TIN TỨC-SỰ KIỆN

Lao động nông thôn lay lắt vì thất nghiệp

Ngày đăng: 25 | 04 | 2012

Những làng nghề từng thu hút 4.000-5.000 lao động tứ xứ giờ hoạt động cầm chừng, những làng quê rộn rã về nghề gạch ngói, nung vôi giờ lao động ngồi chơi... Hệ lụy của nó là cuộc sống của người nông dân càng thêm khó khăn.

Làng gỗ ảm đạm
Làng gỗ Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh) bao đời nay vẫn nức tiếng là một làng nghề thủ công mỹ nghệ đạt hiệu quả cao nhất cả về chất và lượng sản xuất đồ gỗ trên toàn miền Bắc. Các dòng sản phẩm gỗ nơi đây không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu đi Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản… Những tháng sản xuất cao điểm, làng thu hút từ 4.000-5.000 lao động tứ xứ tới làm thuê. Vậy mà giờ đây, không khí trong làng ngày ngày khá yên ắng…
Không khí ảm đạm và vắng vẻ với nhiều cửa hàng đồ gỗ đóng cửa ở làng gỗ Đồng Kỵ.
Vòng quanh làng Đồng Kỵ, đâu cũng thấy cảnh đồ gỗ bày la liệt trong các showroom mà không một bóng người mua. “Ế ẩm lắm. Trước kia phía Trung Quốc tiêu thụ hàng đến hơn 80% nhưng mấy tháng nay đã ngừng hẳn. Hầu hết các doanh nghiệp giảm đến 60% lượng hàng so với cùng kỳ năm ngoái”- anh Vũ Văn Minh - chủ một xưởng sản xuất đồ gỗ tại Đồng Kỵ cho hay. Xưởng đồ gỗ anh Minh trước đây thuê khoảng hơn 20 công nhân thì giờ chỉ còn giữ 2-5 người làm cầm cự. Thợ chuyên nghiệp trong làng đã vãn đi một nửa.
Ngoài thợ chuyên nghiệp, làng Đồng Kỵ bình thường thu hút 400-500 lao động tới từ Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương… làm công nhật. Chị Nguyễn Thị Vân là người may mắn có việc làm (đánh giấy ráp) công nhật chia sẻ: “Xưởng tôi làm trước đây thường có 5 người làm đánh giấy ráp. Nhưng từ mấy tuần nay, ông chủ chỉ thuê một mình tôi thôi. Đánh ráp nốt cái ghế này, tôi cũng về đây. Chủ có trả đủ 1 ngày công đâu”. Những lao động khác không có việc làm đành giết thời gian bằng những ván bài, hay túm tụm ngồi chơi.
Nửa làng ngồi chơi
Tình cảnh tương tự đang diễn ra ở các xã Hương Vĩ (Yên Thế, Bắc Giang) nơi gần 500 lò nung vôi đang trong cảnh tắt lửa, rỗng lò. Nguyên do là than tăng giá gấp đôi, gấp 3, giờ lên tới hơn 2 triệu đồng/xe nhưng không phải lúc nào cũng đủ than mua. Cùng với than, đá sản xuất để nung vôi cũng có giá mới. Trong khi đó, vôi làm ra không tăng được giá, và cũng không bán được do tốc độ xây dựng chững lại. Đồng vốn xoay vòng khó khăn, nhiều chủ lò đành đóng cửa.
Ông Lã Duy Khoa - Phó Chủ tịch UBND xã Hương Vĩ cho biết: “Cả xã có 7 làng làm nghề nung vôi với hơn 500 đầu lò, trước đây giải quyết việc làm cho hơn 1.500 nhân công trong xã và khoảng 200-300 lao động các xã lân cận. Giờ hơn 250 lò vôi đã đóng cửa, kéo theo gần 1.000 lao động thất nghiệp”.
Theo Sở LĐTBXH Hà Nội, từ cuối năm 2011 tới đầu năm 2012, số lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tăng bất thường: Năm 2011 có 16.000 người đăng ký thất nghiệp; đầu năm 2012, con số đăng ký đã lên tới 8.000 người. Trong đó, từ cuối năm 2011 có doanh nghiệp có cả ngàn lao động đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp như Công ty Dệt 8.3 (có hơn 1.000 lao động), Công ty Hanosimex có khoảng 2.000 - 3.000 lao động...
Ông Nguyễn Xuân Thanh - chủ lò vôi ở thôn Rừng ngao ngán nói: “Theo giá nguyên liệu hiện nay, một lò vôi bán thu về chỉ hòa vốn. Giờ ít việc, nhà tôi tự đóng gạch từ khối lượng xỉ thải để vớt lại mấy trăm ngàn tiền lãi nên không dám thuê nhân công”. Đứng chơi đầu làng, chị Nguyễn Thị Hương (thôn Rừng) thở dài: “Trước đây đều việc, thu nhập của một thợ lò đạt từ 3 – 4 triệu đồng/tháng, đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Mấy ai biết nghề này cũng có lúc lao đao. Cả tuần nay, tôi chỉ có 3 buổi có việc. Mấy người làm cùng tôi nghỉ cả tháng nay rồi”.
Cảnh thất nghiệp còn rõ ràng hơn khi cả trăm lao động làm thuê từ các xã Đồng Kỳ, Hồng Kỳ, Đồng Lạc vẫn đổ về ngồi chật hai bên đường trung tâm thị trấn Bố Hạ (huyện Yên Thế). Những người thợ lò ấy vốn đã quen từ lâu với việc thức dậy từ hơn 3 giờ sáng chuẩn bị đạp xe đi 10-20km sao cho kịp đến chợ lao động Bố Hạ “họp” trước 5 giờ. Ai cũng mang một tâm lý đi sớm để chọn chỗ ngồi đẹp, hy vọng may mắn sẽ được các chủ lò để mắt tới. Hy vọng để rồi thất vọng vì nào có ai thuê...
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/85506p1c34/lao-dong-nong-thon-lay-lat-vi-that-nghiep.htm

NỘI DUNG KHÁC

Đề nghị 492 tỷ đồng chống hạn, mặn vụ Đông Xuân

25-4-2012

Ngày 24/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ xét, hỗ trợ kinh phí nạo vét kênh dẫn, cửa lấy nước, tiền điện, xăng dầu bơm nước tưới phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân 2011-2012.

Chăm sóc cây cà phê mùa mưa

24-4-2012

Năm nay mùa mưa đến sớm hơn mọi năm, một số tỉnh cao nguyên đã có vài trận mưa. Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước, thể tích.

Xuất khẩu nông sản: Tập trung sản xuất 4 mặt hàng chủ lực

24-4-2012

Lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản sẽ là 4 mặt hàng chủ lực được nước ta tập trung sản xuất trong thời gian tới. Điều này được xác định rõ trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp do Bộ NNPTNT xây dựng.

Liên minh lúa gạo Việt Nam – Myanmar, tại sao không?

23-4-2012

Hàng loạt cuộc cải cách kinh tế gần đây ở Myanmar như: sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, luật công ty, chính thức áp dụng chính sách thả nổi có kiểm soát đồng nội tệ, giảm dần cơ chế quản lý xin cho trong xuất nhập khẩu… khiến nước này trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế.

Kiến nghị hỗ trợ lãi suất tín dụng cho nông dân

23-4-2012

Chiều 20-4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2012.

Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và vấn đề đặt ra

23-4-2012

Thời gian qua, nước ta đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án đẩy mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Kinh tế trang trại - một mô hình phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp

23-4-2012

Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR

23-4-2012

Hàng triệu lao động, đóng góp cả chục tỷ USD xuất khẩu mà đến khi khó khăn phá sản kêu không thấu, chẳng qua là tại nông dân không biết PR?

Đầu tư công cho tam nông: Vốn lớn, hiệu quả thấp

20-4-2012

Dù đầu tư công cho lĩnh vực tam nông thời gian qua rất lớn, nhưng nhiều địa phương không biết lồng ghép các chương trình với nhau nên kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng.

Bộ NNPTNT phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt

20-4-2012

Đề án trên được phê duyệt với quan điểm tái cơ cấu ngành trồng trọt phải theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng và bền vững,... bởi sản xuất trồng trọt có tầm quan trọng đặc biệt, trực tiếp đóng góp cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

Nông dân lãi hay không: Lụy thương lái!

19-4-2012

Nghịch lý: Nói dân có lãi nhưng dân than lỗ, doanh nghiệp thì được lợi phần lãi suất vay 0% còn thương lái thì tự định đoạt giá cả.

Đầu tư cho tam nông: Chưa hiệu quả, thiếu bền vững

19-4-2012

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân sáng 18-4 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đề nghị tăng gấp đôi đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần huy động thêm nguồn lực xã hội, không thể chỉ trông chờ ngân sách.