TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp sạch - lợi đủ đường: Hai bên đều hưởng lợi

Ngày đăng: 04 | 05 | 2012

Ông Robert Meilleur (người Canada) - Cố vấn trưởng Dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” (FAPQDC), với gần 30 năm kinh nghiệm đã tình nguyện sang VN hướng dẫn nông dân thực hành SX an toàn.

Ông Robert Meilleur
Trao đổi với NNVN, ông Robert Meilleur khẳng định, nông sản sạch không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là đòi hỏi tất yếu của xã hội, hai bên (nông dân và người tiêu dùng) cùng hưởng lợi.  
Vấn đề SX an toàn, cung ứng nông sản sạch tại VN đang ngày càng trở nên bức thiết. Dự án FAPQDC đã đặt ra những mục tiêu gì, thưa ông?
Dự án FAPQDC do Canada viện trợ không hoàn lại cho VN, được thực hiện trong vòng 5 năm với tổng số tiền là 16 triệu USD. Nội dung chính, là giúp VN tăng cường vấn đề VSATTP. Người tiêu dùng được thụ hưởng là rau, trái cây, thịt heo, thịt gà. Nội dung lớn của dự án là xây dựng tài liệu hướng dẫn áp dụng thực hành SX tốt cho cả chuỗi công đoạn từ SX đến các chợ tiêu thụ.
Sau khi hoàn thiện các tài liệu kỹ thuật, chúng tôi đã tiến hành thực hiện các mô hình thí điểm ở 8 tỉnh. Các mô hình thành công sẽ là kinh nghiệm giúp địa phương mở rộng ra nhiều nơi.
Trong quá trình thực hiện, đoàn nông dân của VN cũng đã sang Canada để tham quan học tập một số mô hình về áp dụng. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ, dự án giúp cho các chủ mô hình đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường nhận thức, kỹ thuật canh tác cho nông dân và các nông hộ liên kết nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo hơn về mặt chất lượng, quy trình SX hoàn thiện.
Trong bối cảnh SX lớn theo chuỗi khép kín, an toàn từ SX đến bàn ăn còn chưa phổ biến tại VN, dự án đã có bước đi cụ thể nào để hình thành các mô hình điểm?
Trước hết, dự án đã xây dựng biểu mẫu đánh giá, biểu mẫu giám sát, thanh tra. Thông qua các mô hình thí điểm, nhà quản lý hàng tháng, hàng quý đến tận nơi kiểm soát xem nông dân áp dụng đúng không, từ đó hướng dẫn làm đúng các quy trình kỹ thuật. Song song đó, đoàn sẽ lấy mẫu thịt, rau, nước để kiểm chứng lại chất lượng thế nào.
Ví dụ trong chăn nuôi sẽ kiểm tra đầu vào là thức ăn, kim loại nặng, các chất hóc môn, vi sinh… Đến thời điểm này thì tất cả các mô hình đều thực hiện nghiêm túc việc loại trừ các chất gây hại. Ngoài ra, dự án còn có hợp phần thứ 3 là Marketing sản phẩm.
Các mô hình thí điểm sẽ được hỗ trợ quảng bá như tham gia hội chợ tết, hội chợ nông nghiệp, xây dựng thương hiệu, xây dựng bao bì nhãn mác, logo… Hiện có 4 mô hình được dự án hỗ trợ đã đạt chứng nhận VietGap và dự tính trong tháng 6, tháng 7/2012 sẽ có thêm 10 mô hình rau quả đạt VietGap; còn ngành hàng chăn nuôi đến tháng 10, tháng 11/2012 sẽ có nhiều trang trại đạt VietGap và các lò mổ đạt chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Một hợp phần quan trọng khác của dự án là nâng cao năng lực, nhận thức cho người tiêu dùng trong vấn đề VSATTP. Chúng tôi đã và đang xây dựng các chương trình truyền hình, video clip… để tuyên truyền tới người tiêu dùng về vấn đề VSATTP.
Trong các chương trình này sẽ giới thiệu về các mô hình thí điểm, giúp người dân nhận biết được các sản phẩm sạch, an toàn, VietGap, cách lựa chọn, địa điểm mua. Khi người tiêu dùng đã hiểu, thấy được tác dụng và nhận biết được sản phẩm rau, quả, thịt an toàn thì người ta sẽ có mong muốn sử dụng và sẵn sàng mua với giá cao hơn, khuyến khích phát triển.
Sau khi hình thành các mô hình điểm, dự án triển khai các bước tiếp theo thế nào để phát triển rộng ra nhiều địa phương, tỉnh thành khác tại VN?
Đến thời điểm này, dự án FAPQDC đã thực hiện được 4 năm và đang trong giai đoạn cuối. Đây là giai đoạn cuốn gói hoàn tất các hoạt động đang triển khai. Tuy nhiên, các mô hình thí điểm cũng cần biết rằng, việc đánh giá chứng nhận (VietGap) vào cuối kỳ chỉ là thời điểm ghi nhận kết quả, sự nỗ lực tham gia. Kết quả lớn nhất là trong quá trình thực hiện, là đã áp dụng được đầy đủ quy trình thực hành nông nghiệp tốt, đáp ứng được yêu cầu của VietGap đề ra về mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường…
Một nội dung quan trọng nữa mà dự án đang hướng tới là khi thí điểm thành công thì việc duy trì, mở rộng như thế nào?
Sau khi hoàn tất 5 năm triển khai, dự án sẽ tổng kết và chuyển giao tất cả các sản phẩm đã thực hiện cho các Cục, Vụ chuyên ngành liên quan để phổ biến mở rộng. Đồng thời sẽ tổ chức các hội thảo, tham quan các mô hình thành thí điểm đã thành công để các cá nhân, tổ chức, địa phương chưa thực hiện được cùng làm theo. Tất nhiên, sự nghiệp về VSATTP phải là dài hơi và đây mới chỉ là khởi đầu, chúng tôi cố gắng đưa nó trở thành một điểm sáng, làm tiền đề tiếp tục thực hiện các dự án tiếp theo.
Xin cảm ơn ông!
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/94185/Hai-ben-deu-huong-loi.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Bàn tiếp về liên minh lúa gạo Việt Nam – Myanmar

4-5-2012

Là một nước có truyền thống về nghề nông, thừa hưởng các ưu đãi về tự nhiên, và đang xúc tiến quá trình cải cách kinh tế rốt ráo, Myanmar có đầy đủ tiềm năng trở thành một đối tác chiến lược của Việt Nam trong việc sản xuất lúa gạo. Trong một hình dung tiếp theo về hợp tác giữa hai nước trong việc này, chúng ta không những cần tận dụng những ưu thế trên của bạn, mà còn phải đặt nó vào chiến lược tổng thể chung của chính sách nông nghiệp nước nhà.

Việt Nam và câu chuyện cafe năm 2012

4-5-2012

Khoảng cách giá giữa abrica và robusta đã thu hút giới đầu tư cafe thế giới đổ tiền vào robusta. Việt Nam ít nhiều được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhờ sự ’đổi ngôi’ này.

Cây biến đổi gen: Đừng nóng ruột theo nhà buôn giống

4-5-2012

Đến năm 2012, cây ngô GMO tại Việt Nam đã trải qua gần 3 năm với một lần được khảo nghiệm trên diện hẹp và hai lần khảo nghiệm diện rộng tại các vùng miền sinh thái khác nhau thuộc cả miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Gỡ khó về kiểm soát sản phẩm thủy sản xuất khẩu

4-5-2012

Trước thực trạng một số Thông tư, Quyết định được ban hành sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực (1/7/2011) đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản, ngày 2/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Hội nghị bàn về biện pháp thay đổi chính sách cách tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.

250 tỷ đồng phát triển hạ tầng nông thôn miền núi phía Bắc

4-5-2012

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong năm 2012, Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững tại 15 tỉnh nghèo miền núi phía Bắc sẽ trao thầu 250 tỷ đồng. Trong đó hết quý I đã trao thầu được 19,2 tỷ đồng, đạt 8% kế hoạch năm.

ĐOÀN THANH NIÊN VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PTNNNT TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI ĐOÀN NHIỆM KỲ 2012 – 2014

4-5-2012

Ngày 09/04/2012, Đoàn Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Đoàn Viện CS-CL) long trọng tổ chức Đại hội lần thứ 2, nhiệm kỳ 2012 – 2014 nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được trên các mặt công tác Đoàn; chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn của công tác đoàn trong nhiệm kỳ 2009-2011, góp phần triển khai thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi của Viện CS-CL trong nhiệm kỳ 2012-2014.

Vốn cho tạm trữ gạo được sử dụng như thế nào?

3-5-2012

Bộ Tài chính đã công bố dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại cho 88 doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ đông xuân nhằm vực dậy giá lúa trong nước giảm sâu.

Cây trồng biến đổi gen: Cảnh báo và thận trọng

3-5-2012

Cây trồng biến đổi gen (GMO) - vấn đề vẫn đang là chủ đề nóng tranh cãi trên thế giới. Trước một công nghệ mới, Việt Nam không thể làm ngơ. Nhưng quyết định như thế nào thì nên cân nhắc, thận trọng!.

Tín dụng ngân hàng - Đòn bẩy của nông nghiệp nông thôn

3-5-2012

Ngày 28-4, tại Cần Thơ, trong khuôn khổ Triển lãm hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường tín dụng và dịch vụ ngân hàng vùng ĐBSCL”. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Nguyễn Phong Quang và Bí thư Thành ủy Cần Thơ Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội thảo.

Cơ giới hóa ở ĐBSCL - Tháo “nút thắt cổ chai”

3-5-2012

Cơ giới hóa trong nông nghiệp, nhất là trong sản xuất lúa đã có bước tiến đáng kể trong vài năm trở lại đây. Song, ai sẽ đầu tư cho cơ giới hóa nông nghiệp: nông dân, doanh nghiệp hay trông chờ vào nguồn vốn từ Chính phủ? Thực tế đang xuất hiện nhiều “nút thắt cổ chai” cần tháo gỡ trong quá trình cơ giới hóa.

Chống nóng cho cây trồng, vật nuôi: Không được lơ là

3-5-2012

Theo nhận định của các chuyên gia nông nghiệp, đợt nắng nóng kéo dài hiện nay ở miền Bắc sẽ làm phát sinh nhiều loại sâu bệnh trên cây trồng và các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Đất đai manh mún cản trở đầu tư

3-5-2012

“Đất nông nghiệp ở VN đang bị thu hẹp, đó là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà tài trợ không mấy mặn mà khi đầu tư vào lĩnh vực này”.