TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn: Cần cơ chế huy động nhiều nguồn lực khác nhau

Ngày đăng: 19 | 04 | 2012

Sáng 18-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Trưởng đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và cho ý kiến về báo cáo này. Chiều cùng ngày, dự án Luật Hợp tác xã đã được UBTVQH xem xét, thảo luận.

Bất cập trong chính sách đất nông nghiệp
Bản báo cáo giám sát khẳng định, đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần vào phát triển kinh tế của đất nước. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ngày càng được tăng cường và hoàn thiện, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng hiện đại; từng bước giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội ngày càng tốt hơn… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung khắc phục trong vài ba năm tới. 
Trong số những hạn chế kể trên, báo cáo nhận định, quy định khống chế hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trong Luật Đất đai đã gây khó khăn cho việc mở rộng diện tích và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Một trở ngại khác là thời hạn sử dụng đất theo luật đến nay đã gần hết nhưng chưa có chủ trương cụ thể, nên nông dân không mạnh dạn và an tâm đầu tư. 
Bên cạnh đó, quy định về công tác giải phóng mặt bằng chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước - đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai (khi thực hiện thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế) và quyền của người dân có đất bị thu hồi. 
Những bất cập được báo cáo chỉ rõ còn bao gồm nguồn lực đầu tư hạn chế, song lại vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, hiệu quả không cao, một số nơi còn xảy ra sai phạm trong quản lý đầu tư; công tác lập và thực hiện quy hoạch chưa sát thực tế; nguy cơ phát sinh nghèo và tái nghèo vẫn còn ở mức cao…
Xác định rõ thứ tự ưu tiên đầu tư
Đánh giá cao nỗ lực của đoàn giám sát về việc “phải thu thập, xử lý khối lượng thông tin khổng lồ về một vấn đề hệ trọng, ảnh hưởng đến đại bộ phận dân cư”, song Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận định, những mặt tích cực và hạn chế được chỉ ra trong báo cáo “là những đặc điểm của hoạt động đầu tư công nói chung, chưa thể hiện đặc thù của đầu tư công trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Ông Phùng Quốc Hiển đề nghị rà soát, kiểm tra lại một số số liệu thống kê mà ông cho là chưa chính xác...
Tập trung phân tích một số hạn chế, yếu kém, Chủ nhiệm UB Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng nhấn mạnh, việc đầu tư thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay vẫn có tình trạng nơi thì quá nhiều chương trình chồng chéo, chưa được lồng ghép tốt; nơi lại rất thiếu. “Thế nên mới có chuyện cái cần đầu tư thì không có, cái có lại chưa thực sự cần. Chẳng hạn như có xã rất cần giường bệnh thì lại được giao máy tính”.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị phân tích, làm sâu sắc thêm những đánh giá về chính sách giảm nghèo; chính sách nâng cao mặt bằng dân trí ở nông thôn; các vấn đề đất đai ở nông thôn… Bà Mai nêu quan điểm: “Nhóm cận nghèo rất đông là đặc điểm của dân cư nông thôn Việt Nam. Nhà nước cần có thêm những chương trình hướng đến nhóm đối tượng này để họ thực sự thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, có một vấn đề rất quan trọng chưa được đánh giá, đó là năng lực, hiệu quả quản lý của chính quyền nông thôn. Đầu tư rất lớn mà quản lý không tốt thì không có tác dụng”.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở: “Giám sát xong, chúng ta phải có hướng giải quyết cụ thể cho những vấn đề đã nêu như thế nào để không bị coi là chuyện biết rồi nói mãi”.
Trong số các kiến nghị cụ thể của đoàn giám sát, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhận định: “Đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đúng là chưa đủ so với yêu cầu, nhưng đã chiếm một tỷ lệ rất lớn trong ngân sách rồi, khó mà đẩy thêm lên được nữa. Cho nên vấn đề then chốt là phải có chính sách huy động nhiều nguồn lực khác từ các thành phần kinh tế, từ nhân dân… cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Chủ tịch QH đặc biệt lưu ý đến cơ cấu đầu tư cũng như thứ tự ưu tiên đầu tư, không thể xếp cả 19 tiêu chí theo hàng ngang mà rải vốn; cần phải xếp hàng dọc, cái nào bức thiết hơn làm trước. 
Không cào bằng hỗ trợ cho mọi loại hình hợp tác xã
Bản chất của hợp tác xã (HTX) là một trong những vấn đề được nhiều thành viên UBTVQH đặc biệt quan tâm. Cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự luật có cùng quan điểm quy định HTX là một tổ chức kinh tế tập thể tự chủ, bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu chung, vì HTX là do các thành viên cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện hợp tác với nhau về tư liệu sản xuất, sức lao động… Cho ý kiến về dự thảo luật, Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị không cào bằng sự hỗ trợ của Nhà nước với mọi loại hình HTX, cụ thể là nghiên cứu quy định chính sách ưu đãi thuế theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của HTX. Nên tập trung hướng đến hỗ trợ các HTX nông nghiệp do các hộ gia đình tập hợp lại. Nhiều HTX loại này có lãi, nhưng rất thấp, cho thấy đời sống của bà con xã viên rất vất vả. Quy định như vậy cũng sẽ tránh được việc lợi dụng danh nghĩa HTX, trá hình HTX để hưởng chính sách ưu đãi.
 
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/4/33720.html

NỘI DUNG KHÁC

Chính sách tiêu thụ đường: Sắp hết vụ, vẫn chưa thấy quyết

17-4-2012

Hiệp hội mía đường Việt Nam ngán ngẩm phản ánh, vụ mía 2011 – 2012, trong khi nhiều DN mía đường trong nước loay hoay tìm lối thoát khỏi cơn bĩ cực, thì chính sách cho giá mía đường dù đã bàn nát nước từ cuối năm 2011, nhưng tới giờ vụ ép sắp hết, vẫn chưa thấy quyết.

Thu mua tạm trữ lúa gạo ở ĐBSCL: Lợi ích có thực sự đến với nông dân?

17-4-2012

Chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo vô tình tạo thêm cơ hội cho một số nhóm người trục lợi trên thành quả khó nhọc của người nông dân.

VASEP kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản

17-4-2012

Ngày 12/4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tháo gỡ một số biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu.

Tín dụng nông nghiệp nông thôn là ưu tiên hàng đầu

17-4-2012

Theo Ngân hàng Nhà nước, cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là khôi phục lại hoạt động sản xuất ở các vùng vừa bị thiên tai, bão lụt là ưu tiên hàng đầu của ngành ngân hàng trong bốn ưu tiên cho vay trong năm 2012.

Quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ: Cần gắn với thị trường tiêu thụ

17-4-2012

Tại Hội nghị quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ và đẩy mạnh ứng dụng GAP trong sản xuất do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức mới đây, bên cạnh việc mổ xẻ những bất cập của ngành, nhiều chuyên gia cho rằng, vùng cây ăn trái tập trung sẽ không thể phát triển bền vững nếu không gắn quy hoạch với thị trường.

Bộ ngành cãi nhau: nông dân lãnh đủ

16-4-2012

Nhưng không hiếm khi có chuyện gây bức xúc hay thiệt hại lớn cho người dân thì các tranh cãi như thế lại diễn ra. Những lúc đó, bộ ngành nào cũng có cơ sở, ai cũng có đủ lý do để cho mình đúng.

23.000 hộ tham gia bảo hiểm nông nghiệp

16-4-2012

Tin từ Bộ NNPTNT cho biết, trong số 21 tỉnh, thành được thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay mới có 2 tỉnh tỉnh ký hợp đồng với các hộ nông dân là Nghệ An và Đồng Tháp.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank): Cho vay nông nghiệp, nông thôn với nhiều thủ tục ưu đãi

16-4-2012

Là một trong những ngân hàng có tổng số dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng lớn, trong năm 2012 này, LienVietPostBank khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các chương trình cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

16-4-2012

Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, tăng hiệu quả cấp nước cho sản xuất và đời sống; chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu là mục tiêu lớn của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn cả nước vẫn còn nhiều bất cập.

Kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Cần sự vào cuộc của toàn xã hội

16-4-2012

Thời gian qua, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã khiến dư luận hết sức lo lắng, giải pháp nào để xử lý tận gốc rễ thực trạng này để người dân có thể yên tâm? Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Nông nghiệp chính là “miền đất” hấp dẫn để đầu tư

16-4-2012

Đầu tư cho nông nghiệp trong thời gian qua đã giảm sút mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư vào nông nghiệp lại đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Ông Võ Trí Thành- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Coi nhẹ nông nghiệp là tự sát

16-4-2012

“An ninh lương thực và dinh dưỡng là nền tảng của cuộc sống có chất lượng.”