TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cây trồng biến đổi gen: Cảnh báo và thận trọng

Ngày đăng: 03 | 05 | 2012

Cây trồng biến đổi gen (GMO) - vấn đề vẫn đang là chủ đề nóng tranh cãi trên thế giới. Trước một công nghệ mới, Việt Nam không thể làm ngơ. Nhưng quyết định như thế nào thì nên cân nhắc, thận trọng!.

Càng mở rộng càng tranh cãi
Cây trồng BĐG được các nước phát triển như Mỹ, và một số nước châu Ấu nghiên cứu, ứng dụng từ cuối những năm 80, và được thương mại hóa giữa các năm 90 của thế kỷ trước. Đến nay, đã có gần 30 quốc gia (phần lớn ở khu vực Bắc Mỹ, Tây Ấu) triển khai sản xuất cây trồng BĐG (CTBĐG). Cuối năm 2010, diện tích CTBĐG trên thế giới đã lên gần 150 triệu ha, trong đó các sản phẩm chủ yếu là đậu tương (chiếm 51,7%) ngô (hơn 30%), bông (hơn 9%), sau đó là cải dầu, khoai tây.
Một vài số liệu cho thấy, chỉ tính riêng năm 2011 đã có thêm 12 triệu ha được đưa vào canh tác, tăng 8% so với năm 2010, và tăng gấp 94 lần so với năm 1996 - thời điểm GMO được thương mại hóa toàn cầu.
Mặc dù công nghệ BĐG mang lại những thành tựu to lớn mang tính toàn cầu, nhưng sinh vật BĐG nói chung, cây trồng BĐG nói riêng ngay từ ban đầu cho đến nay vẫn còn những quan điểm khác nhau, những cuộc tranh cãi gay gắt, những lo sợ về khả năng rủi ro trong giới khoa học, các nhà quản lý, các chính sách, các cá nhân, tổ chức ở tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Về mặt quốc gia, có 3 nhóm những quan điểm khác nhau: Nhóm thứ nhất hoàn toàn ủng hộ GMO gồm Mỹ, Canada, Mexico, Brazin, Achentina, trugn Quốc, Ấn Độ và Australia. Nhóm thứ 2 không ủng hộ GMO chủ yếu ở châu Âu. Và nhóm thứ 3 có thái độ trung gian, chờ đợi.
Ngô biến đổi gen đang được trồng khảo nghiệm,
Ở Việt Nam, theo PGS. TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Di truyền nông nghiệp, năm 2007, Nhà nước mới có định hướng nghiên cứu, ứng dụng CTBĐG. Mấy năm qua, bước đầu chúng ta khảo nghiệm CTBĐG ở một số loại như bông, ngô, đu đủ và một vài loại cây lâm nghiệp. Riêng cây ngô đã có các công ty như Monsanto Thái Lan với ba giống ngô chuyển gen  là MON89034, NK603, và MON89034 x NK603; Công ty Syngenta Việt Nam với hai giống ngô chuyển gen là BT11 và GA21... được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép khảo nghiệm.
Tháng 7/2007, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt "Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen". Đề án tổng thể tập trung vào nhiệm vụ: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý an toàn sinh học CTBĐG, nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn sinh học...
Thận trọng không thừa
Trước tình hình trên, một số nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp Việt Nam cho rằng: Cách tiếp cận với cây trồng BĐG ở Việt Nam cần hướng theo một lộ trình phù hợp: 1. Thu nhập đầy đủ thông tin, phân tích dánh giá khách quan tác động hai mặt của cây trồng BĐG và sản phẩm của chúng để hướng tới sự đồng thuận của xã hội về việc sử dụng cây trồng BĐG và sản phẩm của cây trồng BĐG. 2. Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho các nghiên cứu cơ bản để tạo ra cây trồng BĐG tại Việt Nam trên một số đối tượng cây trồng được lựa chọn. 3. Thử nghiệm, hoặc gieo trồng trên diện rộng cây trồng BĐG của một số loài như Bông, cây lâm nghiệp, hoa cây cảnh nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học.
PGS, TS Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao cho biết, chi phí mua giống biến đổi gene đắt gấp nhiều lần giống truyền thống. Số tiền này sẽ ngày càng nhiều lên khi người nông dân lệ thuộc vào các công ty cung ứng. Nhưng nếu họ muốn quay trở lại với giống cây cũ thì không thể do môi trường sinh thái đã biến đổi, đầu tư nhiều tiền, nhiều thời gian, công sức cũng khó cải tạo được như cũ.
Theo ông Minh, điều nguy hiểm trước mắt là nếu chính sách thu mua nông sản cào bằng giữa sản phẩm từ giống truyền thống và biến đổi gene thì người trồng đương nhiên sẽ sử dụng giống biến đổi gen. "Trong 5-10 năm đầu tiên, người nông dân rất nhàn, năng suất cao, ít sâu bệnh. Nhưng cái lợi đó chỉ trong thời gian ngắn, hậu quả để lại vô cùng to lớn khi họ bị ép giá từ những công ty cung ứng xuyên quốc gia", ông Minh nói.
GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam (Bộ NN&PTNT) chia sẻ: Sinh vật biến đổi gen (Theo định nghĩa của Nghị định Cartagena) là sinh vật mà vật liệu di truyền của nó được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người, nó mang một tổ hợp nguyên liệu di truyền mới tạo ra nhờ sử dụng các kỹ thuật phân tử để đưa gen mới vào bộ gen của sinh vật, tạo ra một dạng chưa hề tồn tại trong tự nhiên. Thuật ngữ quốc tế gọi là GMO (Genetically Modified Organism). Sinh vật GMO trong cây trồng gọi là Cây trồng biến đổi gen (GMC). Thực phẩm được tạo ra từ các sinh vật biến đổi gen hay có chứa thành tố của chúng được gọi là Thực phẩm biến đổi gen.
Trên nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo: các hãng cung cấp giống BĐG đem  những hạt giống biến đổi gen này đi đăng ký để giữ chủ quyền. Việc hợp thức hóa việc làm này là một việc kinh khủng vì từ nay về sau, họ sẽ làm chủ và toàn quyền kiểm soát sinh vật, thực vật và sự sống trên quả địa cầu qua sự ghép gen và phối giống của họ. Đặc biệt, các hãng này còn có thể tạo ra giống có gen vô sinh. Hạt giống này sau khi cho ra hạt, chúng sẽ không thể trồng lại cho vụ mùa tới. Chúng là giống đã bị triệt sản: chỉ trồng được 1 lần thôi. Nếu phấn của chúng bay qua và phối hợp với giống khác, giống đó cũng sẽ mang gen vô sinh.
Không chỉ là lợi đồn, chính ông Lê Huy Hàm cũng cho biết: Hiện các giống cây trồng biến đối gen chỉ trồng được đến 2 hoặc 3 vụ là cùng. Sau đó, nếu tiếp tục trồng cây sẽ cho năng suất thấp, không giữ được các tính trạng như ban đầu. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu khi Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ BĐG thì Việt Nam có nên ứng dụng, thậm chí trồng đại trà khi chúng ta đang phụ thuộc giống hoàn toàn vào phía bạn? Monsanto có ý gì khi từng nói "Ai làm chủ hạt giống sẽ làm chủ thực phẩm, ai làm chủ đuợc thực phẩm sẽ làm chủ thế giới.
Theo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam

Nguồn: http://vef.vn/2012-05-01-cay-trong-bien-doi-gen-canh-bao-va-than-trong

NỘI DUNG KHÁC

Tín dụng ngân hàng - Đòn bẩy của nông nghiệp nông thôn

3-5-2012

Ngày 28-4, tại Cần Thơ, trong khuôn khổ Triển lãm hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường tín dụng và dịch vụ ngân hàng vùng ĐBSCL”. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Nguyễn Phong Quang và Bí thư Thành ủy Cần Thơ Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội thảo.

Cơ giới hóa ở ĐBSCL - Tháo “nút thắt cổ chai”

3-5-2012

Cơ giới hóa trong nông nghiệp, nhất là trong sản xuất lúa đã có bước tiến đáng kể trong vài năm trở lại đây. Song, ai sẽ đầu tư cho cơ giới hóa nông nghiệp: nông dân, doanh nghiệp hay trông chờ vào nguồn vốn từ Chính phủ? Thực tế đang xuất hiện nhiều “nút thắt cổ chai” cần tháo gỡ trong quá trình cơ giới hóa.

Chống nóng cho cây trồng, vật nuôi: Không được lơ là

3-5-2012

Theo nhận định của các chuyên gia nông nghiệp, đợt nắng nóng kéo dài hiện nay ở miền Bắc sẽ làm phát sinh nhiều loại sâu bệnh trên cây trồng và các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Đất đai manh mún cản trở đầu tư

3-5-2012

“Đất nông nghiệp ở VN đang bị thu hẹp, đó là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà tài trợ không mấy mặn mà khi đầu tư vào lĩnh vực này”.

Vốn FDI ít vào nông nghiệp: Chính ta hại ta?

3-5-2012

ĐBSCL được coi là vùng đất đầy tiềm năng, thuận lợi cho thu hút vốn FDI, nhưng thực tế hiện nay dòng vốn FDI tại khu vực này gần như là con số 0. Nghịch lý này quả thực rất đáng báo động.

Xây dựng lúa gạo thành sản phẩm quốc gia

3-5-2012

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012, trong đó “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” được ưu tiên hàng đầu.

Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra

3-5-2012

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh mới đây yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long, cơ quan liên quan kịp thời nắm tình hình, có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra.

Không làm nông nghiệp vì "túi vẫn thủng"

3-5-2012

Với vị thế của nông nghiệp, Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển bền vững nếu tạo được cơ chế phù hợp. Đó là những chia sẻ của GS.VS Trần Đình Long.

TS Lê Văn Bảnh: Cần công bằng lợi ích trong chuỗi giá trị hạt gạo

27-4-2012

Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng từ nhiều năm nay xuất khẩu gạo của nước ta luôn bấp bênh, phụ thuộc vào thị trường thế giới. Sản xuất lúa luôn chịu nhiều rủi ro, thiếu ổn định và người nông dân trực tiếp sản xuất luôn chịu nhiều thiệt thòi. Phóng viên Hànộimới đã trao đổi với TS Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - về vấn đề này.

Đền bù đất đai không đúng “tiền tươi thóc thật”

27-4-2012

Luật sư Lê Đức Tiết - phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của MTTQ VN - cho biết như vậy khi được hỏi về nguyên nhân của các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai.

Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

27-4-2012

Ngày 24/4, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark). Đúng, sai về vụ cưỡng chế này xin để các cơ quan pháp luật phán xét, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin bàn đến góc nhìn khác, đó là sinh kế người dân mất đất.

Lạ kỳ giá lúa tạm trữ

25-4-2012

Tính đến nay, 89 doanh nghiệp được Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (15/3-30/4) với mục đích khống chế không cho giá xuống thấp, đảm bảo cho nông dân có lãi 30% cơ bản đã hoàn thành.