TIN TỨC-SỰ KIỆN

Liên minh lúa gạo Việt Nam – Myanmar, tại sao không?

Ngày đăng: 23 | 04 | 2012

Hàng loạt cuộc cải cách kinh tế gần đây ở Myanmar như: sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, luật công ty, chính thức áp dụng chính sách thả nổi có kiểm soát đồng nội tệ, giảm dần cơ chế quản lý xin cho trong xuất nhập khẩu… khiến nước này trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế.

Hiện nay, Myanmar vẫn là một nước lấy nông nghiệp làm nền tảng để phát triển các ngành kinh tế khác.
Trong lĩnh vực chính trị, sau cuộc bỏ phiếu bầu cử quốc hội bổ sung ngày 1.4 vừa qua, nhiều nước phương Tây cũng đang dần dần gỡ bỏ các rào cản cấm vận, tạo tiền đề cho Myanmar hội nhập quốc tế toàn diện. Sự khởi sắc của nền kinh tế Myanmar – “mảnh đất màu mỡ cuối cùng của châu Á” – sẽ có ý nghĩa gì với nền kinh tế các nước láng giềng, đặc biệt là đối với Việt Nam?
Có người cho rằng nếu quá trình cải cách tiếp tục phát triển thuận lợi, Myanmar có nhiều khả năng trở thành đối thủ mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo ở tương lai không xa. Không giống các nước khác trong khu vực hay bị thiên tai tàn phá, điều kiện thiên nhiên ở Myanmar rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đất nước này có 19,39 triệu hecta đất nông nghiệp màu mỡ, có thể trồng hơn 60 loại cây nông nghiệp khác nhau.
Trong thập niên 1950 – 1960, Myanmar từng là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu châu Á. Chỉ sau những bất ổn chính trị – xã hội, nền kinh tế suy thoái trong một thời gian dài, đất nước rơi vào cảnh nghèo nàn, trì trệ, ngành sản xuất lúa gạo mới trở nên tụt hậu. Hiện nay, Myanmar vẫn là một nước lấy nông nghiệp làm nền tảng để phát triển các ngành kinh tế khác. Chính phủ mới đang tiến hành nhiều chính sách để thúc đẩy lĩnh vực này. Chẳng hạn như các đơn vị xuất khẩu gạo được hỗ trợ bằng cách giảm thuế để hướng tới mục tiêu tăng sản lượng gạo xuất khẩu lên 20%, đạt 1 triệu tấn trong năm 2012 – 2013.
Như vậy, với nhiều khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh, liệu Việt Nam có nên tiên phong hỗ trợ Myanmar trong lĩnh vực lúa gạo, nhất là trong các hợp tác về cải tiến năng suất giống lúa, địa hạt mà Việt Nam có thế mạnh hay không? Câu trả lời chắc chắn là có, mà không những thế: phải làm ngay.
Thứ nhất, nếu Việt Nam không tiên phong, thì chắc chắn sẽ có nước khác nhảy vào. Đừng quên rằng một láng giềng khác của Myanmar là Thái Lan cũng là cường quốc xuất khẩu gạo, thậm chí còn đứng trên nước ta một bậc.
Thứ hai, lúa gạo Myanmar sẽ là nguồn đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam trong tương lai. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, khi nước biển dâng, phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập mặn, vựa lúa lớn nhất của cả nước sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng, thậm chí chất lượng. Khi đó, trên cơ sở mối quan hệ gắn kết giữa hai nước và những tương đồng về tập quán nông nghiệp, sản xuất lương thực, Việt Nam có thể dựa vào Myanmar trong việc nhập khẩu lúa gạo với những ưu đãi và cách tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn cung khác.
Cuối cùng, với mục tiêu “nông nghiệp Việt Nam phải hướng đến sự phát triển bền vững hơn, lấy chất lượng để thay số lượng” và cách thức thực hiện “giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên như đất, nước, vật tư, giá rẻ... chuyển sang tăng cường chất xám, năng lực quản lý của cán bộ nông nghiệp” như khuyến nghị của TS Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, thì việc “chuyển giao công nghệ – kỹ thuật” theo xu hướng chiều dọc cho những đối tác ở tầm phát triển giản đơn hơn thể hiện một tư duy dài hạn.
“Trâu chậm uống nước đục”. Liên minh lúa gạo Việt Nam – Myanmar không còn là câu hỏi nên hay không, mà là hình thức ra sao, và xúc tiến nhanh như thế nào.
Thông qua việc sàng lọc, thử nghiệm, trao đổi công nghệ, giống lúa, kinh nghiệm với Myanmar, Việt Nam có thể nâng tầm chất lượng lúa gạo của mình, quảng bá thương hiệu hạt lúa Việt, tạo việc làm, phân công lao động, cũng như sắp xếp lại những phân khúc thị trường mà cả hai bên tận dụng được lợi thế cạnh tranh một cách hiệu quả nhất. Việc hỗ trợ này, xét về dài hạn không những đạt được nhiều lợi ích hơn là canh cánh nỗi lo bị cạnh tranh bởi Myanmar, mà còn góp phần nâng tầm quan hệ chiến lược hai nước, tăng cường lòng tin, tạo động lực cho việc hợp tác, trao đổi trong các lĩnh vực khác.
Theo Sài Gòn Tiếp thị

Nguồn:http://sgtt.vn/Kinh-te/163170/Lien-minh-lua-gao-Viet-Nam-%E2%80%93-Myanmar-tai-sao-khong.html

NỘI DUNG KHÁC

Kiến nghị hỗ trợ lãi suất tín dụng cho nông dân

23-4-2012

Chiều 20-4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2012.

Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và vấn đề đặt ra

23-4-2012

Thời gian qua, nước ta đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án đẩy mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Kinh tế trang trại - một mô hình phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp

23-4-2012

Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR

23-4-2012

Hàng triệu lao động, đóng góp cả chục tỷ USD xuất khẩu mà đến khi khó khăn phá sản kêu không thấu, chẳng qua là tại nông dân không biết PR?

Đầu tư công cho tam nông: Vốn lớn, hiệu quả thấp

20-4-2012

Dù đầu tư công cho lĩnh vực tam nông thời gian qua rất lớn, nhưng nhiều địa phương không biết lồng ghép các chương trình với nhau nên kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng.

Bộ NNPTNT phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt

20-4-2012

Đề án trên được phê duyệt với quan điểm tái cơ cấu ngành trồng trọt phải theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng và bền vững,... bởi sản xuất trồng trọt có tầm quan trọng đặc biệt, trực tiếp đóng góp cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

Nông dân lãi hay không: Lụy thương lái!

19-4-2012

Nghịch lý: Nói dân có lãi nhưng dân than lỗ, doanh nghiệp thì được lợi phần lãi suất vay 0% còn thương lái thì tự định đoạt giá cả.

Đầu tư cho tam nông: Chưa hiệu quả, thiếu bền vững

19-4-2012

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân sáng 18-4 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đề nghị tăng gấp đôi đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần huy động thêm nguồn lực xã hội, không thể chỉ trông chờ ngân sách.

Mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo: Nông dân bảo lỗ, VFA nói có lời

19-4-2012

Trong khi các chuyên gia và nông dân cho rằng, Chính phủ hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp (DN) mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo, chỉ DN và thương lái được lợi, còn nông dân trồng lúa vẫn lỗ.

Cánh đồng mẫu lớn - xu thế phát triển mới của nền nông nghiệp hiện đại

19-4-2012

Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là bước phát triển khách quan của sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long - vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn nhất nước ta. Qua thời gian triển khai CĐML, cho thấy đây là một phương thức tổ chức sản xuất triển vọng phù hợp với xu thế phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả.

Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi): Làm rõ bản chất hợp tác xã

19-4-2012

Tiếp tục phiên họp thứ 7, chiều 18/4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn: Cần cơ chế huy động nhiều nguồn lực khác nhau

19-4-2012

Sáng 18-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Trưởng đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và cho ý kiến về báo cáo này. Chiều cùng ngày, dự án Luật Hợp tác xã đã được UBTVQH xem xét, thảo luận.