TIN TỨC-SỰ KIỆN

Vốn FDI ít vào nông nghiệp: Chính ta hại ta?

Ngày đăng: 03 | 05 | 2012

ĐBSCL được coi là vùng đất đầy tiềm năng, thuận lợi cho thu hút vốn FDI, nhưng thực tế hiện nay dòng vốn FDI tại khu vực này gần như là con số 0. Nghịch lý này quả thực rất đáng báo động.

1- GS-TS Võ Tòng Xuân, khẳng định: "Vốn nằm trong các thành phần kinh tế rất lớn. Chỉ vì quan niệm chúng ta quá ưu ái cho thành phần kinh tế quốc doanh nên các thành phần kinh tế còn lại, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, ngần ngại đầu tư". Ví dụ đơn giản, chương trình xây dựng 4 triệu tấn kho chứa lúa, rồi ưu đãi vốn cho các doanh nghiệp mua gạo tạm trữ… đều phần lớn rơi vào các doanh nghiệp quốc doanh.
Thu hoạch lúa bằng máy ở ĐBSCL - khu vực được coi là cơ giới hoá nông nghiệp tốt nhất hiện nay của cả nước.
Theo ông Xuân, từ hơn 10 năm qua, Thái Lan đã làm rất tốt việc huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Ông kể: "Biết người Thái Lan thích sử dụng nước chanh trong ăn uống, các nhà lãnh đạo đã liên hệ các nhà khoa học, tìm ra công nghệ nước chanh đóng chai. Sau đó, họ chi tiền để sản xuất thử nghiệm. Các nhà đầu tư nhận thấy hiệu quả, bỏ vốn làm ngay".
Theo ông, Chính phủ Thái Lan không thu một đồng nào khi chuyển giao những công nghệ phục vụ phát triển nông thôn, nông nghiệp. Và những dịch vụ, nhà máy, xí nghiệp mới… họ đều thu hút theo cách ấy. Chính phủ cấp kinh phí nghiên cứu, sản xuất thử, ai thấy hiệu quả cứ đầu tư. Còn Việt Nam? Trách sao vùng ĐBSCL cứ than khát vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp.
2- "Cứ bốc thử một nắm gạo xuất khẩu, chúng ta "thấy" gì? Hàm lượng chất xám trong nắm gạo ấy rất ít"- đó là dẫn chứng mà ông Xuân muốn đề cập đến vấn đề: Nông dân vẫn chưa mạnh dạn áp dụng quy trình sản xuất khoa học, kỹ thuật cao. Phải thay đổi tư duy. Bởi như ông Xuân kể, có nông dân đã nói thẳng với ông: "Nhà khoa học các anh nói hay lắm, nhưng có gì mấy anh còn đồng lương. Cứ như chúng tôi, nghe theo lời các anh mà sản xuất, rủi 4- 5 tháng tới thất bát lấy gì ăn?".
Bên cạnh việc phải áp dụng quy trình sản xuất mới, hiện đại hoá nông nghiệp, ông Xuân cho rằng, phải tập hợp cho được các nông dân ngồi lại để bắt tay sản xuất hàng hoá theo số lượng lớn, chất lượng đồng đều. "Nông dân cả nước cũng như tại ĐBSCL không thể tiếp tục làm ăn cá thể được"- ông nói. Có thế, hy vọng các nhà đầu tư nước ngoài mới để mắt đến những vùng nguyên liệu dồi dào, trù phú và chất lượng đồng đều.
3- Tiến sĩ Võ Hùng Dũng - Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ cho rằng, nếu không hiểu thị trường thì làm sao sản xuất được những gì thị trường cần, nhà máy chế biến cần để đảm bảo lợi nhuận. Và trong điều kiện đất đai hạn hẹp, vốn ít thì chạy theo phong trào không khéo trở thành những quyết định đầu tư lãng phí, kém hiệu qủa. Tư duy của nông dân, theo ông Dũng: "Họ chỉ lo sản xuất theo cách của mình và nghĩ rằng tiêu thụ là chuyện của Nhà nước".
“Cứ bốc thử một nắm gạo xuất khẩu, chúng ta “thấy” gì? Hàm lượng chất xám trong nắm gạo ấy rất ít”. - GS.TS Võ Tòng Xuân
Sao không thử đặt câu hỏi: Các nhà đầu tư nước ngoài ngó lơ với vựa lúa, túi cá ĐBSCL, phải chăng đó là hệ qủa của việc phun thuốc trừ sâu ào ạt vào những trái ổi, trái cam, sử dụng thuốc bừa bãi trên tôm, cá? Chính những miếng thịt có đóng dấu kiểm dịch đỏ au nhưng người tiêu dùng vẫn không mấy tin tưởng vào sự sâu sát của người kiểm dịch. Khi mà những thông tin về chuyện thịt heo có thuốc tăng trọng vẫn được đưa đi tiêu thụ, bò bệnh vẫn lén lút mổ… đầy rẫy ở thời hội nhập- cả về thông tin, thì người dân e ngại hàng hóa trong nước cũng là điều dễ hiểu.
Và một nền nông nghiệp với những sản phẩm của nó vẫn đánh đố người tiêu dùng trong nước về chất lượng, quy mô sản xuất thì nhỏ lẻ, âu cũng là điều hợp lý khi vốn FDI quá thấp…
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/86149p1c25/von-fdi-it-vao-nong-nghiep-chinh-ta-hai-ta.htm

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng lúa gạo thành sản phẩm quốc gia

3-5-2012

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012, trong đó “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” được ưu tiên hàng đầu.

Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra

3-5-2012

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh mới đây yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long, cơ quan liên quan kịp thời nắm tình hình, có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra.

Không làm nông nghiệp vì "túi vẫn thủng"

3-5-2012

Với vị thế của nông nghiệp, Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển bền vững nếu tạo được cơ chế phù hợp. Đó là những chia sẻ của GS.VS Trần Đình Long.

TS Lê Văn Bảnh: Cần công bằng lợi ích trong chuỗi giá trị hạt gạo

27-4-2012

Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng từ nhiều năm nay xuất khẩu gạo của nước ta luôn bấp bênh, phụ thuộc vào thị trường thế giới. Sản xuất lúa luôn chịu nhiều rủi ro, thiếu ổn định và người nông dân trực tiếp sản xuất luôn chịu nhiều thiệt thòi. Phóng viên Hànộimới đã trao đổi với TS Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - về vấn đề này.

Đền bù đất đai không đúng “tiền tươi thóc thật”

27-4-2012

Luật sư Lê Đức Tiết - phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của MTTQ VN - cho biết như vậy khi được hỏi về nguyên nhân của các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai.

Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

27-4-2012

Ngày 24/4, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark). Đúng, sai về vụ cưỡng chế này xin để các cơ quan pháp luật phán xét, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin bàn đến góc nhìn khác, đó là sinh kế người dân mất đất.

Lạ kỳ giá lúa tạm trữ

25-4-2012

Tính đến nay, 89 doanh nghiệp được Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (15/3-30/4) với mục đích khống chế không cho giá xuống thấp, đảm bảo cho nông dân có lãi 30% cơ bản đã hoàn thành.

Phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt

25-4-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng hiện đại hóa, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới

25-4-2012

Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, từ các góc cạnh khác nhau, đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này là bài học cho Việt Nam.

Lao động nông thôn lay lắt vì thất nghiệp

25-4-2012

Những làng nghề từng thu hút 4.000-5.000 lao động tứ xứ giờ hoạt động cầm chừng, những làng quê rộn rã về nghề gạch ngói, nung vôi giờ lao động ngồi chơi... Hệ lụy của nó là cuộc sống của người nông dân càng thêm khó khăn.

Đề nghị 492 tỷ đồng chống hạn, mặn vụ Đông Xuân

25-4-2012

Ngày 24/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ xét, hỗ trợ kinh phí nạo vét kênh dẫn, cửa lấy nước, tiền điện, xăng dầu bơm nước tưới phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân 2011-2012.

Chăm sóc cây cà phê mùa mưa

24-4-2012

Năm nay mùa mưa đến sớm hơn mọi năm, một số tỉnh cao nguyên đã có vài trận mưa. Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước, thể tích.