại 15 tỉnh nghèo miền núi phía Bắc sẽ trao thầu 250 tỷ đồng. Trong đó hết quý I đã trao thầu được 19,2 tỷ đồng, đạt 8% kế hoạch năm.

ĐOÀN THANH NIÊN VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PTNNNT TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI ĐOÀN NHIỆM KỲ 2012 – 2014

4-5-2012

Ngày 09/04/2012, Đoàn Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Đoàn Viện CS-CL) long trọng tổ chức Đại hội lần thứ 2, nhiệm kỳ 2012 – 2014 nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được trên các mặt công tác Đoàn; chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn của công tác đoàn trong nhiệm kỳ 2009-2011, góp phần triển khai thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi của Viện CS-CL trong nhiệm kỳ 2012-2014.